phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
541

Nhân kỷ niệm 30 năm, cố Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình về với Chúa (1/7/1995 – 1/7/2025), lật lại vài trang sử cũ, gặp được hình ảnh của vị Giám mục của tinh thần hiếu hòa, của lòng nhân ái, đã có lúc "gây tranh cãi", nhưng lại rất cương trực; đặc biệt trong vụ án Thiếu tá Đặng Sỹ.


phailamgi_Đức TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình trong vụ án Thiếu tá Đặng Sỹ_1.jpg

Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình năm 1960

Vụ án Thiếu tá Đặng Sỹ

Ngày 8/5/1963, ngày mở đầu cho biến cố Phật giáo miền Trung, nhưng cũng là sự kiện đáng nhớ với Thiếu tá Đặng Sỹ, Phó tỉnh trưởng, phụ trách an ninh Huế, một người Công giáo, có tên thánh Mátthêu.

Ông bị qui trách nhiệm về cái chết của 8 thiếu niên bị sát hại tại Đài Phát Thanh Huế đêm 8/5/1963.

Cho đến nay, ai là người trực tiếp ném lựu đạn gây ra vụ nổ chết người lúc đó vẫn mãi là giả thuyết:

"Giả thuyết thứ nhất, và khó tin nhất cho rằng một cán bộ chính quyền, hoặc là binh sĩ hay cảnh sát bảo vệ đài phát thanh đã ném trái lựu đạn. Một giả thuyết thứ hai đổ cho mật vụ Mỹ là tác giả trong vụ này. Giả thuyết thứ ba thì cho rằng chính phe đấu tranh, tôi xin nói là phe đấu tranh trong đó còn nhiều thành phần khác ngoài Phật Giáo đã thâm độc cho ném lựu đạn gây nên cảnh đổ máu để tạo căm phẫn trong quần chúng Phật tử hầu khích động mạnh hơn cuộc đấu tranh và dồn hai bên đến cái thế một sống, một chết với nhau." (Cao Văn Luận, Bên Giòng Lịch Sử - Hồi ký 1940 – 1965, NXB. Trí Dũng, 1972, 313 – 314)

Dĩ nhiên, Thiếu tá Đặng Sỹ, người phụ trách an ninh tại Huế phải là người chịu trách nhiệm, nhưng chính quyền của Tổng thống Diệm đã bác bỏ các cáo buộc và không truy cứu ông trách nhiệm hình sự, vì thiếu căn cứ.

Tuy nhiên, 20 ngày sau đảo chính, ngày 24/11/1963, ông bị bắt đem nhốt vào trại giam quân đội. Ngày 2/6/1964, ông bị đưa ra xét xử.

phailamgi_Tiếng nói mạnh mẽ của Đức TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình trong vụ án Thiếu tá Đặng Sỹ_cv1.jpg

Tiếng nói của Cố TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình

Theo một số tài liệu để lại, trước khi vụ án diễn ra, trong thời gian bị thẩm cung, viên sĩ quan thẩm cung có giao cho Đặng Sỹ một mảnh giấy trong đó có ghi sẵn một số gợi ý, đề nghị ông hợp tác, chỉ cần ông đổ tội cho Đức TGM Ngô Đình Thục là chủ mưu trong vụ nổ chết người tại Đài Phát Thanh Huế.

Không biết bằng cách nào, "mảnh giấy đã "lạc" ra ngoài tới tay lm. Fx Trần Tử Nhãn, Bề trên DCCT Huế, TGM Nguyễn Văn Bình và Khâm sứ Tòa thánh tại Việt Nam Salvatore Asta." (Phạm minh Tâm, Còn ai Giữa Mênh Mông Đời Mình, Báo Thời Luận Hoa Kỳ - 2023, 471)

Ngày 14/5/1964, tại TGM Sài Gòn, tất cả các Giám mục miền Nam đã mở một phiên họp bất thường về nhiều vụ việc trong đó có vụ án Thiếu tá Đặng Sỹ và lập tức ra một thông cáo nhằm trấn an đồng bào Công giáo, khuyên tránh những hành động nóng nảy.

