Một "đôi mắt đẫm lệ" mới thấy được nỗi đau của người khác

5.00 star(s) 5 Votes
Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
672

Trong một xã hội nhịp sống ngày càng vội vã, công nghệ thông tin phát triển một cách nhanh chóng, sự thờ ơ, thói vô cảm đang dần trở thành một hiện tượng đáng lo ngại và đang lan rộng ra toàn xã hội. Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo khẳng định, Ki-tô hữu không chỉ quan tâm tới bản thân và còn phải biết đau với nỗi đau của người khác.​


phailamgi_Một đôi mắt đẫm lệ mới thấy được nỗi đau của người khác_cv1.jpg

Một bệnh nhân tâm thần tại trại tâm thần Trọng Đức. Ảnh: phailamgi

Hàng ngày, nếu thường xuyên cập nhật tin tức, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những câu chuyện đau lòng, xâm phạm nặng nề tới phẩm giá con người. Như việc tại một trường học, một học sinh đã bị bắt nạt và hành động bạo lực trước sự chứng kiến của nhiều học sinh khác. Thậm chí, một số học sinh đã quay video nhưng không can ngăn, can thiệp hoặc báo cáo vụ việc cho nhà trường.

Hay một vụ việc đau lòng gần đây, một trẻ mầm non 5 tuổi đã bị giáo viên đánh đập, đè lên người, nhét đồ ăn vào miệng. Điều đáng nói là có những giáo viên ở gần đó quay video nhưng không phản ứng gì.

Sự thờ ơ, vô cảm này không chỉ đặt ra mối đe dọa về sự mất kết nối giữa con người với nhau, mà còn làm suy yếu tình yêu, tình huynh đệ trong cộng đồng. Khi mỗi người chỉ quan tâm đến bản thân và bỏ qua nhu cầu, cảm xúc của người khác, một khoảng cách xã hội ngày càng lớn mở ra, tạo ra một môi trường đầy căng thằng và cô đơn.

phailamgi_Một đôi mắt đẫm lệ mới thấy được nỗi đau của người khác_cv2.jpg
Những bệnh nhân tâm thần luôn cần đến "đôi mắt đẫm lệ" của người khác. Ảnh: Phailamgi

Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo khẳng định, mỗi người là một hữu thể xã hội, chỉ có thể sống xót và phát triển nhờ vào sự giúp đỡ của người khác. Làm người không chỉ là sống trong mối liên hệ tốt đẹp với Thiên Chúa, mà còn phải cố gắng cẩn trọng để giữ mối giao hảo với người khác. (x. Docat #48)

Bên cạnh đó, mỗi con người được tạo ra theo hình ảnh Thiên Chúa, được ban phẩm giá, các quyền bất khả xâm phạm và bổn phận bất khả nhượng.

Hàng ngày, xung quanh chúng ta vẫn đang xảy ra đủ các loại bạo lực, các hành vi xâm phạm tới phẩm giá con người như bạo lực học đường, bạo lực gia đình, bóc lột,…Nhưng không phải ai cũng có thể "thấy" những điều đó, bởi "một số thực tế trong đời sống chỉ có thể nhìn thấy bằng đôi mắt từng đẫm lệ" (Christus vivit #76)

Đức Giáo hoàng Phanxicô đã đặt câu hỏi tự vấn cho mỗi Ki-tô hữu: "Tôi có biết khóc không? Tôi có biết khóc khi nhìn thấy một đứa trẻ bị đói,…,bạo hành hay khai thác như một nô lệ? Hay tôi chỉ biết khóc cho mình, như những kẻ vùng vằng khóc đòi thứ gì khác?" (ibid.)

phailamgi_Một đôi mắt đẫm lệ mới thấy được nỗi đau của người khác.jpg
Giờ sinh hoạt trong trại nữ - trại tâm thần Trọng Đức. Ảnh: Phailamgi.com

Do đó, là một người Ki-tô hữu, hãy học để biết khóc cho những phận đời kém hơn mình, vì khóc là một diễn tả lòng thương xót và trắc ẩn. "Nếu thấy nước mắt mình không trào ra được, các con hãy xin Chúa ban cho mình ơn biết khóc trước những đau khổ của tha nhân. Một khi các con có thể khóc, các con có thể giúp đỡ người khác với cả tấm lòng." (ibid.)

Tóm lại, mỗi người Ki-tô hữu không được phép chỉ khẳng định nhân quyền khi quyền lợi của mình bị động chạm; họ phải nhận ra rằng họ cũng có nhiệm vụ bảo vệ và tăng cường các quyền cơ bản của tất cả mọi người. (Docat #68).

Làm ơn, xin đừng vô cảm!​

Phải làm gì?

Docat 49: Sống trong xã hội nghĩa là gì?
Ngay từ ban đầu, đời sống xã hội được trải nghiệm trong gia đình. Gia đình sẽ tiến triển khi các thành viên thường xuyên nói chuyện với nhau, khi phát triển lối sống vun đáp mối quan tâm hiểu biết lẫn nhau, và khi các lợi ích cá nhân luôn là thứ yếu so với lợi ích cộng đồng và phúc lợi chung. Giống như Chúa là Đấng Sáng Tạo, gia đình là chủ thể sáng tạo không phải chỉ vì gia đình sinh sản con cái. Trong tương quan là các sinh vật có tính xã hội, con người chúng ta chia sẻ vào quyền năng sáng tạo của Thiên Chúa. Cho nên, chúng ta cũng chịu trách nhiệm về việc tạo dựng và có trách nhiệm với mọi con người sống động khác. Mỗi người trong những con người sống động như vậy luôn luôn là thiêng liêngbất khả xâm phạm ở bất kỳ nơi đâu. Trách nhiệm xã hội của chúng ta cũng liên quan đến các loài vật, nên chúng ta cũng phải đối xử tử tế với chúng. Điều đó cũng liên quan đến thiên nhiên, nên không được khai thác thiên nhiên vô tội vạ mà phải sử dụng cách bền vững và có trách nhiệm. Song, trọng tâm của giáo huấn xã hội Công giáo là con người. Con người là nền tảng đích thực của xã hội; cho nên trong tất cả mọi sự được thực hiện trong xã hội thì con người được ưu tiên.​
 

Giấc mơ Docat của Đức Thánh Cha Phanxicô

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên