- Chủ đề Author
- #1
1. Mọi sự trên trái đất này đều có tính liên đới và có hệ lụy tất yếu
Ngày 7-9, siêu bão Yagi đã đi vào đất liền gây thiệt hại nặng nề cho một số tỉnh, thành phía bắc. Những trận lũ quét, lũ ống, những trận lở đất kinh hoàng từ trên núi đồi xuống vùng trũng, cộng với những nhà máy thủy điện xả nước cứu đập bất chấp hậu quả là tàn phá môi trường, ruộng vườn nhà cửa, tài sản và cướp đi bao mạng sống người dân.
Ảnh: Báo Pháp Luật
Mọi người dần nhận ra sự nguy hiểm của biến đổi khí hậu do bởi con người lao theo sự phát triển của kinh tế, xã hội, đặt ý chí lên quá trình đô thị hóa, khai thác tài nguyên đến cạn kiệt do lòng tham..., đã trực tiếp tác động đến các điều kiện tự nhiên như khí hậu, địa hình, địa chất, nguồn nước, rừng và thảm thực vật, làm thay đổi cả thành phần của khí quyển, đại dương...
Nguyên nhân là do thói kiêu căng tự phụ của con người muốn loại trừ Thiên Chúa ra khỏi xã hội và cả trái đất này, coi thường sự chỉ dạy và hướng dẫn của Người và muốn tự mình làm chúa mình. Những tai ương về dịch bệnh, bão lũ, hạn hán nhìn dưới góc độ tôn giáo chính là lời cảnh báo và lời kêu gọi sám hối của Thiên Chúa, Đấng vẫn gìn giữ và quan phòng, vẫn luôn thương xót và kiên trì chờ đợi.
Laudato Si số 8 trích lời Thượng Phụ giáo chủ Barthôlômêô đặc biệt nói về sự cần thiết phải sám hối, vì mỗi người theo cách của mình đã hủy hoại hành tinh, “trong mức độ chúng ta đã gây nên những thiệt hại nhỏ bé cho sinh thái”; chúng ta cũng phải nhận ra “những cộng tác dù nhỏ bé hay lớn lao tạo nên sự hủy hoại hay tàn phá sáng tạo”. Về điểm này, ngài đã lập đi lập lại với những lời mạnh mẽ và kích động, đòi buộc chúng ta phải nhận ra lỗi lầm đã chống lại sáng tạo : “Con người đã tàn phá sáng tạo của Thiên Chúa với nhiều phương cách sinh học ; con người đã phá hoại sự toàn vẹn của trái đất, gây nên sự biến đổi khí hậu, bóc lột trái đất từ những cánh rừng tự nhiên hay tàn phá những vùng ẩm ướt ; con người đem đến những tai họa cho kẻ khác, gây bệnh hoạn vì làm nhơ bẩn nguồn nước, đất đai và không khí bằng những chất độc hại – đó là tội lỗi”. Vì “một tội lỗi chống lại tự nhiên, cũng là tội lỗi chống lại chính chúng ta và là một tội lỗi chống lại Thiên Chúa”.
Là thành viên của nhân loại, các Kitô hữu biết rằng, họ đều có trách nhiệm và nghĩa vụ cống hiến hết trí tuệ và sức lực để hoàn tất nhiệm vụ bảo tồn trái đất mà Thiên Chúa đã ủy thác cho con người chăm sóc. Tuy nhiên họ cũng biết, vì vũ trụ và con người do Thiên Chúa tạo dựng, và tồn tại được là nhờ quyền năng của Người. Vì thế con người phải lắng nghe lời của Thiên Chúa chỉ dạy, trân trọng công việc của Thiên Chúa và quan tâm tới số phận của toàn nhân loại.
Sự phát triển và tiến bộ của loài người, lịch sử và tương lai của loài người không thể tách khỏi những dự án của Thiên Chúa, khỏi quyền cai trị và điều khiển mọi sự của Người. Lịch sử nhân loại cho thấy nếu quốc gia nào, dân tộc nào muốn có được sự vững mạnh và thịnh vượng cùng một tương lai tươi sáng, thì nơi đó người ta phải thờ lạy Thiên Chúa, sám hối và xưng thú về tội lỗi của mình với Thiên Chúa khi làm trái ý Người, nếu không, chính họ sẽ khó tránh khỏi việc đương đầu với những thảm họa do chính mình gây ra như một hệ lụy tất yếu.
Nguyên nhân là do thói kiêu căng tự phụ của con người muốn loại trừ Thiên Chúa ra khỏi xã hội và cả trái đất này, coi thường sự chỉ dạy và hướng dẫn của Người và muốn tự mình làm chúa mình. Những tai ương về dịch bệnh, bão lũ, hạn hán nhìn dưới góc độ tôn giáo chính là lời cảnh báo và lời kêu gọi sám hối của Thiên Chúa, Đấng vẫn gìn giữ và quan phòng, vẫn luôn thương xót và kiên trì chờ đợi.
Laudato Si số 8 trích lời Thượng Phụ giáo chủ Barthôlômêô đặc biệt nói về sự cần thiết phải sám hối, vì mỗi người theo cách của mình đã hủy hoại hành tinh, “trong mức độ chúng ta đã gây nên những thiệt hại nhỏ bé cho sinh thái”; chúng ta cũng phải nhận ra “những cộng tác dù nhỏ bé hay lớn lao tạo nên sự hủy hoại hay tàn phá sáng tạo”. Về điểm này, ngài đã lập đi lập lại với những lời mạnh mẽ và kích động, đòi buộc chúng ta phải nhận ra lỗi lầm đã chống lại sáng tạo : “Con người đã tàn phá sáng tạo của Thiên Chúa với nhiều phương cách sinh học ; con người đã phá hoại sự toàn vẹn của trái đất, gây nên sự biến đổi khí hậu, bóc lột trái đất từ những cánh rừng tự nhiên hay tàn phá những vùng ẩm ướt ; con người đem đến những tai họa cho kẻ khác, gây bệnh hoạn vì làm nhơ bẩn nguồn nước, đất đai và không khí bằng những chất độc hại – đó là tội lỗi”. Vì “một tội lỗi chống lại tự nhiên, cũng là tội lỗi chống lại chính chúng ta và là một tội lỗi chống lại Thiên Chúa”.
Là thành viên của nhân loại, các Kitô hữu biết rằng, họ đều có trách nhiệm và nghĩa vụ cống hiến hết trí tuệ và sức lực để hoàn tất nhiệm vụ bảo tồn trái đất mà Thiên Chúa đã ủy thác cho con người chăm sóc. Tuy nhiên họ cũng biết, vì vũ trụ và con người do Thiên Chúa tạo dựng, và tồn tại được là nhờ quyền năng của Người. Vì thế con người phải lắng nghe lời của Thiên Chúa chỉ dạy, trân trọng công việc của Thiên Chúa và quan tâm tới số phận của toàn nhân loại.
Sự phát triển và tiến bộ của loài người, lịch sử và tương lai của loài người không thể tách khỏi những dự án của Thiên Chúa, khỏi quyền cai trị và điều khiển mọi sự của Người. Lịch sử nhân loại cho thấy nếu quốc gia nào, dân tộc nào muốn có được sự vững mạnh và thịnh vượng cùng một tương lai tươi sáng, thì nơi đó người ta phải thờ lạy Thiên Chúa, sám hối và xưng thú về tội lỗi của mình với Thiên Chúa khi làm trái ý Người, nếu không, chính họ sẽ khó tránh khỏi việc đương đầu với những thảm họa do chính mình gây ra như một hệ lụy tất yếu.
2. “Ở đâu tội lỗi đầy tràn, ở đó ơn cứu độ càng chứa chan gấp bội” (Rm 5,20)
Nếu Thiên Chúa đã sáng tạo vũ trụ từ hư không, Người cũng có thể can thiệp vào thế giới này và chiến thắng sự dữ dưới mọi hình thức. Cho dù nhìn vào thế giới hôm nay đâu cũng thấy tội lỗi lan tràn dưới mọi hình thức, sự công chính trở nên hiếm hoi và người thiện lương thì hiếm thấy.
