Thành viên
Tham gia
14/1/24
Bài viết
72

Những quan niệm sai lầm về gia đình từ lâu đã ăn sâu vào não trạng của giới trẻ, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dẫn tới sự phá hủy những giá trị nền tảng, mà nhờ đó, gia đình mới có thể vững vàng. Quan niệm hôn nhân làm cho người ta mất tự do; con cái là một gánh nặng; sự phân biệt về giới gây ra những bất công, đày ải.​

Không còn là lời cảnh báo đáng sợ, khi xã hội ủng hộ công khai hay chỉ cảnh báo chiếu lệ trước nạn phá thai, ly dị và mới đây là sự trỗi dậy của việc hợp thức hóa vấn đề hôn nhân đồng tính.​

phailamgi_Ôi gia đình! Con là nợ, vợ là oan gia_cv1.jpg
Ảnh: Znews

Vì sao “gia đình truyền thống” đã đánh mất uy lực của mình dưới sự bảo vệ bên ngoài của luật pháp, của cái nhìn và sự đánh giá của xã hội, và bên trong là của đạo đức và luân lý?

Người trẻ hôm nay đang có xu hướng bình đẳng theo kiểu đóng góp 1/1. Những gì phá vỡ nguyên tắc này là bất công. Họ xem gia đình như là nguồn gốc của sự bất bình đẳng và củng cố thói gia trưởng. Người chồng luôn chiếm vị thế hàng đầu, có quyền quyết định, phán xét mọi sự, còn người vợ phải tùy thuộc vào chồng. Do đó, trong hôn nhân nữ giới thuộc về nam giới, chỉ như “một dụng cụ sản xuất con cái”. Sự nô dịch hoá nữ giới, một cách tự nhiên, giống như tất cả các sự bất bình đẳng khác trong đời sống gia đình, được “mặc nhiên” thừa nhận. Vì thế, đứng trước sự chọn lựa tự do hoặc gia đình, người trẻ có khuynh hướng chọn tự do, mà dấu hiệu khởi phát cho việc chọn lựa này là sự phá bỏ những hàng rào đạo đức và luân lý, phóng túng về tình dục.

Mặt khác, khi những gia đình ưu tiên hàng đầu cho việc kiếm tiền, việc giải trí, vui chơi sau những ngày vất vả, thì những công việc như giáo dục con cái, chăm sóc bố mẹ già ngày càng lơ là, hay bị xem là “gánh nặng”, gây ra tâm lý hoang mang, lo sợ không ít cho các gia đình, nhất là các bạn trẻ đang lưỡng lự trước việc tiến tới hôn nhân.

phailamgi_Ôi gia đình! Con là nợ, vợ là oan gia_cv2.jpg


Còn con cái, việc tiếp xúc với môi trường bên ngoài quá sớm, thời gian để các thành viên trong gia đình sinh hoạt quá ít và mỏng, cũng là nguyên nhân khiến chúng “thoát ly” khỏi gia đình, trước tiên là thái độ kém thân thiết và gắn bó với gia đình, thay vào đó bằng những đứa trẻ cùng lứa. Chẳng ngạc nhiên khi cha mẹ cảm thấy khó khăn trong việc kiểm soát mức độ sự trung thực và sự vâng lời, vốn được cho là hiển nhiên.

Trẻ em sớm bị “cách ly” khỏi gia đình sẽ mau chóng đánh mất truyền thống gia đình, ảnh hưởng từ các bạn đồng trang lứa, trở thành con mồi béo bở cho những khuynh hướng xô bồ của xã hội, cho thứ mà chúng ta đang thấy gọi là “văn hoá giới trẻ” như những thứ âm nhạc kỳ quái, những cử điệu làm cho người lớn phải “nóng mặt”, những sự “va chạm” thân thể đáng lo âu, những thứ áo quần, xe cộ, điện thoại đắt tiền và những thú tiêu khiển dễ dãi.

Khi cả cha mẹ phải làm việc, việc nuôi nấng giáo dục con cái càng trở nên khó khăn. Thực tế có nhiều cha mẹ cố bù đắp thời gian dành cho con cái, ưu ái chúng hơn bằng cách chìu chuộng những nhu cầu của chúng, dù đa số chỉ là những thứ không phù hợp với lứa tuổi, chỉ để đua đòi với các bạn cùng trang lứa, hoặc dễ thấy nhất là cho chúng “chơi” điện thoại, dù chúng còn rất bé. Như thế cha mẹ vô tình tạo ra một thế hệ hay đòi hỏi và vô ơn!

phailamgi_Ôi gia đình! Con là nợ, vợ là oan gia_1.jpg
Ảnh: AFP

Gia đình chỉ còn là nơi “gặp nhau cuối ngày” đầy vội vã, chứ không còn là trung tâm cho những sinh hoạt đầy ý nghĩa như trước: giáo dục, chuyện trò, quan tâm, tư vấn, bàn hỏi, cầu nguyện... Khó có thể phục hồi ý nghĩa, giá trị và sức mạnh của gia đình. Điều này đòi cha mẹ có kỷ luật và các kỹ năng giáo dục, biết hy sinh hơn để giành lại vị trí quan trọng của gia đình từ thu hút của các mãnh lực bên ngoài.

Kitô hữu không cần phải chấp nhận thứ bình đẳng bị giảm thiểu chỉ còn là bằng nhau về đồng lương, phân công công việc và có cơ hội đồng đều. Sự gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau trong hôn nhân và đời sống gia đình không phải là mối đe doạ đối với tự do có trách nhiệm. Hôn nhân không phải là sự đày đọa, áp bức lẫn nhau và gia đình không phải là thứ “gông cùm, xiềng xích” vô hình. Chúng chỉ là kết quả của những lời hứa bị xé bỏ trong mối tương quan đổ vỡ.​

Phải làm gì?​

Docat 127: Ước muốn có con cái có phải là một phần của hôn nhân?

Đương nhiên là như vậy. Cũng như hôn nhân là một phần của gia đình, thì gia đình cũng là một phần của đời sống hôn nhân. Cả hai mặt gắn bó với nhau. Để đơn giản, chúng ta có thể nói: “Không thể có gia đình, nếu không có hôn nhân và không thể có hôn nhân nếu không có gia đình”. Hôn nhân đưa tới gia đình, vì hướng đến việc sinh sản, nuôi dạy con cái và sống với con cái. Do đó, các đôi bạn muốn kết hôn, ngay từ lúc khởi đầu đời sống hôn nhân, không được chối từ khả năng sẽ sinh con với nhau. “Anh chị có sẵn sàng yêu thương đón nhận con cái mà Chúa sẽ ban, và giáo dục chúng theo luật của Chúa Kitô và Hội Thánh không?”. Đôi bạn phải trả lời "Thưa có" trước câu hỏi mà vị chủ tế đặt ra. Chỉ lúc đó họ mới có thể giao kết khế ước hôn nhân với nhau.​
 

Đối thoại liên tôn trong gia đình, ba đạo Cao Đài, mẹ đạo Phật, con là một linh mục

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên