Phù vân nối phù vân Thời gian cứ xoay vần
- Tham gia
- 29/12/23
- Bài viết
- 259
- Chủ đề Author
- #1
Có lẽ ai trong chúng ta cũng từng cảm nhận được niềm vui khi đạt được một thành tựu nào đó: một tấm bằng, một công việc tốt, một lần được khen ngợi. Những niềm vui ấy có thật, nhưng nhiều khi chúng ta vẫn thấy chúng chỉ thoáng qua, hoặc có khi lại trộn lẫn một chút tự hào, một chút ích kỷ.
Thế nhưng, có một niềm vui rất khác. Đó là niềm vui khi ta thấy người khác vui — một niềm vui lạ lùng, tinh khôi và rất "trong". Nó không phải là niềm vui khi thấy mình vượt hơn ai đó, hay khi người khác gục ngã mà mình đứng vững. Nó càng không phải là niềm vui khi người khác trở thành phương tiện để ta đạt được điều mình muốn (kể cả để cho mình vui).
Niềm vui ấy bắt đầu từ những điều rất nhỏ: một món quà bất ngờ dành cho ai đó, một lời an ủi đúng lúc, một sự hy sinh thầm lặng. Khi ta bắt đầu nếm trải niềm vui này, ta sẽ thấy có một sự "thỏa lòng" rất sâu. Không còn là chuyện thành công hay thất bại theo chuẩn mực của xã hội, không còn là chuyện ai hơn ai kém, mà chỉ đơn giản là: ta đã bước ra khỏi cái "tôi" ích kỷ, để sống cho và với người khác.
Cha Giuse Nguyễn Trọng Viễn, OP chia sẻ khi dạy giáo lý hôn nhân trong đạo thường đặt câu hỏi cho các cặp đôi: "Con có bao giờ có kinh nghiệm mà vui khi làm cho người khác vui chưa? kể cho cha nghe, con mà không kể được là con có chừng đó. Trong hôn nhân, điều căn cốt không phải là để người kia phục vụ mình. Mà chính là học dần dần cái niềm vui khi làm cho người kia vui." (Xem trên youtube)
Có thể ban đầu ta chỉ thấy "hao tiền tốn sức", "hao tâm tổn trí", nhưng đến một lúc nào đó, ta bỗng nghiệm ra: niềm vui lớn nhất chính là nhìn thấy người mình yêu thương được hạnh phúc, được nên người.
Điều này cũng đúng trong kinh doanh, trong công việc, hay bất cứ mối quan hệ nào. Khi ta chỉ nghĩ đến việc mình lời, còn người khác lỗ thì cuối cùng, ta cũng sẽ "vỡ", không chỉ vỡ về kinh tế mà còn vỡ về tinh thần. Nhưng nếu "tôi có lợi và anh cũng có lợi", chúng ta cùng phát triển, cùng hạnh phúc — thì đó mới chính là con đường lâu bền và mang lại niềm vui thật sự.
Khi ta vui vì làm cho người khác vui, niềm vui ấy không còn nhuốm màu toan tính, chỉ đơn giản là vì chính họ. Nó trong veo, tựa như ánh mắt một đứa trẻ trao quà cho bạn mà không mong được nhận lại gì. Chính trong khoảnh khắc ấy, ta chạm được vào phần "thiện" sâu thẳm nhất của bản thân.
Và rồi, ta sẽ nhận ra: cuộc đời này, cuối cùng không phải là cuộc chạy đua để khẳng định "tôi" hơn ai đó, mà là một hành trình để ta học cách yêu thương, học cách ra khỏi bản thân, và học cách vui khi người khác được vui.
Có thể nói, đó chính là thành công lớn nhất của một đời người.
Lần gần nhất bạn thấy vui khi làm cho người khác vui là khi nào?
Phải Làm Gì?
Thế nhưng, có một niềm vui rất khác. Đó là niềm vui khi ta thấy người khác vui — một niềm vui lạ lùng, tinh khôi và rất "trong". Nó không phải là niềm vui khi thấy mình vượt hơn ai đó, hay khi người khác gục ngã mà mình đứng vững. Nó càng không phải là niềm vui khi người khác trở thành phương tiện để ta đạt được điều mình muốn (kể cả để cho mình vui).