Từ khi khoa học và tri thức phát triển, con người dùng nó để đặt lại vấn đề có hay không có Thiên Chúa; thế giới và cả vũ trụ này do đâu mà có. Hình bóng và vị thế của Thiên Chúa dần mờ đi trong lòng con người. Nhưng thật mỉa mai, khi người ta cố xóa bỏ khỏi tâm trí mình “dấu ấn” mà Thiên Chúa đã khắc ghi, thì nội tâm con người ra tăm tối, vô vọng và trống rỗng. Những lý thuyết về khoa học xã hội, lý thuyết về sự tiến hóa của con người và các lý thuyết khác không thể bù đắp cho việc thiếu vắng Thiên Chúa. Xóa bỏ Thiên Chúa, con người xưng mình là “thiên chúa”. Nhưng thiếu vắng Đấng là Nguồn Sự Thiện, người ta chẳng trở nên tốt hơn, mà ngày còn biến chất hơn, sa đọa và tội lỗi hơn; không tin vào Đấng Tạo Hóa, con người ngày càng tàn phá môi trường sống của mình; không tin vào Đấng là Nguồn Sự Sống, người ta ngày càng đẩy nhau tới sự chết chóc và hủy diệt; không tin vào Đấng Cứu Rỗi, con người chỉ phơi bày sự gian ác, sự bất chính và lòng tham của mình dưới mỹ từ “cứu rỗi nhân loại”…
Nếu loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi tâm hồn và đời sống, con người chỉ sống trong một thế giới giả trá, rỗng tuếch, chỉ quan tâm đến chuyện tiền bạc, ăn uống và theo đuổi những thú vui phù phiếm. Điều này càng làm khổ con người hơn, khi phải sống với cảm giác trống rỗng, với trạng thái sợ hãi thường xuyên trước những bất công xã hội, không biết phải xoay sở như thế nào với tương lai.
Nếu loại bỏ sự hướng dẫn của Thiên Chúa qua các giới răn, lệnh truyền, như một thẩm quyền chung, thì các thứ chủ nghĩa, các nhà cầm quyền, các thể chế và các nhà xã hội học cũng đành bó tay, có vắt óc tìm kiếm cách bảo tồn nền các nền văn minh, làm cho nhân loại ấm no hạnh phúc cũng vô ích. Không gì có thể lấp đầy khoảng trống trong tâm trí và đời sống con người nếu không có Thiên Chúa.
Suy cho cùng, con người vẫn chỉ là con người, sự hiện diện và vị trí của Thiên Chúa không ai có thể thay thế được. Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã nói: “Người ta quên rằng, con người không tự tạo tự do cho riêng mình. Con người không thể tự tạo ra mình. Con người là tinh thần và ý chí, nhưng cũng là vật chất” Nhân loại không chỉ cần một xã hội công bằng, bình đẳng và tự do, mà trên hết, nó cần sự cứu rỗi của Thiên Chúa và sự sống phát sinh từ Thiên Chúa. Chỉ khi đó, con người mới thấy sự trống rỗng trong con người mới được giải quyết.
Tuy nhiên, Thiên Chúa vẫn nhân từ đối với nhân loại. Người luôn kiên nhẫn và sẵn lòng tha thứ cho ai biết hối cải. Người tìm kiếm những ai biết nghe lời, không quên nhiệm vụ mà Người đã ủy thác, thi hành những gì Người muốn với một lòng trung thành và tín thác, bất chấp những quyền lực hay thế lực nào cản trở. Thiên Chúa sẽ ưu ái và tuôn đổ phúc lành trên người ấy. Tất cả những gì người ấy làm sẽ là sự nghiệp có ý nghĩa nhất đối với Thiên Chúa: “Ta sẽ làm cho sự bình an chảy đến nó… các ngươi sẽ được ẵm vào lòng và được nâng niu trên đầu gối.” (Is 66,12)
Nếu loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi tâm hồn và đời sống, con người chỉ sống trong một thế giới giả trá, rỗng tuếch, chỉ quan tâm đến chuyện tiền bạc, ăn uống và theo đuổi những thú vui phù phiếm. Điều này càng làm khổ con người hơn, khi phải sống với cảm giác trống rỗng, với trạng thái sợ hãi thường xuyên trước những bất công xã hội, không biết phải xoay sở như thế nào với tương lai.
Nếu loại bỏ sự hướng dẫn của Thiên Chúa qua các giới răn, lệnh truyền, như một thẩm quyền chung, thì các thứ chủ nghĩa, các nhà cầm quyền, các thể chế và các nhà xã hội học cũng đành bó tay, có vắt óc tìm kiếm cách bảo tồn nền các nền văn minh, làm cho nhân loại ấm no hạnh phúc cũng vô ích. Không gì có thể lấp đầy khoảng trống trong tâm trí và đời sống con người nếu không có Thiên Chúa.
