Thành viên
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 131
- Chủ đề Author
- #1
- Tạ ơn Trời vì cho con có cơm ăn áo mặc, con biết ngoài kia còn bao người đói rét.
- Mày phải thấy hạnh phúc vì có đôi chân lành lặn, trong khi bao nhiêu người bị mất cả đôi chân kìa.
- Thật may mắn vì mình còn có việc để làm, kiếm được thu nhập. Ngoài kia còn bao người đang thất nghiệp.
Ảnh minh họa
Có lẽ, những người nói ra câu này, họ cũng chỉ là đang thấy biết ơn vì mình vẫn còn có được điều gì tốt đẹp giữa những thiếu thốn của cuộc sống. Đó cũng có thể là một lời động viên để vượt qua lúc khó khăn.
Nhưng rồi chúng ta phải đặt lại câu hỏi “Tại sao lại thấy hạnh phúc khi thấy người khác khổ hơn mình”. Có phải nỗi khổ của người khác đang là một điều an ủi đối với mình? Nếu trong lúc khó khăn bạn không thấy ai khổ hơn mình thì niềm an ủi của bạn sẽ đến từ đâu?
Tại sao không phải là “buồn với người buồn, vui với người vui”? Giống như thánh Phaolô viết “Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau. Nếu một bộ phận nào được vẻ vang thì mọi bộ phận cũng vui chung”.
Giáo huấn xã hội Công Giáo đòi hỏi ta phải tiến xa hơn nữa trong tình liên đới. “Liên đới cũng là một đức tính luân lý thực sự, không phải là một cảm giác thông cảm mơ hồ hay đau buồn hời hợt trước những bất hạnh của nhiều người, gần gũi cũng như xa lạ. Ngược lại, liên đới còn là một quyết tâm vừa chắc chắn vừa kiên định dấn thân lo cho công ích.” (TLHTXHGHCG số 193).
Liên đới đòi hỏi chúng ta tìm ra gốc rễ nguyên nhân khiến người ta đau khổ. Và tôi sẵn sàng hành tùy theo chuyên môn, hoàn cảnh của mình để giúp họ giải quyết vấn đề. Khi gặp những người nghèo khổ chúng ta không còn tự an ủi “Ồ mình dù gì vẫn còn may mắn hơn họ”. Mà phải đặt câu hỏi “Tại sao họ lại khổ như vậy, mình có thể giúp gì được cho họ trong hoàn cảnh này?”
Nếu chúng ta hạnh phúc vì có người đau khổ hơn mình, sự khổ đau sẽ ngày được tạo ra thêm. Nếu chúng ta biết đau trước nỗi đau của người khác, biết cùng nhau giải quyết gốc rễ của vấn đề, thì thế giới này sẽ tốt đẹp hơn và đáng sống hơn.
Nhưng rồi chúng ta phải đặt lại câu hỏi “Tại sao lại thấy hạnh phúc khi thấy người khác khổ hơn mình”. Có phải nỗi khổ của người khác đang là một điều an ủi đối với mình? Nếu trong lúc khó khăn bạn không thấy ai khổ hơn mình thì niềm an ủi của bạn sẽ đến từ đâu?
Tại sao không phải là “buồn với người buồn, vui với người vui”? Giống như thánh Phaolô viết “Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau. Nếu một bộ phận nào được vẻ vang thì mọi bộ phận cũng vui chung”.
Giáo huấn xã hội Công Giáo đòi hỏi ta phải tiến xa hơn nữa trong tình liên đới. “Liên đới cũng là một đức tính luân lý thực sự, không phải là một cảm giác thông cảm mơ hồ hay đau buồn hời hợt trước những bất hạnh của nhiều người, gần gũi cũng như xa lạ. Ngược lại, liên đới còn là một quyết tâm vừa chắc chắn vừa kiên định dấn thân lo cho công ích.” (TLHTXHGHCG số 193).
Liên đới đòi hỏi chúng ta tìm ra gốc rễ nguyên nhân khiến người ta đau khổ. Và tôi sẵn sàng hành tùy theo chuyên môn, hoàn cảnh của mình để giúp họ giải quyết vấn đề. Khi gặp những người nghèo khổ chúng ta không còn tự an ủi “Ồ mình dù gì vẫn còn may mắn hơn họ”. Mà phải đặt câu hỏi “Tại sao họ lại khổ như vậy, mình có thể giúp gì được cho họ trong hoàn cảnh này?”
Nếu chúng ta hạnh phúc vì có người đau khổ hơn mình, sự khổ đau sẽ ngày được tạo ra thêm. Nếu chúng ta biết đau trước nỗi đau của người khác, biết cùng nhau giải quyết gốc rễ của vấn đề, thì thế giới này sẽ tốt đẹp hơn và đáng sống hơn.