- Chủ đề Author
- #1
"Chức tước chẳng là cái gì mà phải sống cho đến chết, chứ đừng chết khi còn đang sống!” Đó là tâm sự của Đức ông Laurensô Phạm Hân Quynh, nhân ngày nhận tước Đức ông, ngày 10/8/2009 và là quyết tâm của ngài, vị linh mục được mệnh danh "người luôn đi ngược dòng".
Ảnh: giaoxudongxuyen
Ngược dòng thời gian
Đức ông Laurensô Phạm Hân Quynh sinh ngày 30/8/1926, tại giáo xứ Trì Chính, giáo phận Phát Diệm, tỉnh Ninh Bình.
Năm 1940, cậu Quynh nhập học tại trường Thiên Hựu, Huế. Năm 1944, học xong chương trình Trung học tại đây, Thầy gia nhập Đại chủng viện Xuân Bích, Hà Nội.
Năm 1950, Thầy qua Pháp du học tại đại chủng viện Des Carmes tại Paris, cùng khoá với Jean-Marie Lustiger, là người sau này sẽ trở thành hồng y và tổng giám mục Paris. Thầy được thụ phong linh mục ngày 5/4/1952 tại Paris, Pháp.
Tại Paris, cha tích cực tham gia các phong trào chống Pháp, đặc biệt viết báo đòi thực dân Pháp rút về nước, trao trả độc lập cho dân tộc Việt Nam. Những bài báo sắc lẹm của cha không chỉ gây tiếng vang ở Pháp mà còn được các lãnh đạo Việt Nam như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng khen ngợi.
Năm 1940, cậu Quynh nhập học tại trường Thiên Hựu, Huế. Năm 1944, học xong chương trình Trung học tại đây, Thầy gia nhập Đại chủng viện Xuân Bích, Hà Nội.
Năm 1950, Thầy qua Pháp du học tại đại chủng viện Des Carmes tại Paris, cùng khoá với Jean-Marie Lustiger, là người sau này sẽ trở thành hồng y và tổng giám mục Paris. Thầy được thụ phong linh mục ngày 5/4/1952 tại Paris, Pháp.
Tại Paris, cha tích cực tham gia các phong trào chống Pháp, đặc biệt viết báo đòi thực dân Pháp rút về nước, trao trả độc lập cho dân tộc Việt Nam. Những bài báo sắc lẹm của cha không chỉ gây tiếng vang ở Pháp mà còn được các lãnh đạo Việt Nam như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng khen ngợi.
Từ trái sang: các cha Phạm Hân Quynh, Nguyễn Ngọc Oánh và Nguyễn Văn Thông. Ảnh: Nguyễn Văn Lục
Ngược dòng người di tản
Cuối năm 1953, nhận thấy tình hình chính trị xã hội Việt Nam nhiều biến động, cha vội vã rời Paris, bay về Sài Gòn, và ngược ra Hà Nội, để như cha nói "bảo đảm sự có mặt của Công giáo trong chế độ cộng sản," (Trích phỏng vấn Phạm Hân Quynh, Ivry, le 29/6/1989, Les Catholiques Vietnamiens pendant la guerre d’Inđépendance 1945-1954, Trân Thi Lien, tr. 531) và "về để 'sống chung' chứ không 'chung sống," với cộng sản, nhờ đó thu hẹp thành trì của Satan lại, để Giáo Hội Việt Nam được tinh tuyền thánh thiện, không những tồn tại mà còn trưởng thành. (Nguyễn Khắc Đại, Cha Quynh: Con người - Sự kiện - Giai thoại, (Hải Phòng 2012) tr. 65)
Ngay khi trở về Việt Nam, vì sợ cha dính dáng đến chính trị, Đức cha Giuse Trịnh Như Khuê cử cha về giúp cha xứ Phủ Lý. Tuy nhiên, sau bài giảng về Hòa bình vào lễ đêm Giáng sinh năm 1953 gây nhiều căng thẳng với chính quyền Pháp, cha được mời về Tòa Giám mục làm Thư ký Tòa Giám mục.
Tại đây, trong vai trò của một thư ký, theo lệnh của Đức Cha Khuê, cha đã tìm mọi cách để ngăn các linh mục của giáo phận di cư vào Nam, nhất là tìm cách vô hiệu hóa "Ủy ban Liên lạc những người Công giáo yêu Tổ quốc yêu Hòa bình." (Ibid., 97) Năm 1955, cha được bổ nhiệm làm chính xứ Hà Đông, giáo phận Hà Nội.
Ngay khi trở về Việt Nam, vì sợ cha dính dáng đến chính trị, Đức cha Giuse Trịnh Như Khuê cử cha về giúp cha xứ Phủ Lý. Tuy nhiên, sau bài giảng về Hòa bình vào lễ đêm Giáng sinh năm 1953 gây nhiều căng thẳng với chính quyền Pháp, cha được mời về Tòa Giám mục làm Thư ký Tòa Giám mục.
Tại đây, trong vai trò của một thư ký, theo lệnh của Đức Cha Khuê, cha đã tìm mọi cách để ngăn các linh mục của giáo phận di cư vào Nam, nhất là tìm cách vô hiệu hóa "Ủy ban Liên lạc những người Công giáo yêu Tổ quốc yêu Hòa bình." (Ibid., 97) Năm 1955, cha được bổ nhiệm làm chính xứ Hà Đông, giáo phận Hà Nội.
Các nữ tu trong dòng người di tản. Ảnh: Autofun
Ngược dòng vào cửa hẹp
Về Hà Nội chưa đầy 3 năm, mặc dù được chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tin tưởng cấp giấy phép thông hành cho phép tự do đi khắp nơi, nhưng khi nghe tiếng Chúa gọi qua lời mời của Đức cha Phêrô Khuất Văn Tạo, Giám mục hạt Tông tòa Hải Phòng, vào ngày 28/4/1956, cha đã mau mắn theo ngài về Hải Phòng làm Thư ký Tòa Giám mục. Quyết định về Hải Phòng của cha đối với nhiều người là một quyết định ngược dòng đi về phía cửa hẹp.
Trong thực tế, về Hải Phòng mới hơn 4 năm, ngoài những khó khăn về tài chính, nhân sự, việc đi lại mục vụ, cha nhiều lần bị triệu tập lên Sở Công an hoặc Tòa án Thành phố vì những bài giảng mạnh mẽ về Công lý và Hòa bình, nhất là sự cứng rắn của cha với Ủy ban Liên lạc những người Công giáo Việt Nam yêu tổ quốc yêu Hòa bình. Cha nói rõ: “Tôi còn sống ngày nào, tôi còn chống cái ủy ban ‘xuyên tạc công giáo’ này”.
Ngày 8/10/1960, cha bị bắt và bị đưa đi quản chế suốt 28 năm tại các giáo xứ Đồng Giới (4 năm), Tràng Duệ (4 năm), Câu Thượng (4 năm) và Xuân Hòa (16 năm). Năm 1989, cha được trả tự do và tiếp tục ở lại phục vụ giáo xứ Xuân Hòa, Đông Xuyên, Đông Côn và Súy Nẻo cho đến khi qua đời.
Trong thực tế, về Hải Phòng mới hơn 4 năm, ngoài những khó khăn về tài chính, nhân sự, việc đi lại mục vụ, cha nhiều lần bị triệu tập lên Sở Công an hoặc Tòa án Thành phố vì những bài giảng mạnh mẽ về Công lý và Hòa bình, nhất là sự cứng rắn của cha với Ủy ban Liên lạc những người Công giáo Việt Nam yêu tổ quốc yêu Hòa bình. Cha nói rõ: “Tôi còn sống ngày nào, tôi còn chống cái ủy ban ‘xuyên tạc công giáo’ này”.
Ngày 8/10/1960, cha bị bắt và bị đưa đi quản chế suốt 28 năm tại các giáo xứ Đồng Giới (4 năm), Tràng Duệ (4 năm), Câu Thượng (4 năm) và Xuân Hòa (16 năm). Năm 1989, cha được trả tự do và tiếp tục ở lại phục vụ giáo xứ Xuân Hòa, Đông Xuyên, Đông Côn và Súy Nẻo cho đến khi qua đời.
Nhà thờ chính tòa Hải Phòng những năm đầu thế kỷ 20
Ước ao một Giáo hội dám ngược dòng
Khi còn là du học sinh bên Pháp, cha từng nổi tiếng với nhận định về Giáo hội Việt Nam trên báo Con Cò, rằng: "Giáo hội Việt Nam chỉ là Giáo hội Pháp và Tây Ban Nha ở hải ngoại".
Với mong ước trở về Việt Nam để thu hẹp thành trì của Satan lại và để giúp Giáo Hội Việt Nam được tinh tuyền thánh thiện, không những tồn tại mà còn trưởng thành, trong những năm tháng còn bị quản chế, nhất là sau này khi được tự do, cha đã miệt mài cùng với các linh mục trong giáo phận Hải Phòng, xây dựng lại tâm hồn các tín hữu.
Trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Báo La Croix năm 2009, trả lời cho câu hỏi "làm thế nào để ngăn chặn sự mất lòng tin nơi người Việt Nam?" cha cho biết, ngoài việc cầu nguyện, đào tạo các linh mục tu sĩ có sự hiểu biết đầy đủ về triết học, thần học và văn hóa Việt, điều quan trọng không phải là xây dựng các nhà thờ mà là "xây dựng lại tâm hồn Kitô của giáo dân Việt Nam."
Muốn thế, theo cha, Giáo hội phải can đảm ngược dòng, dám "sống chung" chứ không "chung sống", nghĩa là sống can trường chứ không thỏa hiệp, sống chân thành trong tinh thần đối thoại. Ngài đã triệt để sống tinh thần này, nên đã đem về cho Chúa rất nhiều các linh hồn.
Vào hồi 01 giờ 05 phút ngày 22 tháng 7 năm 2012, cha đã vượt qua cửa hẹp và cửa trời đã rộng mở đón cha vào an nghỉ trong nhà Chúa, hưởng thọ 86 tuổi.
Với mong ước trở về Việt Nam để thu hẹp thành trì của Satan lại và để giúp Giáo Hội Việt Nam được tinh tuyền thánh thiện, không những tồn tại mà còn trưởng thành, trong những năm tháng còn bị quản chế, nhất là sau này khi được tự do, cha đã miệt mài cùng với các linh mục trong giáo phận Hải Phòng, xây dựng lại tâm hồn các tín hữu.
Trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Báo La Croix năm 2009, trả lời cho câu hỏi "làm thế nào để ngăn chặn sự mất lòng tin nơi người Việt Nam?" cha cho biết, ngoài việc cầu nguyện, đào tạo các linh mục tu sĩ có sự hiểu biết đầy đủ về triết học, thần học và văn hóa Việt, điều quan trọng không phải là xây dựng các nhà thờ mà là "xây dựng lại tâm hồn Kitô của giáo dân Việt Nam."
Muốn thế, theo cha, Giáo hội phải can đảm ngược dòng, dám "sống chung" chứ không "chung sống", nghĩa là sống can trường chứ không thỏa hiệp, sống chân thành trong tinh thần đối thoại. Ngài đã triệt để sống tinh thần này, nên đã đem về cho Chúa rất nhiều các linh hồn.
Vào hồi 01 giờ 05 phút ngày 22 tháng 7 năm 2012, cha đã vượt qua cửa hẹp và cửa trời đã rộng mở đón cha vào an nghỉ trong nhà Chúa, hưởng thọ 86 tuổi.