Ảnh: phailamgi
Niềm vui ấy bắt đầu từ những điều rất nhỏ: một món quà bất ngờ dành cho ai đó, một lời an ủi đúng lúc, một sự hy sinh thầm lặng. Khi ta bắt đầu nếm trải niềm vui này, ta sẽ thấy có một sự "thỏa lòng" rất sâu. Không còn là chuyện thành công hay thất bại theo chuẩn mực của xã hội, không còn là chuyện ai hơn ai kém, mà chỉ đơn giản là: ta đã bước ra khỏi cái "tôi" ích kỷ, để sống cho và với người khác.
Cha Giuse Nguyễn Trọng Viễn, OP chia sẻ khi dạy giáo lý hôn nhân trong đạo thường đặt câu hỏi cho các cặp đôi: "Con có bao giờ có kinh nghiệm mà vui khi làm cho người khác vui chưa? kể cho cha nghe, con mà không kể được là con có chừng đó. Trong hôn nhân, điều căn cốt không phải là để người kia phục vụ mình. Mà chính là học dần dần cái niềm vui khi làm cho người kia vui." (Xem trên youtube)
Có thể ban đầu ta chỉ thấy "hao tiền tốn sức", "hao tâm tổn trí", nhưng đến một lúc nào đó, ta bỗng nghiệm ra: niềm vui lớn nhất chính là nhìn thấy người mình yêu thương được hạnh phúc, được nên người.
Điều này cũng đúng trong kinh doanh, trong công việc, hay bất cứ mối quan hệ nào. Khi ta chỉ nghĩ đến việc mình lời, còn người khác lỗ thì cuối cùng, ta cũng sẽ "vỡ", không chỉ vỡ về kinh tế mà còn vỡ về tinh thần. Nhưng nếu "tôi có lợi và anh cũng có lợi", chúng ta cùng phát triển, cùng hạnh phúc — thì đó mới chính là con đường lâu bền và mang lại niềm vui thật sự.
Khi ta vui vì làm cho người khác vui, niềm vui ấy không còn nhuốm màu toan tính, chỉ đơn giản là vì chính họ. Nó trong veo, tựa như ánh mắt một đứa trẻ trao quà cho bạn mà không mong được nhận lại gì. Chính trong khoảnh khắc ấy, ta chạm được vào phần "thiện" sâu thẳm nhất của bản thân.
Giao lưu văn nghệ cùng các bệnh nhân tại trại điên Trọng Đức. Ảnh: phailamgi
Và rồi, ta sẽ nhận ra: cuộc đời này, cuối cùng không phải là cuộc chạy đua để khẳng định "tôi" hơn ai đó, mà là một hành trình để ta học cách yêu thương, học cách ra khỏi bản thân, và học cách vui khi người khác được vui.
Có thể nói, đó chính là thành công lớn nhất của một đời người.
Lần gần nhất bạn thấy vui khi làm cho người khác vui là khi nào?
Phải Làm Gì?
Docat 310: Tại sao tôi nên tham gia với phong cách rõ ràng là “Kitô hữu”?
Nhiều người nói rằng: Điều chính yếu là trở thành một người tốt! Cần gì phải thêm đặc tính “Kitô hữu” vào đó? Tuy nhiên, lịch sử cho thấy đó chỉ là chủ nghĩa nhân văn thuộc loại vô thần thường bỏ mặc con người trong trạng thái chao đảo, hoang mang. Chỉ ở nơi Thiên Chúa thì “những gì là con người” mới được thăng tiến tốt hơn. Chỉ ở trong ánh sáng của Chúa Kitô chúng ta mới có thể hiểu đúng những gì là con người (x. GS 22). Những ai làm theo ý Thiên Chúa đều thể hiện mối quan tâm thật sự về con người, một cách chính xác trong những lĩnh vực mà con người yếu đuối, phụ thuộc vào sự giúp đỡ, và dường như “vô dụng”. Mặc dù một vài lãnh đạo Giáo Hội đôi khi làm sai lệch và phản bội thánh ý Thiên Chúa, Thiên Chúa vẫn làm cho Giáo Hội thành một nơi mà con người có thể đạt tới sự thành toàn đích thực với sự trợ giúp của Ngài. Đức Kitô đã không sống cho chính mình, nhưng “cho chúng ta”; Người thậm chí còn chịu chết một cách thảm thương cho từng con người. Và Người đã làm điều đó với động lực mang tính xã hội cao nhất: vì tình yêu. Đó là lý do tại sao, xét cho cùng, một người theo Đức Kitô mà hành động một cách “phi xã hội” thì chỉ là một Kitô hữu hữu danh vô thực mà thôi.