Suy cho cùng, con người vẫn chỉ là con người, sự hiện diện và vị trí của Thiên Chúa không ai có thể thay thế được. Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã nói: “Người ta quên rằng, con người không tự tạo tự do cho riêng mình. Con người không thể tự tạo ra mình. Con người là tinh thần và ý chí, nhưng cũng là vật chất” Nhân loại không chỉ cần một xã hội công bằng, bình đẳng và tự do, mà trên hết, nó cần sự cứu rỗi của Thiên Chúa và sự sống phát sinh từ Thiên Chúa. Chỉ khi đó, con người mới thấy sự trống rỗng trong con người mới được giải quyết.
Tuy nhiên, Thiên Chúa vẫn nhân từ đối với nhân loại. Người luôn kiên nhẫn và sẵn lòng tha thứ cho ai biết hối cải. Người tìm kiếm những ai biết nghe lời, không quên nhiệm vụ mà Người đã ủy thác, thi hành những gì Người muốn với một lòng trung thành và tín thác, bất chấp những quyền lực hay thế lực nào cản trở. Thiên Chúa sẽ ưu ái và tuôn đổ phúc lành trên người ấy. Tất cả những gì người ấy làm sẽ là sự nghiệp có ý nghĩa nhất đối với Thiên Chúa: “Ta sẽ làm cho sự bình an chảy đến nó… các ngươi sẽ được ẵm vào lòng và được nâng niu trên đầu gối.” (Is 66,12)
3. Sự Ngoan Cố Của Con Người Không Có Điểm Dừng Cho Đến Khi…
Kh 22, 11-13: “Kẻ gian ác cứ làm điều gian ác nữa đi, kẻ ô uế cứ ra ô uế nữa đi, người công chính cứ hành động công chính nữa đi, và người thánh thiện cứ sống thánh thiện nữa đi!” - “Đây, chẳng bao lâu nữa Ta sẽ đến, và Ta đem theo lương bổng để trả cho mỗi người tùy theo việc mình làm. Ta là Anpha và Ômêga, là Đầu và Cuối, là Khởi Nguyên và Tận Cùng.”
Ảnh: VOV
Một quốc gia từng được gọi dưới danh xưng mỹ miều là trưởng nữ của Giáo hội, đã từng cung cấp cho Giáo hội bao nhiêu vị thánh, những vị thừa sai nhiệt thành loan báo Tin mừng, với nhiều triết gia và thần học gia nổi tiếng, cũng như nhiều công trình kiến trúc tôn giáo, văn chương, góp phần tạo nên một nền văn minh đậm nét Kitô giáo. Những hành vi vô văn hóa và phi đạo đức có tính phỉ báng và diễu cợt Kitô giáo tại lễ khai mạc Thế vận hội Olympic Paris 2024 đã làm cho nhiều người trên thế giới bàng hoàng và phẫn nộ. Sự kiện đó có thể tạo ra tiền lệ cho việc bình thường hóa sự thiếu tôn trọng tôn giáo của chủ nghĩa thế tục muốn áp đặt sự thống trị tuyệt đối trên đời sống con người.
Sự thiếu tôn trọng đối với các giá trị tôn giáo và các giá trị đạo đức bằng cách nhạo báng các biểu tượng niềm tin và các nhân vật thiêng liêng trong lễ khai mạc Olympic như một lời cảnh báo sự sụp đổ về mặt đạo đức. Tòa Thánh phản ứng lại bằng một thông cáo cho thấy: “tại một sự kiện uy tín, nơi cả thế giới cùng nhau chia sẻ những giá trị chung, không nên có những ám chỉ chế nhạo niềm tin tôn giáo của nhiều người. Hiển nhiên, quyền tự do ngôn luận ở đây không bị đặt thành vấn đề, song giới hạn của nó là sự tôn trọng người khác.”
Sau đó Giám đốc nghệ thuật của lễ khai mạc Thomas Jolly nói rằng, bức tranh của danh họa Leonardo da Vinci không phải là nguồn cảm hứng của ông, và đã xin lỗi nếu mọi người cảm thấy bị xúc phạm.
Sự thịnh vượng của Pháp và các quốc gia tiên tiến khác, nếu chỉ cậy vào việc quy định những giá trị được luật pháp công bố với sự tự do muốn làm gì thì làm, miễn là không vi hiến thì, Thiên Chúa và lề luật của Người làm sao còn được trọng vọng và tuân thủ? Tách Thiên Chúa và các giá trị Tin mừng ra khỏi đời sống, có thể quốc gia đó vẫn thịnh vượng, nhưng sự thịnh vượng ấy không đến từ phước lành của Thiên Chúa, sẽ mau chóng sụp đổ và bị hủy hoại. Thánh vịnh 53 đã cho thấy điều đó thật chính xác như sau:
“Kẻ ngu si tự nhủ: “Làm chi có Chúa Trời!”
Chúng đã ra hư đốn, làm những điều ghê tởm, chẳng có một ai làm điều thiện.
Từ trời cao Thiên Chúa nhìn xuống loài người, xem ai là kẻ có lương tri, biết kiếm tìm Thiên Chúa.
Người người đã lìa xa chính lộ, chỉ biết theo nhau làm chuyện suy đồi, chẳng có một ai làm điều thiện, dẫu một người cũng không.
Những kẻ làm điều ác, kẻ sống trên xương máu đồng bào ta, kẻ không cầu khẩn Thiên Chúa, há chẳng hiểu biết gì?
Này chúng phải kinh hoàng sợ hãi, khi chẳng có chi phải kinh hoàng, vì Thiên Chúa làm tan xương nát thịt những kẻ nào vây hãm dân Ta.
Chúng sẽ phải thẹn thùng, vì Thiên Chúa đã ruồng bỏ chúng.”
Ảnh: VOV
Vì thế, sự tồn vong của một quốc gia, dân tộc hệ tại ở việc nó có tôn thờ Thiên Chúa hay tôn trọng và thi hành các giá trị mà Thiên Chúa đã phú ban trong lương tâm của nó và mặc khải cho nó qua Đức Giêsu Kitô. Loại trừ Thiên Chúa, ý muốn và lề luật của Người khỏi đời sống, nó không còn được sự che chở và hướng dẫn của Người nữa, hệ quả tất yếu là tiêu vong, sau khi trải qua những nỗi kinh hoàng và sự khốn cùng; điều mà bất cứ người con nào của Thiên Chúa cũng đang thấy.
Thiên Chúa, dù bị gạt ra bên lề đời sống, nhưng số phận của một quốc gia hay dân tộc vẫn được Thiên Chúa kiểm soát và điều khiển. Khởi đi từ việc Thiên Chúa quy tụ “số sót” nhỏ bé, nghèo hèn, khiêm nhu và hiền lành, hoàn toàn phó thác cho kế hoạch nhiệm màu của Thiên Chúa, những người mong chờ công lý không bởi người ta nhưng bởi Đức Kitô. Vì ý Thiên Chúa muốn: “Đó là đưa thời gian tới hồi viên mãn là quy tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Kitô (Ep 1,10).
Chúng ta tin rằng không quyền lực nào có thể ngăn cản những gì Thiên Chúa muốn đạt được. Những ai cản trở công việc của Ngài, chống lại lời của Ngài, gây phiền toái và làm ảnh hưởng kế hoạch của Ngài sẽ tự chuốc án phạt vào thân. Vì thế số phận của con người tùy thuộc vào việc nó quy thuận hoặc chống đối Thiên Chúa và kế hoạch của Người.
Thiên Chúa, dù bị gạt ra bên lề đời sống, nhưng số phận của một quốc gia hay dân tộc vẫn được Thiên Chúa kiểm soát và điều khiển. Khởi đi từ việc Thiên Chúa quy tụ “số sót” nhỏ bé, nghèo hèn, khiêm nhu và hiền lành, hoàn toàn phó thác cho kế hoạch nhiệm màu của Thiên Chúa, những người mong chờ công lý không bởi người ta nhưng bởi Đức Kitô. Vì ý Thiên Chúa muốn: “Đó là đưa thời gian tới hồi viên mãn là quy tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Kitô (Ep 1,10).
Chúng ta tin rằng không quyền lực nào có thể ngăn cản những gì Thiên Chúa muốn đạt được. Những ai cản trở công việc của Ngài, chống lại lời của Ngài, gây phiền toái và làm ảnh hưởng kế hoạch của Ngài sẽ tự chuốc án phạt vào thân. Vì thế số phận của con người tùy thuộc vào việc nó quy thuận hoặc chống đối Thiên Chúa và kế hoạch của Người.
Cùng chủ đề