- Chủ đề Author
- #1
Vào tháng 10 năm 1954, xuất hiện ở nhà xứ Nam Định, giữa đám đông những người đến nhà xứ, một người có vẻ nông dân, trạc độ 50 tuổi, đầu chiết chiếc khăn nhiễu, tay cầm cái trõng lợn, quần áo nâu, đúng kiểu người đi mua lợn hoặc hoạn lợn ở nông thôn, nhưng nước da không phải là của người lao động thôn quê… (Phaolô Nguyễn Đắc Trọng, Những câu chuyện về một thời - Toàn tập, (lưu hành nội bộ), tr. 311) Người giả danh anh lái lợn này, về sau được chọn làm Giám mục Giáo phận Thái Bình.
Ảnh: giáo xứ Hoàng xá
Đôi dòng gợi nhớ
Đức cha Đa Minh Maria Đinh Đức Trụ sinh ngày 15/10/1909 tại Phú Nhai. Năm 16 tuổi, ngài theo học Latinh tại Tiểu chủng viện Ninh Cường.
Mùa thu năm 1931, ngài theo học khóa Triết tại Đại chủng viện thánh Alberto Nam Định. Mùa hè năm 1933, ngài thực tập tại Đông Chú và Đồng Lạc thuộc xứ Đồng Quan.
Mùa thu 1934, cha trở lại Đại chủng viện tiếp tục học Thần học bốn năm. Mãn khóa Thần học, ngài được thụ phong linh mục ngày 23/5/1938 và được cử đi coi sóc một số xứ đạo trong địa phận.
Năm 1954, hiệp định Genneve được ký kết, trước làn sóng người ồ ạt di cư vào Nam, riêng tại giáo phận Thái Bình, Đức cha Santos Ubierna (Ninh), 79 linh mục, khoảng 80.000 giáo dân di cư (Việt Nam Công giáo Niên giám 1964, tr.193), Cha Trụ tình nguyện ở lại với giáo phận. Ngài được Tòa thánh bổ nhiệm làm Giám quản Tông tòa Thái Bình.
Ngài cho căng một biểu ngữ ngay trước nhà thờ chính tòa Thái Bình: “Các con đừng sợ những kẻ giết thân xác, mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, hãy sợ Đấng có thể giết cả linh hồn trong hỏa ngục.” (Mt 20, 18)
Trong nhà, ngài nuôi bốn con chó mang tên biểu tượng: “Tố, Điêu, Gian, Ác”. (Nguyễn Thế Thoại, Công giáo trên Quê hương Việt Nam, quyển II, (lưu hành nội bộ 2001), tr. 430)
Mùa thu năm 1931, ngài theo học khóa Triết tại Đại chủng viện thánh Alberto Nam Định. Mùa hè năm 1933, ngài thực tập tại Đông Chú và Đồng Lạc thuộc xứ Đồng Quan.
Mùa thu 1934, cha trở lại Đại chủng viện tiếp tục học Thần học bốn năm. Mãn khóa Thần học, ngài được thụ phong linh mục ngày 23/5/1938 và được cử đi coi sóc một số xứ đạo trong địa phận.
Năm 1954, hiệp định Genneve được ký kết, trước làn sóng người ồ ạt di cư vào Nam, riêng tại giáo phận Thái Bình, Đức cha Santos Ubierna (Ninh), 79 linh mục, khoảng 80.000 giáo dân di cư (Việt Nam Công giáo Niên giám 1964, tr.193), Cha Trụ tình nguyện ở lại với giáo phận. Ngài được Tòa thánh bổ nhiệm làm Giám quản Tông tòa Thái Bình.
Ngài cho căng một biểu ngữ ngay trước nhà thờ chính tòa Thái Bình: “Các con đừng sợ những kẻ giết thân xác, mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, hãy sợ Đấng có thể giết cả linh hồn trong hỏa ngục.” (Mt 20, 18)
Trong nhà, ngài nuôi bốn con chó mang tên biểu tượng: “Tố, Điêu, Gian, Ác”. (Nguyễn Thế Thoại, Công giáo trên Quê hương Việt Nam, quyển II, (lưu hành nội bộ 2001), tr. 430)
Chân dung Đức cha Đaminh Đinh Đức Trụ
Chịu chức Giám mục âm thầm
Ngày 5 /3/1960, cha Đa Minh được Tòa Thánh ban sắc phong Giám mục hiệu tòa Catapas, làm Giám mục tông tòa Giáo phận Thái Bình. Ngài chọn khẩu hiệu Giám mục: “Lính tốt của Chúa Kitô – Bonus Menes Christi”.
Do Đức cha Santos Ubierna (Ninh) đã di cư vào Nam cùng đoàn chiên Giáo phận, bản thân lại không được nhà nước công nhận nên ngài không thể chịu chức Giám mục công khai. Vì thế, ngài phải cải trang thành người đạp xích lô, đạp hơn 100 km lên Hà Nội để được Đức cha Giuse Trịnh Như Khuê phong chức Giám mục vào ngày lễ Truyền tin, ngày 25/3/1960, tại nhà nguyện Tòa Giám mục Hà Nội.
Do Đức cha Santos Ubierna (Ninh) đã di cư vào Nam cùng đoàn chiên Giáo phận, bản thân lại không được nhà nước công nhận nên ngài không thể chịu chức Giám mục công khai. Vì thế, ngài phải cải trang thành người đạp xích lô, đạp hơn 100 km lên Hà Nội để được Đức cha Giuse Trịnh Như Khuê phong chức Giám mục vào ngày lễ Truyền tin, ngày 25/3/1960, tại nhà nguyện Tòa Giám mục Hà Nội.
Khôn khéo với nhà nước
Trở về Giáo phận, vì không được nhà nước công nhận và để tránh phải tiếp “những vị khách không mời” mà đến, ngài cho thiết kế một loại “điện thoại bằng ống” dẫn từ phòng khách lên phòng ngài, để khi có khách, người giúp việc cũng là người gác cổng chỉ cần nói vào ống đó. Đức cha sẽ hỏi xem người cần gặp là ai và người đó có đáng tiếp thì mới cho vào.
Về phía các cán bộ, họ cũng ngại tiếp xúc với ngài, vì khi gặp ngài, họ không biết nói gì, “có khi còn bị ngài đả kích.” Chyện kể rằng: khi người của chính quyền đến đặt ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh trên cổng Tòa Giám mục, ngài cho gỡ đem vào trong kho. Công an hỏi lý do, ngài tỏ vẻ đau lòng. Bị hỏi dồn, ngài lửng thửng đáp: “Cụ Hồ là vua cả đất nước. Lẽ ra phải xây đài cao dăm chục mét để toàn dân chiêm ngưỡng, vái chào ngài… thì mấy ông lại bắt cụ đứng ngay trước cổng nhà tôi, cứ giơ tay chào kết kẻ ra người vào như một anh gác cổng… Thật chẳng ra làm sao… Các anh bảo tôi không đau lòng sao được.” (Nguyễn Thế Thoại, Công giáo trên Quê hương Việt Nam, quyển II, (lưu hành nội bộ 2001), tr. 431)
Về phía các cán bộ, họ cũng ngại tiếp xúc với ngài, vì khi gặp ngài, họ không biết nói gì, “có khi còn bị ngài đả kích.” Chyện kể rằng: khi người của chính quyền đến đặt ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh trên cổng Tòa Giám mục, ngài cho gỡ đem vào trong kho. Công an hỏi lý do, ngài tỏ vẻ đau lòng. Bị hỏi dồn, ngài lửng thửng đáp: “Cụ Hồ là vua cả đất nước. Lẽ ra phải xây đài cao dăm chục mét để toàn dân chiêm ngưỡng, vái chào ngài… thì mấy ông lại bắt cụ đứng ngay trước cổng nhà tôi, cứ giơ tay chào kết kẻ ra người vào như một anh gác cổng… Thật chẳng ra làm sao… Các anh bảo tôi không đau lòng sao được.” (Nguyễn Thế Thoại, Công giáo trên Quê hương Việt Nam, quyển II, (lưu hành nội bộ 2001), tr. 431)
Nhà thờ Chính tòa Thái Bình xưa Ảnh: Long Nguyễn/Phailamgi
Trên Tòa giảng, với chính quyền, ngài nói thẳng thắn không kiêng nể sự gì. Chính quyền không cho phong chức linh mục công khai, ngài phong chức “chui” cho các ứng viên mà ngài đã âm thầm đào tạo hàm thụ. Khi bị cán bộ chất vấn việc phong chức, ngài trả lời: “Có gì đâu! Đó chỉ là truyền chức cho một số người để đóng mở cửa nhà thờ mà thôi.” (Phaolô Nguyễn Đắc Trọng, Những câu chuyện về một thời - Toàn tập, (lưu hành nội bộ), tr. 314)
Trong các dịp lễ hội của nhà nước, nhà nào, cơ quan nào cũng treo cờ. Ngài không treo cờ bao giờ. Nhưng có một lần, ngài cho treo cờ cách đặc biệt. Ngài cho dựng một cột cờ rất cao khoảng hai chục mét theo kiểu mẫu các cột cờ mà các xứ đạo Thái Bình hay Bùi Chu quen dựng vào các dịp lễ lớn. Cột cờ được dựng với hàng chục cây luồng. Trên ngọn, ngài cho cắm một lá cờ bằng hai bàn tay, đến nỗi ngửa mặt lên phải nhìn kỹ mới thấy.” (Ibi., 315)
Trong các dịp lễ hội của nhà nước, nhà nào, cơ quan nào cũng treo cờ. Ngài không treo cờ bao giờ. Nhưng có một lần, ngài cho treo cờ cách đặc biệt. Ngài cho dựng một cột cờ rất cao khoảng hai chục mét theo kiểu mẫu các cột cờ mà các xứ đạo Thái Bình hay Bùi Chu quen dựng vào các dịp lễ lớn. Cột cờ được dựng với hàng chục cây luồng. Trên ngọn, ngài cho cắm một lá cờ bằng hai bàn tay, đến nỗi ngửa mặt lên phải nhìn kỹ mới thấy.” (Ibi., 315)
Gần gũi với giáo dân
Trái ngược với thái độ đôi khi cứng cỏi với người của nhà nước, ngài hết sức gần gũi với anh em linh mục và giáo dân.
Do bị cấm cách, không thể công khai đi kinh lược, để có được những chuyến thăm mục vụ tại các xứ đạo, ngài đã giả dạng người khiêng lợn đi bán, đóng vai những người làm phu, thậm chí nhập vai của một người ăn xin… để tới thăm đoàn chiên. Người đời còn lưu truyền nhiều giai thoại cảm động về ngài. Khắp nơi đều ca ngợi: “Đức cha Trụ là cột trụ cho Công giáo Thái Bình.” (Ibid., 317)
Do bị cấm cách, không thể công khai đi kinh lược, để có được những chuyến thăm mục vụ tại các xứ đạo, ngài đã giả dạng người khiêng lợn đi bán, đóng vai những người làm phu, thậm chí nhập vai của một người ăn xin… để tới thăm đoàn chiên. Người đời còn lưu truyền nhiều giai thoại cảm động về ngài. Khắp nơi đều ca ngợi: “Đức cha Trụ là cột trụ cho Công giáo Thái Bình.” (Ibid., 317)
Ảnh: redsvn.net
Sau một thời gian dài phục vụ Giáo phận, ngày 07/6/1982, Đức cha Đa Minh Đinh Đức Trụ đã an nghỉ trong Chúa sau 73 năm trên trần thế với 44 năm linh mục và 22 năm Giám mục chính tòa.
Ngài là vị chủ chăn đã dẫn dắt giáo đoàn Thái Bình qua những giai đoạn khó khăn nhất của lịch sử giáo phận. Tất cả những ai đã từng sống, gặp gỡ với ngài đều nhận thấy những đức tính cao đẹp của một vị chủ chăn nơi ngài: đạo đức, hy sinh trong cuộc sống; khôn ngoan, sáng suốt trong lãnh đạo; hiền từ, bình dân trong giao tiếp; hăng say, quên mình trong phục vụ; can đảm, cương quyết trong trách nhiệm.
Ngài là vị chủ chăn đã dẫn dắt giáo đoàn Thái Bình qua những giai đoạn khó khăn nhất của lịch sử giáo phận. Tất cả những ai đã từng sống, gặp gỡ với ngài đều nhận thấy những đức tính cao đẹp của một vị chủ chăn nơi ngài: đạo đức, hy sinh trong cuộc sống; khôn ngoan, sáng suốt trong lãnh đạo; hiền từ, bình dân trong giao tiếp; hăng say, quên mình trong phục vụ; can đảm, cương quyết trong trách nhiệm.