- Chủ đề Author
- #1
Ngày nay, nhiều thiếu nữ Công giáo bỏ quê lên thành phố học tập, làm ăn, sinh sống. Trong môi trường mới, thiếu những bạn trai Công giáo học chung trường, làm chung công sở, xí nghiệp, nên phần đông tìm người yêu và kết hôn với những bạn trai khác đạo.
Ảnh: Annie Williams/Unsplash
Chị Têrêxa V. T. Y. giáo dân giáo xứ T. L. Tổng Giáo phận Hà Nội. Trước khi lấy chồng, chị từng là một giáo lý viên xuất sắc, thành viên trong ban giới trẻ giáo hạt, được dân làng đánh giá là một tín hữu gương mẫu. Trong thời gian làm tại công ty gần nhà, chị quen và yêu một thanh niên ngoại giáo làng bên.
Theo đề nghị của chị, người bạn trai đi học đạo và theo đạo. Nhưng vì coi bí tích hôn nhân chỉ là "thủ tục kết hôn bên đạo", giống như đăng ký bên đời cho hợp pháp, nên chỉ một thời gian ngắn sau khi kết hôn, anh không đi nhà thờ nữa, thậm chí, còn ngăn cản không cho chị giữ đạo. Chị đành phải "nghỉ đạo" để không làm mất hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, vì là người đạo đức, nên trong lòng chị lúc nào cũng bất an.
Chị Maria T. T. L, thuộc một giáo xứ ngoại thành Hà Nội, lại ở vào một trường hợp khác. Anh chị quen nhau từ hồi đại học. Anh nhất định không chịu theo đạo vì là con trai trưởng và "phải hương khói cho tổ tiên", nên đồng ý "làm phép tha khác đạo" để đạo ai người ấy giữ. Mặc dù được chồng thông cảm, nhưng sống giữa môi trường nhà chồng toàn người không có đạo, chị cảm thấy lạc lõng và khó xử, nhất là khi phải chuẩn bị mân bàn cúng giỗ theo phong tục nhà chồng. Lâu ngày, chị không còn thói quen đến nhà thờ, vì thấy bất tiện và không được mấy người trong gia đình ủng hộ.
Ảnh: Virgil Cayasa
Theo đề nghị của chị, người bạn trai đi học đạo và theo đạo. Nhưng vì coi bí tích hôn nhân chỉ là "thủ tục kết hôn bên đạo", giống như đăng ký bên đời cho hợp pháp, nên chỉ một thời gian ngắn sau khi kết hôn, anh không đi nhà thờ nữa, thậm chí, còn ngăn cản không cho chị giữ đạo. Chị đành phải "nghỉ đạo" để không làm mất hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, vì là người đạo đức, nên trong lòng chị lúc nào cũng bất an.
Chị Maria T. T. L, thuộc một giáo xứ ngoại thành Hà Nội, lại ở vào một trường hợp khác. Anh chị quen nhau từ hồi đại học. Anh nhất định không chịu theo đạo vì là con trai trưởng và "phải hương khói cho tổ tiên", nên đồng ý "làm phép tha khác đạo" để đạo ai người ấy giữ. Mặc dù được chồng thông cảm, nhưng sống giữa môi trường nhà chồng toàn người không có đạo, chị cảm thấy lạc lõng và khó xử, nhất là khi phải chuẩn bị mân bàn cúng giỗ theo phong tục nhà chồng. Lâu ngày, chị không còn thói quen đến nhà thờ, vì thấy bất tiện và không được mấy người trong gia đình ủng hộ.
Ảnh: Virgil Cayasa
Trên đây chỉ là hai trong số rất nhiều trường hợp người Công giáo lấy chồng ngoại đạo sau đó phải bỏ đạo vì áp lực của chồng, của gia đình nhà chồng và vì phải sống lâu trong một môi trường không ai có đạo.
Hiện nay, dù không có con số thống kê chính thức, nhưng theo quan sát, trong số 10 thiếu nữ lấy chồng ngoại đạo, thì chỉ có hai người giữ được đạo, 2 người khác giữ được đạo nhưng phải bỏ chồng; trong số sáu người còn lại, có người bị chồng hoặc gia đình nhà chồng cấm giữ đạo, người khác thì từ chỗ sống giữa những người không có đạo, dẫn tới khô đạo sau đó tự nguyện bỏ đạo…
Những thiếu nữ giữ được đạo phần lớn là những thiếu nữ có một đời sống đức tin vững mạnh, có nguồn tài chính ổn định, gia cảnh cha mẹ đẻ vượt trội, biết sống kính trên nhường dưới, quan trọng là được nhà chồng tôn trọng.
Ngay cả đối với các thiếu nữ này, việc giữ được đạo trong một môi trường toàn người lương cũng là một thách đố không dễ vượt qua, khi phải tập quen với các nghi lễ cúng giỗ, cỗ bàn theo phong tục nhà chồng… khi xung quanh không có ai là người có đạo và đặc biệt khi đối diện với áp lực phải giáo dục con cái theo đức tin Công giáo.
Tại một số nơi, vì biết con cái lấy người ngoại đạo sẽ bỏ đạo, nên các bậc cha mẹ thường đến xin cha xứ cho làm "phép tha", vì họ nghĩ rằng, phép tha là "tha cho con họ khỏi giữ đạo"?
Ảnh: Matea Gregg
Hiện nay, dù không có con số thống kê chính thức, nhưng theo quan sát, trong số 10 thiếu nữ lấy chồng ngoại đạo, thì chỉ có hai người giữ được đạo, 2 người khác giữ được đạo nhưng phải bỏ chồng; trong số sáu người còn lại, có người bị chồng hoặc gia đình nhà chồng cấm giữ đạo, người khác thì từ chỗ sống giữa những người không có đạo, dẫn tới khô đạo sau đó tự nguyện bỏ đạo…
Những thiếu nữ giữ được đạo phần lớn là những thiếu nữ có một đời sống đức tin vững mạnh, có nguồn tài chính ổn định, gia cảnh cha mẹ đẻ vượt trội, biết sống kính trên nhường dưới, quan trọng là được nhà chồng tôn trọng.
Ngay cả đối với các thiếu nữ này, việc giữ được đạo trong một môi trường toàn người lương cũng là một thách đố không dễ vượt qua, khi phải tập quen với các nghi lễ cúng giỗ, cỗ bàn theo phong tục nhà chồng… khi xung quanh không có ai là người có đạo và đặc biệt khi đối diện với áp lực phải giáo dục con cái theo đức tin Công giáo.
Tại một số nơi, vì biết con cái lấy người ngoại đạo sẽ bỏ đạo, nên các bậc cha mẹ thường đến xin cha xứ cho làm "phép tha", vì họ nghĩ rằng, phép tha là "tha cho con họ khỏi giữ đạo"?
Ảnh: Matea Gregg
Không kể các thiếu nữ trước khi về nhà chồng đã mong Giáo hội làm phép tha với ý nghĩ "tha cho khỏi giữ đạo", các bạn nữ nếu muốn kết hôn với người không Công giáo, cần phải suy nghĩ một cách kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định chọn chồng, bởi nguy cơ phải "bỏ đạo" khá cao.
Thực ra, việc khó giữ được đạo trong môi trường ngoại đạo là hệ quả tất yếu đến từ một xã hội theo chế độ phụ hệ, với quan niệm "thuyền theo lái, gái theo chồng' còn khá nặng nề.
Trong thực tế, việc phải sống trong một môi trường toàn người ngoại không phải lúc nào cũng thiện cảm với đạo, là một trở ngại không nhỏ để các bạn có thể sống đức tin Công giáo. Đó là chưa kể các bạn còn có thể bị cấm đoán, không được hướng dẫn giáo dục con cái theo đức tin, nguồn cơn làm cho gia đình lục đục, không hạnh phúc.
Nhiều bạn nam, khi muốn kết hôn với người Công giáo, đã chấp nhận theo đạo và làm lễ cưới chỉ vì nghĩ hôn nhân Công giáo cũng như thủ tục kết hôn ngoài đời, làm cho xong. Nhiều bạn nam không Công giáo còn nghĩ rằng, lấy vợ Công giáo rất yên tâm vì họ không dám bỏ chồng, nên sau khi lấy nhau xong, đã ra sức cấm cản, đôi khi còn đánh đập bắt bỏ đạo.
Đối với các cha mẹ Công giáo, khi con cái thông báo ý định lấy người ngoại giáo, họ nên bình tĩnh, đừng nên quyết liệt cấm cản. Trái lại, cần có thời gian giải thích cho con cái rõ, đồng thời đối thoại nhiều với bạn của con, không nên quyết liệt bắt họ thay đổi niềm tin tôn giáo, nhưng cố gắng truyền bá cho con gương sáng đức tin của mình, để từng bước đưa con vào đạo.
Điều quan trọng của hôn nhân là "kê cho bằng những chỗ lệch", là "cùng nhìn về một hướng", đôi bạn cần phải thể hiện sự tôn trọng nhau, nhất là tôn trọng niềm tin tôn giáo ngay từ đầu, có như vậy, cuộc sống hôn nhân mới thực sự hạnh phúc.
Thực ra, việc khó giữ được đạo trong môi trường ngoại đạo là hệ quả tất yếu đến từ một xã hội theo chế độ phụ hệ, với quan niệm "thuyền theo lái, gái theo chồng' còn khá nặng nề.
Trong thực tế, việc phải sống trong một môi trường toàn người ngoại không phải lúc nào cũng thiện cảm với đạo, là một trở ngại không nhỏ để các bạn có thể sống đức tin Công giáo. Đó là chưa kể các bạn còn có thể bị cấm đoán, không được hướng dẫn giáo dục con cái theo đức tin, nguồn cơn làm cho gia đình lục đục, không hạnh phúc.
Nhiều bạn nam, khi muốn kết hôn với người Công giáo, đã chấp nhận theo đạo và làm lễ cưới chỉ vì nghĩ hôn nhân Công giáo cũng như thủ tục kết hôn ngoài đời, làm cho xong. Nhiều bạn nam không Công giáo còn nghĩ rằng, lấy vợ Công giáo rất yên tâm vì họ không dám bỏ chồng, nên sau khi lấy nhau xong, đã ra sức cấm cản, đôi khi còn đánh đập bắt bỏ đạo.
Đối với các cha mẹ Công giáo, khi con cái thông báo ý định lấy người ngoại giáo, họ nên bình tĩnh, đừng nên quyết liệt cấm cản. Trái lại, cần có thời gian giải thích cho con cái rõ, đồng thời đối thoại nhiều với bạn của con, không nên quyết liệt bắt họ thay đổi niềm tin tôn giáo, nhưng cố gắng truyền bá cho con gương sáng đức tin của mình, để từng bước đưa con vào đạo.
Điều quan trọng của hôn nhân là "kê cho bằng những chỗ lệch", là "cùng nhìn về một hướng", đôi bạn cần phải thể hiện sự tôn trọng nhau, nhất là tôn trọng niềm tin tôn giáo ngay từ đầu, có như vậy, cuộc sống hôn nhân mới thực sự hạnh phúc.
Phải làm gì?
Tôi có thể nói rằng hôn nhân là một nhiệm vụ hằng ngày, như công việc của một thợ thủ công hay thợ kim hoàn, vì người chồng có bổn phận giúp cho vợ mình thêm dịu dàng, tự tin, và người vợ có bổn phận giúp cho chồng mình thêm mạnh mẽ, can đảm. Như thế, tôi đang hình dung ra cảnh một ngày anh chị em đang bước đi trên phố, và người ta sẽ nói: “Hãy nhìn người phụ nữ xinh đẹp kia, cô nàng thật tự tin!”. “Với một anh chồng như thế, thì cũng dễ hiểu thôi!”. Và tương tự: “Hãy nhìn anh chàng kia, thật ra dáng nam nhi!” “Với một cô vợ tốt như thế, ta cũng dễ hiểu thôi!”… Và con cái của anh chị em sẽ thụ hưởng niềm tự hào được có cha và mẹ cùng nhau thăng tiến, và giúp nhau trở thành người nam và người nữ đúng nghĩa.
Giáo hoàng Phanxicô, nói với các đôi vợ chồng trẻ ngày 14 tháng 2, 2014