Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 767
- Chủ đề Author
- #1
Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ có xu hướng nuôi dạy con cái theo kiểu “để con đủ tuổi, đủ trưởng thành thì sẽ tự quyết định có đi đạo hay không?”. Họ cho rằng mình đang tôn trọng quyền tự do của đứa trẻ. Nhưng thực ra, đây là một kiểu ngụy biện vô cùng thiếu trách nhiệm trong việc giáo dục Đức tin cho con trẻ.
Ảnh: Giaoxutanviet.com
Trong xã hội hiện đại, xu hướng cha mẹ để con tự quyết định rửa tội hay không đang ngày càng nhiều. Thay vì thực hiện nghi thức này ngay khi còn nhỏ, họ chờ đợi đến khi con đủ nhận thức và có thể tự đưa ra quyết định.
Lý giải cho việc này, nhiều bậc cha mẹ cho rằng, họ đang tôn trọng quyền tự do tôn giáo, quyền tự do chọn lựa của đứa trẻ. Đồng thời họ cũng cho rằng, khi trẻ tự chọn con đường tôn giáo cho mình, quyết định này sẽ mang tính chân thành và bền vững hơn. Khi trẻ cảm thấy mình có trách nhiệm với quyết định của mình, chúng sẽ tự tin hơn vào con đường tôn giáo mà chúng chọn.
Nhưng thực ra, những kiểu lý giải trên của các bậc cha mẹ thực ra là những lời ngụy biện cho việc thiếu trách nhiệm trong việc giáo dục Đức tin cho con trẻ.
Ảnh: bibliotecadopregador.com.br
Lời hứa của Bí tích hôn phối
Khi cử hành bí tích hôn phối, đôi vợ chồng đón nhận ơn Chúa và cam kết thực hiện hai mục tiêu của đời sống hôn nhân và gia đình:
- Một là giúp phát triển tình yêu, tương trợ và bổ túc cho nhau trong mọi lãnh vực
- Hai là hướng đến việc sinh sản và giáo dục con cái theo đường lối Đức tin.
Do đó, việc hướng dẫn và giáo dục con cái theo Đức tin là một trách nhiệm không thể thiếu đối với các bậc cha mẹ. Không thực hiện bổn phận này, đôi vợ chồng gián tiếp phủ nhận những lời trước mặt Chúa trong ngày lãnh nhận bí tích Hôn phối.
Ảnh: mcphotography.hk
Bổn phận với Đức tin
Theo Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo, mọi Ki-tô hữu và toàn thể dân Thiên Chúa đều có một vai trò trong sứ mệnh của Giáo hội. Với tư cách thành viên được thánh tẩy để đón nhận đức tin, việc chia sẻ món quà đức tin với người khác là vinh dự và bổn phận của chúng ta. (TLHT #525)
Điều này có nghĩa là, không ai có thể là một Ki-tô hữu chỉ vì lợi ích bản thân. Tất cả chúng ta được rửa tội và thêm sức, dù không được đặc biệt ủy nhiệm để thi hành việc đó như một linh mục, phó tế,…thì chúng ta đều là “sứ giả” và “chứng nhân” của Tin Mừng. (x. Docat #305)
Vì thế, các bậc cha mẹ, với tư cách là những người đi trước trong ơn gọi Đức tin, phải có bổn phận chia sẻ ơn gọi đó cho những đứa con của mình sớm nhất có thể. Đồng thời, trở nên những mẫu gương trong đời sống Đức tin của con trẻ.
Điều này có nghĩa là, không ai có thể là một Ki-tô hữu chỉ vì lợi ích bản thân. Tất cả chúng ta được rửa tội và thêm sức, dù không được đặc biệt ủy nhiệm để thi hành việc đó như một linh mục, phó tế,…thì chúng ta đều là “sứ giả” và “chứng nhân” của Tin Mừng. (x. Docat #305)
Vì thế, các bậc cha mẹ, với tư cách là những người đi trước trong ơn gọi Đức tin, phải có bổn phận chia sẻ ơn gọi đó cho những đứa con của mình sớm nhất có thể. Đồng thời, trở nên những mẫu gương trong đời sống Đức tin của con trẻ.
Ảnh: stophavingaboringlife.com
Tóm lại
Trong điều kiện cho phép và sớm nhất có thể, thường là một tháng sau khi sinh, cha mẹ hãy cho con được lãnh nhận bí tích Rửa tội. Đây là một bổn phận không thể chối từ.
Phải làm gì?
Docat 305: Làm Kitô hữu có phải là một vấn đề riêng tư?
Không ai có thể là một Kitô hữu chỉ vì lợi ích bản thân. Đếnvới Đức Giêsu, kết bạn với Người và theo Người cũng cónghĩa là công khai tuyên xưng đức tin vào Người, để Ngườinói với chúng ta và giao sứ mệnh cho chúng ta. “Chính anhem là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi khôngtài nào che giấu được. Cũng chẳng có ai thắp đèn rồi lại đểdưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và đèn soi chiếu cho mọingười trong nhà” (Mt 5,14-15). Tất cả chúng ta, đã được RửaTội và Thêm Sức – dù không được đặc biệt uỷ nhiệm để thihành việc đó như một linh mục, phó tế, giáo lý viên hay giáoviên tôn giáo – thì chúng ta đều là “sứ giả” và “chứng nhân”của Tin Mừng. “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loanbáo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16,15) và “anh emhãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửacho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”(Mt 28,19). Để chúng ta có thể rao giảng Nước Thiên Chúa(chứ không phải rao giảng chính mình) bằng lời nói và việclàm, Thiên Chúa ban cho chúng ta bảy ơn của Chúa ThánhThần