- Chủ đề Author
- #1
Từ trước đến nay, thông thường, người ta chỉ hay nói tới sự kiện hàng trăm các linh mục, vì thời thế, đã phải chịu chức "chui', ít ai biết rằng, đã có một giai đoạn trong lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam có nhiều Đức Giám mục cũng đã phải "chịu chức chui".
Cần minh định rõ "Chui" ở đây không có nghĩa là "chịu chức bất hợp luật", nhưng do hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ, các ngài phải âm thầm chịu chức trong các ngôi nhà nguyện tại các Tòa Giám mục, không bạn bè, người thân tham dự.
Ảnh: Ảnh xưa nhà thờ Giuse Hà nội
1. Đức cha Phêrô Maria Khuất Văn Tạo
Đức Cha Phêrô Maria Khuất Văn Tạo sinh ngày 1/1/1900 tại xã Xuân Vân, huyện Phúc Thọ, Sơn Tây, thuộc Giáo Phận Hưng Hoá; thụ phong linh mục ngày 10/6/1933. Ngày 7/5/1955, Tòa Thánh bổ nhiệm cha Khuất Văn tạo làm Giám mục hạt Đại diện Tông tòa Hải Phòng kiêm Giám quản Tông Tòa Giáo phận Bắc Ninh, nhưng không được nhà nước công nhận.
Ngày 7/2/1956, sau nhiều lần phải trì hoãn, nhất là sau khi người hỗ trợ lo mua các phẩm phục Giám mục bị bắt giữ một tháng tại Hà Nội, theo lệnh của Đức Khâm sứ phải truyền chức bằng mọi giá, Đức cha Jean-Marie Maze (Kim), Giám mục Hưng Hóa đã tấn phong giám mục cho Đức cha Khuất Văn Tạo tại nhà nguyện của của ngài, một căn phòng rộng khoảng 20 m2. Thánh lễ phong chức không có giáo dân. Tất cả có 6 người, gồm chủ tế: Đức Cha Kim (Mgr. Mazé) ; vị phụ lễ: cha Phêrô Thi (R.P. Gautier) và cha Giuse Hiểu; giúp lễ: cha Vy (R.P. Vierille) và cha Huệ vừa bổ củi vừa chờ tiếp khách ở ngoài cửa nhà nguyện.
Vì chuyện đã rồi, ngày 23/3/1956, Đức cha Tạo được ông Phạm văn Đồng ký giấy đồng ý cho về Bắc Ninh. Đức cha Tạo được coi là một trong những vị giám mục kiên quyết, không những tẩy chay mà còn cấm các linh mục dưới quyền tham gia Ủy ban Đoàn kết. (xem thêm ở đây)
Ngày 7/2/1956, sau nhiều lần phải trì hoãn, nhất là sau khi người hỗ trợ lo mua các phẩm phục Giám mục bị bắt giữ một tháng tại Hà Nội, theo lệnh của Đức Khâm sứ phải truyền chức bằng mọi giá, Đức cha Jean-Marie Maze (Kim), Giám mục Hưng Hóa đã tấn phong giám mục cho Đức cha Khuất Văn Tạo tại nhà nguyện của của ngài, một căn phòng rộng khoảng 20 m2. Thánh lễ phong chức không có giáo dân. Tất cả có 6 người, gồm chủ tế: Đức Cha Kim (Mgr. Mazé) ; vị phụ lễ: cha Phêrô Thi (R.P. Gautier) và cha Giuse Hiểu; giúp lễ: cha Vy (R.P. Vierille) và cha Huệ vừa bổ củi vừa chờ tiếp khách ở ngoài cửa nhà nguyện.
