- Chủ đề Author
- #1
Một năm học mới lại về. Trong bối cảnh nền giáo dục ngày càng xuống cấp do "lạc hướng", người Công giáo Việt Nam cũng cần biết: đâu là hướng dẫn của Hội thánh Việt Nam hôm nay trong lãnh vực giáo dục?
Ảnh: HDGMVN
Sứ mạng của Hội thánh
Trong Thư chung gửi Cộng đồng Dân Chúa năm 2007 với chủ đề: "Giáo dục hôm nay, Giáo hội và xã hội ngày mai", các Đức Giám mục khẳng định: "Giáo dục là phần không thể tách rời của sứ mệnh loan báo Tin Mừng, nên giáo dục trở thành sứ mạng gắn liền với sự hiện diện của Giáo Hội giữa lòng thế giới" (Thư chung 2007, # 7) và là sứ vụ chung của tất cả mọi người.
Hơn nữa, Giáo Hội chính là người Mẹ, có nhiệm vụ “săn sóc toàn diện đời sống con người, kể cả đời sống trần thế", nên Giáo Hội thông phần vào việc mở mang và phát huy nền giáo dục” (Vatican II, Tuyên ngôn về Giáo dục, lời mở đầu) và tạo mọi điều kiện để mọi người đều được hưởng một nền giáo dục Kitô giáo (x. Vatican II, Tuyên Ngôn về Giáo Dục, # 2.
Hơn nữa, Giáo Hội chính là người Mẹ, có nhiệm vụ “săn sóc toàn diện đời sống con người, kể cả đời sống trần thế", nên Giáo Hội thông phần vào việc mở mang và phát huy nền giáo dục” (Vatican II, Tuyên ngôn về Giáo dục, lời mở đầu) và tạo mọi điều kiện để mọi người đều được hưởng một nền giáo dục Kitô giáo (x. Vatican II, Tuyên Ngôn về Giáo Dục, # 2.
Ảnh: giaoxuchinhtoadanang.org
Một nền Giáo dục toàn diện
Đó là một “nền giáo dục toàn diện lấy con người làm trung tâm”, một nền giáo dục quan tâm đến mọi chiều kích của nhân vị:
- Về chiều kích siêu việt, giáo dục đức tin là “mục tiêu hàng đầu của Giáo dục Công giáo. Giáo dục đức tin không chỉ là truyền lại cho tín hữu những định tín, nhưng còn giúp cho tín hữu sống đức tin ấy trong cuộc sống cụ thể, vì ‘đức tin không có việc làm là đức tin chết’ (Gc 2, 17). Các tín hữu, nhờ được huấn luyện, sẽ trở thành men, thành muối và ánh sáng cho trần gian. (HĐGM Việt Nam, Thư chung 2007, # 32)
- Về chiều kích xã hội, vì “xã hội tính là nét nổi bật của con người”, nên “Giáo dục Kitô giáo góp phần cổ võ tình liên đới, làm cho con người có trách nhiệm với nhau, trách nhiệm đối với xã hội và công ích, cùng xây dựng một cuộc sống tốt đẹp an bình.” (Ibid., 34)
- Về chiều kích nhân bản, Giáo dục Kitô giáo nhấn mạnh đến việc giáo dục lương tâm, vì “lương tâm là luật tự nhiên vốn phản ảnh phẩm giá con người và đặt nền tảng cho các nghĩa vụ căn bản của con người” (Tóm lược Học thuyết Xã hội Công giáo, # 140), nên “lương tâm ngay thẳng càng thắng thế thì những cá nhân càng tránh được độc đoán, mù quáng và càng nỗ lực tuân phục những tiêu chuẩn khách quan của luân lý” (Vatican II, GS #16). Khi có lương tâm ngay thẳng, con người sẽ dễ dàng cộng tác để xây dựng cuộc sống công bằng, tôn trọng phẩm giá và sự sống con người hơn. (Ibid., # 36)
- Về chiều kích văn hóa, “vì luôn là một sinh hoạt gắn liền với một không gian nhất định,” nên “giáo dục phải được liên kết với truyền thống văn hóa của Việt Nam”. Đó là “tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo.” Truyền thống ấy nếu trong quá khứ đã góp phần làm phong phú nền văn hóa Việt Nam và sản sinh những danh nhân làm vẻ vang đất nước, thì nay phải trở thành một trong những tiêu chí của nền giáo dục Kitô giáo tại Việt Nam. (Ibid., # 37)
Nhận định về nền giáo dục hiện nay
Nhưng, tiếc rằng, nền giáo dục toàn diện ấy tiếp tục bị nhà nước chối từ. “Cánh cửa giáo dục vẫn tiếp tục khép chặt đối với các tổ chức tôn giáo tại Việt Nam.” (HĐGM Việt Nam, Thư chung, 2007, #19)
Nhà nước Việt Nam tiếp tục độc quyền giáo dục và áp dụng một thứ triết lý giáo dục nhắm “đào tạo con người công cụ hơn là con người nhân vị có tự do, có khả năng chịu trách nhiệm và sáng tạo,” (UB. Công lý và Hòa Bình, Phúc trình về tình hình Công Lý, Hòa Bình và Nhân Quyền trong Xã Hội Việt Nam hiện nay, ngày 1/11/2012, # 5)
Hậu quả là “nền giáo dục Việt Nam hiện nay không những lạc hậu, mà còn lạc hướng, chạy theo hình thức và phô trương thành tích nhằm tạo ra những con người chỉ có khả năng phục vụ cho những mục tiêu chính trị chứ không nhằm đào tạo con người có nhân cách, phát triển tâm và trí toàn diện.” (Ibid.)
Các học sinh “chỉ lo đến bằng cấp, chỉ phấn đấu để được điểm thi đua mà không chăm lo đến “tiên học lễ, hậu học văn”. Chính vì thiếu khía cạnh “lễ” mà truyền thống tôn sư trọng đạo đang bị mai một, và hậu quả là bạo lực tràn lan trong học đường. Những học sinh ở tuổi thơ ngây đã trở thành thủ phạm của biết bao tội ác, cá nhân cũng như tập thể. Nhà trường đáng lẽ là nơi đào tạo những chủ nhân tương lai biết tôn trọng sự thật, đôi khi lại là môi trường cho các em học sự gian dối. Một số phụ huynh có những hành động phản giáo dục như mua điểm mua bằng cho con em, hoặc luồn lách để được lên lớp. Điều này đã tạo cơ hội cho trẻ em bắt chước sự dối trá. Đó là một trong những thảm kịch nghiêm trọng đe doạ tương lai của Giáo Hội, xã hội và dân tộc Việt Nam.” (HĐGM Việt Nam, Thư chung 2008, # 12)
Nhà nước Việt Nam tiếp tục độc quyền giáo dục và áp dụng một thứ triết lý giáo dục nhắm “đào tạo con người công cụ hơn là con người nhân vị có tự do, có khả năng chịu trách nhiệm và sáng tạo,” (UB. Công lý và Hòa Bình, Phúc trình về tình hình Công Lý, Hòa Bình và Nhân Quyền trong Xã Hội Việt Nam hiện nay, ngày 1/11/2012, # 5)
Hậu quả là “nền giáo dục Việt Nam hiện nay không những lạc hậu, mà còn lạc hướng, chạy theo hình thức và phô trương thành tích nhằm tạo ra những con người chỉ có khả năng phục vụ cho những mục tiêu chính trị chứ không nhằm đào tạo con người có nhân cách, phát triển tâm và trí toàn diện.” (Ibid.)