Sau đó, vào cuối tháng 5/1964, Đức TGM Phaolô đã nhân danh HĐGM gửi một bức thư bằng tiếng Pháp cho các tướng Dương Văn Minh – Quốc Trưởng và Nguyễn Khánh – Thủ tướng chính phủ, nói rõ "khối Công giáo giữ im lặng chỉ vì muốn giữ tình đoàn kết quốc gia để chống cộng sản, cũng như ý thức được những khó khăn của chính quyền. Song nếu Đặng Sỹ không được xét xử theo sự thật và công lý thì chính ngài và những người Công giáo có bổn phận đấu tranh cho sự thật và lẽ công bằng." (Ibid., 476)

phailamgi_Tiếng nói mạnh mẽ của Đức TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình trong vụ án Thiếu tá Đặng Sỹ_cv2.jpg
Các Hòa thường, Thượng tọa tham gia trong cuộc chính biến năm 1963 tại Huế. Ảnh: Báo Tuổi trẻ

Bức thư có đoạn viết: "Trong lúc này, nếu chúng tôi cứ tiếp tục giữ im lặng thì sẽ là một thiếu sót nặng nề bổn phận đối với đất nước. Nhiều công chức cũng như quân nhân Công giáo là nạn nhân của những biện pháp hoàn toàn vô căn cứ. Nhiều người bị giam giữ chỉ vì lý do họ là người Công giáo. Làm cách mạng có nghĩa là chấm dứt tình trạng bất công để xây dựng một xã hội hiện đại và tương lai tốt đẹp. Cách mạng không phải được xây dựng bằng những định kiến đối với cá nhân và cộng đồng. Không thể chấp nhận được là chính quyền đã dám hy sinh chúng tôi. Chúng tôi, những người Công giáo, là những thành phần chống cộng hơn ai hết. Chúng tôi cho rằng lên án Đặng Sỹ là gián điệp là lên án toàn thể khối Công giáo. Trước ngày 1/11/1963, chúng đã có dịp bày tỏ cho chính quyền lập trường của chúng tôi. Ngày hôm nay, chúng tôi cũng làm như vậy. Nếu chúng tôi có lên tiếng cũng chính vì mục đích duy nhất là cứu nguy tổ quốc và xây dựng đất nước…" (Piero Gheddo, Catholiques et Bouddhistes au Viet Nam, 246-247)

Sau thông cáo của HĐGM và nhất là lá thư của TGM Phaolô, ngày 7/6/1964, Sài Gòn có dịp chứng kiến một cuộc biểu tình đúng nghĩa của khối Công giáo, ngay trước trụ sở tòa nhà Quốc Hội.

Ngày 8/6/1964, sau 1 tuần xét xử, tòa án kết án Đặng Sỹ tội cố sát với mức án chung thân. Ông bị kết án chung thân không phải vì các lý do theo luật pháp, mà là do phản ứng mạnh mẽ của Đức TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình và khối Công giáo.

Trước ngày tuyên án, "tướng Nguyễn Khánh có cử người đến gặp TGM Nguyễn Văn Bình, Lm. Trần Tử Nhãn, vừa từ Huế vào Sài Gòn nhận chức Giám tỉnh DCCT và gia đình thiếu tá Đặng sỹ báo cho biết ông không bị tử hình." (Phạm minh Tâm, Còn ai Giữa Mênh Mông Đời Mình, Báo Thời Luận Hoa Kỳ - 2023, 483)

Năm 1967, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ân xá cho Đặng Sỹ và phục hồi cấp bậc cho ông, nhưng ông từ chối và rời ngành.

Để kết, chúng ta vừa lật lại một trang sử đau thương của dân tộc để thấy rõ hơn chân dung của một vị mục tử đã có lúc để lại những quyết định "gây tranh cãi", nhưng qua vụ án Thiếu tá Đặng Sỹ và nhiều vụ việc khác, thì đó là một vị mục tử, vượt trên mọi chính kiến, đảng phái, luôn đứng về phía đất nước và con người, lấy sự bình an cho tha nhân làm trọng, dù có lúc phải mang tiếng là hèn nhát.​

 
  • Love
Like: .

Sức sống mới từ những thay đổi mới của Đức tân Giáo hoàng Leo XIV

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên