Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 1,203
- Chủ đề Author
- #1
Một cuộc khảo sát phối hợp giữa Aleteia và Famille Chrétienne với hàng trăm người dự tòng tại Pháp cho thấy: 78% người xin gia nhập đạo thừa nhận rằng mạng xã hội đã đóng vai trò trong hành trình khám phá hoặc đào sâu đức tin của họ.
Theo Hội đồng Giám mục Pháp (CEF), số lượng người lớn được rửa tội trong đêm Vọng Phục sinh liên tục tăng trong những năm gần đây, trong đó hơn 70% dưới 35 tuổi.
Từ màn hình điện thoại đến nhà thờ
78% người dự tòng cho biết họ đã được đánh động hoặc đào sâu đức tin nhờ mạng xã hội. Trong số này, 46% xác nhận rằng tác động từ các nền tảng số là “rất quan trọng” trong tiến trình hoán cải hoặc nhận thức về đức tin. Đặc biệt, 84% theo dõi ít nhất một người có ảnh hưởng (influencer) Công giáo trên các nền tảng như YouTube, TikTok, Instagram hoặc Facebook.
Giáo hội Công giáo từ lâu đã khẳng định tầm quan trọng của việc hiện diện trong môi trường truyền thông hiện đại.
"Môi trường truyền thông hiện đại không còn là một công cụ đơn thuần mà đã trở thành một môi trường sống mới, nơi con người thiết lập các mối quan hệ và hình thành nhân cách” (Evangelii Gaudium, #86).
Điều này nay được kiểm chứng bằng thực tế mục vụ tại Pháp: người trẻ không còn bước vào đức tin qua truyền thống gia đình hay cộng đoàn, mà trước hết là từ không gian số. 42% người dự tòng từng tham dự Thánh lễ một mình trước khi xin rửa tội, cho thấy hành trình tìm kiếm đức tin khởi đi từ tương tác cá nhân, chứ không phải gợi hứng cộng đồng.
Mặc dù mạng xã hội đang trở thành “cánh cửa đầu tiên” dẫn người trẻ đến với Thiên Chúa, khảo sát cũng chỉ ra những khoảng trống cần lấp đầy như, 75% người dự tòng cho biết họ gặp khó khăn khi hiểu Thánh lễ, dù cảm thấy “thoải mái” khi tham dự, hay 38% mong muốn được đồng hành sau khi lãnh nhận Bí tích, 27% cần giải thích rõ hơn về phụng vụ, và 16% đề nghị thành lập các nhóm thanh thiếu niên tại giáo xứ.
Nhìn vào những con số này, Giáo hội không chỉ cần hiện diện trên mạng xã hội, mà còn phải chủ động đào tạo những người có khả năng truyền giáo trong môi trường kỹ thuật số. Điều này bao gồm:
Giáo hội Công giáo từ lâu đã khẳng định tầm quan trọng của việc hiện diện trong môi trường truyền thông hiện đại.
"Môi trường truyền thông hiện đại không còn là một công cụ đơn thuần mà đã trở thành một môi trường sống mới, nơi con người thiết lập các mối quan hệ và hình thành nhân cách” (Evangelii Gaudium, #86).
Điều này nay được kiểm chứng bằng thực tế mục vụ tại Pháp: người trẻ không còn bước vào đức tin qua truyền thống gia đình hay cộng đoàn, mà trước hết là từ không gian số. 42% người dự tòng từng tham dự Thánh lễ một mình trước khi xin rửa tội, cho thấy hành trình tìm kiếm đức tin khởi đi từ tương tác cá nhân, chứ không phải gợi hứng cộng đồng.
Mặc dù mạng xã hội đang trở thành “cánh cửa đầu tiên” dẫn người trẻ đến với Thiên Chúa, khảo sát cũng chỉ ra những khoảng trống cần lấp đầy như, 75% người dự tòng cho biết họ gặp khó khăn khi hiểu Thánh lễ, dù cảm thấy “thoải mái” khi tham dự, hay 38% mong muốn được đồng hành sau khi lãnh nhận Bí tích, 27% cần giải thích rõ hơn về phụng vụ, và 16% đề nghị thành lập các nhóm thanh thiếu niên tại giáo xứ.
Nhìn vào những con số này, Giáo hội không chỉ cần hiện diện trên mạng xã hội, mà còn phải chủ động đào tạo những người có khả năng truyền giáo trong môi trường kỹ thuật số. Điều này bao gồm:
- Khuyến khích giáo dân trẻ trở thành “người có ảnh hưởng” tích cực về đức tin.
- Phát triển nội dung truyền giáo chất lượng trên TikTok, YouTube, podcast, blog...
- Thiết lập các nhóm học hỏi Kinh Thánh online, lớp giáo lý số, và các buổi cầu nguyện trực tuyến.
Giáo hội không thể im lặng trong một thế giới đang được định hình bởi truyền thông kỹ thuật số. Nếu không ở đó, Giáo hội đang để người trẻ đơn độc với đức tin non nớt của họ.
Giáo hội có sẵn sàng đi vào “các vùng ngoại vi kỹ thuật số” để gặp gỡ người trẻ như lời mời gọi của Đức Giáo hoàng Phanxicô không?
Nếu 78% người dự tòng tại Pháp đã gặp Chúa từ mạng xã hội, thì rõ ràng, Thiên Chúa đang hiện diện giữa những dòng video, tin nhắn và bình luận số. Vấn đề còn lại là: Giáo hội có sẵn sàng lên đường để đồng hành cùng họ trong hành trình ấy hay không?
Giáo hội có sẵn sàng đi vào “các vùng ngoại vi kỹ thuật số” để gặp gỡ người trẻ như lời mời gọi của Đức Giáo hoàng Phanxicô không?
Nếu 78% người dự tòng tại Pháp đã gặp Chúa từ mạng xã hội, thì rõ ràng, Thiên Chúa đang hiện diện giữa những dòng video, tin nhắn và bình luận số. Vấn đề còn lại là: Giáo hội có sẵn sàng lên đường để đồng hành cùng họ trong hành trình ấy hay không?
- Ảnh trong bài: Canva
Phải làm gì?
Docat 41: Dùng phương tiện truyền thông thế nào cho đúng? Dùng phương tiện truyền thông cách khôn ngoan là một thách thức cho tất cả mọi người. Ngay cả với các phương tiện truyền thông đại chúng cổ điển (báo giấy, truyền thanh, truyền hình), người ta cũng phải quyết định cần tập trung vào điều gì. Sự hưởng dùng thụ động thường khiến “người dùng” cảm thấy chán nản và trống rỗng về mặt tinh thần. Về điều này, cha mẹ, giáo viên, hay người hướng dẫn các nhóm thanh thiếu niên, phải chịu trách nhiệm đặc biệt. Họ phải làm gương cho con em và thanh thiếu niên về đường lối sử dụng có kỷ luật các phương tiện truyền thông, và giúp các em làm quen với những nội dung phong phú, lành mạnh. Trong trường hợp của phương tiện truyền thông kỹ thuật số, mức độ trách nhiệm phải được nâng cấp, với lý do như sau: người ta không còn là kẻ tiếp nhận thụ động, chỉ xem những gì người khác in ra, gửi tới, hay sản xuất, mà còn có thể tham gia như một nhà sản xuất, gõ “thích” hay bình luận hoặc đưa một tin nhắn, viết blog, tải đoạn video, hay hình ảnh lên mạng. Do vậy, người ta phải chịu một trách nhiệm có thể sánh được với trách nhiệm của bất cứ nhà cung cấp các phương tiện truyền thông đại chúng nào khác.