Các học sinh “chỉ lo đến bằng cấp, chỉ phấn đấu để được điểm thi đua mà không chăm lo đến “tiên học lễ, hậu học văn”. Chính vì thiếu khía cạnh “lễ” mà truyền thống tôn sư trọng đạo đang bị mai một, và hậu quả là bạo lực tràn lan trong học đường. Những học sinh ở tuổi thơ ngây đã trở thành thủ phạm của biết bao tội ác, cá nhân cũng như tập thể. Nhà trường đáng lẽ là nơi đào tạo những chủ nhân tương lai biết tôn trọng sự thật, đôi khi lại là môi trường cho các em học sự gian dối. Một số phụ huynh có những hành động phản giáo dục như mua điểm mua bằng cho con em, hoặc luồn lách để được lên lớp. Điều này đã tạo cơ hội cho trẻ em bắt chước sự dối trá. Đó là một trong những thảm kịch nghiêm trọng đe doạ tương lai của Giáo Hội, xã hội và dân tộc Việt Nam.” (HĐGM Việt Nam, Thư chung 2008, # 12)
Hình minh họa: phanmemquanlytruonghoc.blogspot.com
Trách nhiệm của mọi người
Đứng trước thảm kịch ấy, ý thức về sứ mạng giáo dục mà Chúa trao phó, các Đức Giám mục đại diện cho Giáo hội Công giáo Việt Nam đã nhiều lần, không chỉ đề nghị nhà nước trả các cơ sở giáo dục của Giáo hội mà nhà nước đã quản lý trái phép trước đây, (x. Trần Anh Dũng (chủ biên), Hội đồng Giám mục Việt Nam: 1980-2000, (không ghi nhà xuất bản), tr. 442- 588) mà còn kêu gọi những người có trách nhiệm giáo dục "sửa đổi luật pháp," (HĐGMVN, Nhận định về Luật tín ngường Tôn giáo 2016) mở cửa để các tôn giáo tham gia vào nền giáo dục nước nhà.
Ngoài ra, vì sứ mạng giáo dục là sứ mạng phổ quát và “đối tượng mà nền giáo dục Kitô giáo nhắm tới cũng là mọi thành phần xã hội, không loại trừ ai,” (HĐGM Việt Nam, Thư chung 2007, # 22; Thư chung 2008, # 13) nên trong bối cảnh còn bị cấm đoán, các Đức Giám mục Việt Nam nhiều lần mời gọi các tín hữu Chúa, trong các môi trường giáo dục khác nhau, từ những giáo viên trong các trường học, các linh mục tu sĩ giảng dạy trong các chủng viện, đến môi trường giáo dục gia đình, xứ đạo… tất cả đều phải thấm nhuần mục tiêu và đường lối của nền giáo dục Kitô giáo, nhằm đào tạo những con người toàn diện, hữu ích cho xã hội và Giáo hội.
Theo các ngài, điều quan trọng cần nhớ rằng: “Giáo dục Kitô giáo là công trình học và sống làm con người và làm con Chúa”; đồng thời đang là “một sứ mạng cấp bách.” Do đó, “sự thay đổi choáng ngợp của nền văn minh thời đại không cho phép chúng ta chần chừ trì hoãn, nếu không muốn bị đẩy vào nguy cơ tụt hậu. Hơn bao giờ hết phương châm mà Giáo hội Công giáo phải nêu cao là: “Giáo dục hôm nay, xã hội và Giáo Hội ngày mai”. (Thư chung 2007, # 39)
Ngoài ra, vì sứ mạng giáo dục là sứ mạng phổ quát và “đối tượng mà nền giáo dục Kitô giáo nhắm tới cũng là mọi thành phần xã hội, không loại trừ ai,” (HĐGM Việt Nam, Thư chung 2007, # 22; Thư chung 2008, # 13) nên trong bối cảnh còn bị cấm đoán, các Đức Giám mục Việt Nam nhiều lần mời gọi các tín hữu Chúa, trong các môi trường giáo dục khác nhau, từ những giáo viên trong các trường học, các linh mục tu sĩ giảng dạy trong các chủng viện, đến môi trường giáo dục gia đình, xứ đạo… tất cả đều phải thấm nhuần mục tiêu và đường lối của nền giáo dục Kitô giáo, nhằm đào tạo những con người toàn diện, hữu ích cho xã hội và Giáo hội.
Theo các ngài, điều quan trọng cần nhớ rằng: “Giáo dục Kitô giáo là công trình học và sống làm con người và làm con Chúa”; đồng thời đang là “một sứ mạng cấp bách.” Do đó, “sự thay đổi choáng ngợp của nền văn minh thời đại không cho phép chúng ta chần chừ trì hoãn, nếu không muốn bị đẩy vào nguy cơ tụt hậu. Hơn bao giờ hết phương châm mà Giáo hội Công giáo phải nêu cao là: “Giáo dục hôm nay, xã hội và Giáo Hội ngày mai”. (Thư chung 2007, # 39)