Vì chuyện đã rồi, ngày 23/3/1956, Đức cha Tạo được ông Phạm văn Đồng ký giấy đồng ý cho về Bắc Ninh. Đức cha Tạo được coi là một trong những vị giám mục kiên quyết, không những tẩy chay mà còn cấm các linh mục dưới quyền tham gia Ủy ban Đoàn kết. (xem thêm ở đây)
2. Đức cha Đa Minh Đinh Đức Trụ
Đức cha Đa Minh Maria Đinh Đức Trụ sinh ngày 15/10/1909 tại Phú Nhai; thụ phong linh mục ngày 23/5/1938. Tháng 4/1955, linh mục Đa Minh Đinh Đức Trụ được bổ nhiệm làm Giám quản hạt Tông tòa Thái Bình.
Năm năm sau, ngày 5/3/1960, cha Đa Minh Đinh Đức Trụ được bổ nhiệm làm Giám mục hiệu tòa Catapas, làm Giám mục tông tòa Giáo phận Thái Bình. Ngày 25/3/1960, linh mục Giám quản Đa Minh giả làm người đạp xích lô tới Tòa Giám mục Hà Nội để được Đức cha Giuse Trịnh Như Khuê phong chức "chui" tại nhà nguyện của Tòa Giám mục Hà Nội.
Ngài là vị chủ chăn đã dẫn dắt giáo đoàn Thái Bình qua những giai đoạn khó khăn nhất của lịch sử giáo phận. Tất cả những ai đã từng sống, gặp gỡ với ngài đều nhận thấy những đức tính cao đẹp của một vị chủ chăn nơi ngài: đạo đức, hy sinh trong cuộc sống; khôn ngoan, sáng suốt trong lãnh đạo; hiền từ, bình dân trong giao tiếp; hăng say, quên mình trong phục vụ; can đảm, cương quyết trong trách nhiệm. (Xem thêm ở đây)
Năm năm sau, ngày 5/3/1960, cha Đa Minh Đinh Đức Trụ được bổ nhiệm làm Giám mục hiệu tòa Catapas, làm Giám mục tông tòa Giáo phận Thái Bình. Ngày 25/3/1960, linh mục Giám quản Đa Minh giả làm người đạp xích lô tới Tòa Giám mục Hà Nội để được Đức cha Giuse Trịnh Như Khuê phong chức "chui" tại nhà nguyện của Tòa Giám mục Hà Nội.
Ngài là vị chủ chăn đã dẫn dắt giáo đoàn Thái Bình qua những giai đoạn khó khăn nhất của lịch sử giáo phận. Tất cả những ai đã từng sống, gặp gỡ với ngài đều nhận thấy những đức tính cao đẹp của một vị chủ chăn nơi ngài: đạo đức, hy sinh trong cuộc sống; khôn ngoan, sáng suốt trong lãnh đạo; hiền từ, bình dân trong giao tiếp; hăng say, quên mình trong phục vụ; can đảm, cương quyết trong trách nhiệm. (Xem thêm ở đây)
Đức cha Đa Minh Đinh Đức Trụ. Ảnh: vi.wikipedia.org
3. Đức cha Giuse Phạm Năng Tĩnh
Đức cha Giuse Phạm Năng Tĩnh sinh ngày 31/7/1917; chịu chức linh mục ngày 4/8/1945.
Ngày 5/3/1960, ngài được Tòa thánh bổ nhiệm làm Giám mục Hạt Đại diện Tông tòa Bùi Chu, hiệu tòa Berrnicia. Do hoàn cảnh, mãi tới ngày 10/11/1960, ngài mới được Đức cha Đa Minh Đinh Đức Trụ, Giám mục Hạt Đại diện Tông tòa Thái Bình phong chức chui tại Tòa Giám mục Thái Bình.
Ngày 5/3/1960, ngài được Tòa thánh bổ nhiệm làm Giám mục Hạt Đại diện Tông tòa Bùi Chu, hiệu tòa Berrnicia. Do hoàn cảnh, mãi tới ngày 10/11/1960, ngài mới được Đức cha Đa Minh Đinh Đức Trụ, Giám mục Hạt Đại diện Tông tòa Thái Bình phong chức chui tại Tòa Giám mục Thái Bình.
Đức cha Giuse Phạm Năng Tĩnh. Ảnh: vi.wikipedia.org
4. Đức cha Phêrô Nguyễn Huy Quang
Đức cha Phêrô Nguyễn Huy Quang sinh ngày 03/10/1910, tại Giáo họ Bến Thôn (nay là Giáo xứ Bến Thôn), thuộc xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội. Thụ phong linh mục ngày 30/11/1940.
Sau khi Đức cha Mazé Kim bị trục xuất về Pháp (1959), cha Phêrô Nguyễn Huy Quang được bổ nhiệm làm Giám quản Tông Tòa Hưng Hóa. Ngày 5/3/1960, Tòa Thánh bổ nhiệm ngài làm giám mục Hạt Đại diện Tông Tòa Hưng Hóa.
Ngài chỉ có thể chịu chức Giám mục "chui" do sự đặt tay của Đức cha Giuse Trịnh Như Khuê, tại nhà nguyện Tòa Giám mục, sau khi được phép chính quyền đi Hà Nội chữa mắt, ngày 23/4/1960. Dĩ nhiên, đó là lễ tấn phong không giáo dân, không tiệc tùng. (Xem thêm ở đây)
Sau khi Đức cha Mazé Kim bị trục xuất về Pháp (1959), cha Phêrô Nguyễn Huy Quang được bổ nhiệm làm Giám quản Tông Tòa Hưng Hóa. Ngày 5/3/1960, Tòa Thánh bổ nhiệm ngài làm giám mục Hạt Đại diện Tông Tòa Hưng Hóa.
Ngài chỉ có thể chịu chức Giám mục "chui" do sự đặt tay của Đức cha Giuse Trịnh Như Khuê, tại nhà nguyện Tòa Giám mục, sau khi được phép chính quyền đi Hà Nội chữa mắt, ngày 23/4/1960. Dĩ nhiên, đó là lễ tấn phong không giáo dân, không tiệc tùng. (Xem thêm ở đây)
Đức cha Phêrô Nguyễn Huy Quang. Ảnh: vi.wikipedia.org
5. Đức cha Phaolô Bùi Chu Tạo
Đức cha Phaolô Bùi Chu Tạo sinh ngày 21/1/1909, tại họ giáo Tam Châu; chịu chức linh mục ngày 13/7/1937.
Ngày 30/11/1956, Toà Thánh bổ nhiệm ngài làm Giám quản chính thức địa phận, thay thế Đức Giám mục Lê Hữu Từ đã di cư vào Nam. Ngày 25/01/1957, lễ Thánh Phaolô (quan thầy của ngài), ngài chính thức nhận chức giám quản tại Nhà thờ Chính toà Phát Diệm.
Ngày 24/01/1959, Đức Giám quản được Toà Thánh bổ nhiệm làm giám mục hiệu toà Numidia. Nhân cơ hội lên Hà Nội chữa bệnh, Đức Khâm sứ Dooley lưu ý Đức Cha Giuse Trịnh Như Khuê, Giám mục Hà Nội, nên lợi dụng cơ hội đó để phong chức giám mục cho vị chủ chăn Phát Diệm. Lễ truyền chức hết sức đơn sơ, âm thầm tại nhà nguyện Tòa Giám mục Hà Nội ngày 26/4/1959: chỉ có một chủ phong là Đức Giám mục Giuse Trịnh Như Khuê và chỉ có một thụ phong là Đức Cha Phaolô Bùi Chu Tạo, ngoài ra, không có vị giám mục nào khác tới dự lễ; hai vị gọi là phụ phong là Cố Kim, M.E.P., Giáo phận Hà Nội, và Cha già Kim, Phát Diệm.
Trở thành Giám mục của một giáo phận có truyền thống yêu nước, Đức cha Tạo bị Nhà cầm quyền chiếu cố cách đặc biệt. Ngài bị quản chế và phải dùng các thư luân lưu để đến với giáo dân. (xem thêm ở đây)
Ngày 30/11/1956, Toà Thánh bổ nhiệm ngài làm Giám quản chính thức địa phận, thay thế Đức Giám mục Lê Hữu Từ đã di cư vào Nam. Ngày 25/01/1957, lễ Thánh Phaolô (quan thầy của ngài), ngài chính thức nhận chức giám quản tại Nhà thờ Chính toà Phát Diệm.
Ngày 24/01/1959, Đức Giám quản được Toà Thánh bổ nhiệm làm giám mục hiệu toà Numidia. Nhân cơ hội lên Hà Nội chữa bệnh, Đức Khâm sứ Dooley lưu ý Đức Cha Giuse Trịnh Như Khuê, Giám mục Hà Nội, nên lợi dụng cơ hội đó để phong chức giám mục cho vị chủ chăn Phát Diệm. Lễ truyền chức hết sức đơn sơ, âm thầm tại nhà nguyện Tòa Giám mục Hà Nội ngày 26/4/1959: chỉ có một chủ phong là Đức Giám mục Giuse Trịnh Như Khuê và chỉ có một thụ phong là Đức Cha Phaolô Bùi Chu Tạo, ngoài ra, không có vị giám mục nào khác tới dự lễ; hai vị gọi là phụ phong là Cố Kim, M.E.P., Giáo phận Hà Nội, và Cha già Kim, Phát Diệm.
Trở thành Giám mục của một giáo phận có truyền thống yêu nước, Đức cha Tạo bị Nhà cầm quyền chiếu cố cách đặc biệt. Ngài bị quản chế và phải dùng các thư luân lưu để đến với giáo dân. (xem thêm ở đây)
Đức cha Phaolô Bùi Chu Tạo. Ảnh: vi.wikipedia.org
6. Đức cha Phêrô Phạm Tần
Đức cha Phê rô Phạm Tần sinh ngày 4 tháng 1 năm 1913 tại xã Khánh Mậu, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình; thụ phong linh mục ngày 7/6/1941.
Ngày 17/3/1959, do Đức cha Louis Cooman Hành vẫn đang ở miền Nam, nên ngài được Tòa thánh bổ nhiệm làm Giám mục phó Hạt Đại diện Tông tòa Thanh Hóa. Do hoàn cảnh lịch sử, ngài chỉ được thụ phong Giám mục ngày 22/6/1975. (Xem thêm ở đây)
Ngày 17/3/1959, do Đức cha Louis Cooman Hành vẫn đang ở miền Nam, nên ngài được Tòa thánh bổ nhiệm làm Giám mục phó Hạt Đại diện Tông tòa Thanh Hóa. Do hoàn cảnh lịch sử, ngài chỉ được thụ phong Giám mục ngày 22/6/1975. (Xem thêm ở đây)
Đức cha Phêrô Phạm Tần Ảnh: vi.wikipedia.org
7. Đức Cha Vinh Sơn Phạm văn Dụ
Vị Giám mục chịu nhiều khổ ải và gian truân nhất có lẽ là Đức cha Vinh Sơn Phạm Văn Dụ, Giám mục Chính Tòa Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng.
Đức cha Dụ sinh ngày 14 tháng 10 năm 1922, trong một gia đình sùng đạo tại Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Thụ phong linh mục ngày 8/9/1948.
Ngày 5/3/1960, ngài được bổ nhiệm làm Giám mục Phủ Doãn tông Tòa Lạng Sơn. Ngày 24/11/1960, ngài được bổ nhiệm làm Giám mục Chính tòa Lạng Sơn – Cao Bằng. Tuy nhiên, ngài phải sống âm thầm và bị quản chế tại nhà thờ Thất Khê, Cao Bằng. Ngài chỉ được thụ phong Giám mục vào ngày 1/3/1979, trong ngôi nhà 8 m vuông taị Tòa Giám mục Bắc Ninh do Đức cha Phaolô Phạm Đình Tụng chủ phong. Mặc dù vậy, mãi tới năm 1990, ngài mới được nhà nước công nhận. (Xem thêm ở đây)
Đức cha Dụ sinh ngày 14 tháng 10 năm 1922, trong một gia đình sùng đạo tại Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Thụ phong linh mục ngày 8/9/1948.
Ngày 5/3/1960, ngài được bổ nhiệm làm Giám mục Phủ Doãn tông Tòa Lạng Sơn. Ngày 24/11/1960, ngài được bổ nhiệm làm Giám mục Chính tòa Lạng Sơn – Cao Bằng. Tuy nhiên, ngài phải sống âm thầm và bị quản chế tại nhà thờ Thất Khê, Cao Bằng. Ngài chỉ được thụ phong Giám mục vào ngày 1/3/1979, trong ngôi nhà 8 m vuông taị Tòa Giám mục Bắc Ninh do Đức cha Phaolô Phạm Đình Tụng chủ phong. Mặc dù vậy, mãi tới năm 1990, ngài mới được nhà nước công nhận. (Xem thêm ở đây)
Đức cha Vinh Sơn Phạm Văn Dụ. Ảnh: vi.wikipedia.org
8. Đức cha Đa Minh Đinh Huy Quảng
Đức cha Đa Minh Đinh Huy Quảng sinh ngày 15 tháng 03 năm 1921, tại Tử Nê; chịu chức linh mục ngày 21 tháng 12 năm 1945.
Ngày 7/5/1975, nhận thấy sức khỏe khó có thể đảm nhận chức vụ lâu dài và để giáo phận không bị trống tòa, Đức cha Phaolô Maria Phạm Đình Tụng đã phong chức Giám mục cho cha Tổng Đại diện Đa Minh Đinh Huy Quảng. Sau hai tháng được tấn phong, Đức cha bị trục xuất khỏi Tòa Giám mục và bị quản chế tại giáo xứ Đại Lãm, Lục ngạn, Bắc Giang cho tới khi qua đời ngày 28/1/1992. Vì chịu chức "chui" nên ít người biết đến ngài, cho tới năm 2007, Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Giám quản Tông tòa giáo phận Bắc Ninh đã chính thức công khai công bố chân dung vị Giám mục âm thầm, sống nghèo, đạm bạc nhưng đã góp phần to lớn gìn giữ Giáo phận Bắc Ninh trong những giai đoạn gian khó. (Xem thêm ở đây)
Ngày 7/5/1975, nhận thấy sức khỏe khó có thể đảm nhận chức vụ lâu dài và để giáo phận không bị trống tòa, Đức cha Phaolô Maria Phạm Đình Tụng đã phong chức Giám mục cho cha Tổng Đại diện Đa Minh Đinh Huy Quảng. Sau hai tháng được tấn phong, Đức cha bị trục xuất khỏi Tòa Giám mục và bị quản chế tại giáo xứ Đại Lãm, Lục ngạn, Bắc Giang cho tới khi qua đời ngày 28/1/1992. Vì chịu chức "chui" nên ít người biết đến ngài, cho tới năm 2007, Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Giám quản Tông tòa giáo phận Bắc Ninh đã chính thức công khai công bố chân dung vị Giám mục âm thầm, sống nghèo, đạm bạc nhưng đã góp phần to lớn gìn giữ Giáo phận Bắc Ninh trong những giai đoạn gian khó. (Xem thêm ở đây)
Đức cha Đa Minh Đinh Huy Quảng. Ảnh: vi.wikipedia.org
Đó là chân dung của các Giám mục chịu chức "chui" tại miền Bắc. Giáo hội miền Bắc còn được như hôm nay là nhờ sự kiên quyết của Tòa thánh trong vấn đề bổ nhiệm Giám mục hoàn toàn chỉ dựa trên Đức tin vào Chúa Quan Phòng. Chính các ngài cũng bằng đức tin ấy mà can đảm xây dựng Hội thánh, một Hội thánh không thỏa hiệp, không bắt tay với bất cứ thể chế chính trị nào.
Tưởng nhớ các ngài, xin thắp nén hương lòng tri ân và cầu Chúa ban cho Giáo hội Việt Nam ơn đức tin và sự can đảm để làm chứng cho Tin mừng.