Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 767
- Chủ đề Author
- #1
Khi nhắc tới "chữa lành", nhiều người thường có thái độ mỉa mai, kiểu như "tí tuổi đầu, hở tí là đòi chữa lành". Nhưng thực tế, với những áp lực cuộc sống, nhiều người trẻ đang thực sự cần chữa lành, nhờ vào cảm nghiệm về sự hiện diện của Chúa Giê-su, Đấng chữa lành.
Ảnh: Phailamgi.com
Người ta thường nói, cuộc sống vốn dĩ là những áp lực, áp lực này đè lên áp lực khác, từ áp lực công việc, áp lực gia đình, áp lực phải thành công,…khiến nhiều người trẻ phải chịu những "vết thương" vô hình, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe tinh thần.
Đặc biệt là áp lực phải thành công ở người trẻ hiện nay là rất lớn. Ở cái độ tuổi trẻ trung nhất, ở cái độ tuổi phải chứng tỏ bản thân, người trẻ lao mình vào làm việc. Tuy nhiên, nhiều người cố gắng để mua nhà, giá đất lại tăng chóng mặt; nhiều người cố gắng để ổn định cuộc sống, thì lại gặp phải tình trạng cắt giảm nhân sự, giảm lương…Và họ tiếp tục lao vào guồng quay của công việc mà quên đi sự hiện diện của chính bản thân mình, đó cũng chính là lúc họ dễ gặp "tổn thương".
Thực tế cũng cho thấy, nạn nhân của các vụ tự tử thời gian vừa qua ở Việt Nam và trên thế giới đa phần là người trẻ. Vì "có những lúc, nỗi đau nơi một số người trẻ thật xé lòng, một nỗi đau không thể diễn tả thành lời. Họ chỉ có thể nói với Chúa rằng họ đang đau khổ nhiều lắm, rằng họ thật khó đứng vững, vì họ không còn tin vào ai nữa." (Christus vivit #77)
Ảnh: Pham Tan
Giáo hội không thể làm ngơ trước những "tổn thương" đó của người trẻ. Giáo hội biết rằng, người trẻ luôn có những bế tắc, những thất vọng và những ký ức đau đớn sâu xa. Họ thường cảm thấy "nỗi đau của những thất bại trong quá khứ, những vỡ mộng, những kinh nghiệm về sự phân biệt đối xử và bất công, về cảm giác mình không được yêu thương và đón nhận."
Những lúc người trẻ "tổn thương" như vậy, chỉ có sự cảm nghiệm về sự hiện diện của Chúa Giê-su mới đem lại sự "chữa lành" thực sự.
- “Nếu con còn trẻ mà lại cảm thấy yếu đuối, mệt mỏi hoặc thất vọng, hãy xin Chúa Giêsu đổi mới con. Với Người, niềm hy vọng chẳng bao giờ thiếu” (ibid. #109)
- “Hãy tìm một khoảng lặng ở với Chúa và để được Ngài yêu thương. Hãy cố xua tan mọi tiếng ồn trong thâm tâm và buông mình một lúc trong vòng tay yêu thương của Ngài”. (ibid. #115)
- “Con hãy nhìn lên thập giá của Người, hãy bám chặt lấy Người, hãy để Người cứu con, bởi vì những ai để mình được Người cứu độ sẽ được giải thoát khỏi tội lỗi, buồn phiền, trống rỗng nội tâm và cô đơn”. (ibid. #119)
Chúa Giê-su đã trao cho người trẻ tình bạn, sự đồng hành đầy sức an ủi và chữa lành của Người. Và Giáo hội phải trở thành khí cụ của Chúa Giê-su trên con đường dẫn tới sự chữa lành và sự bình an nội tâm.
Phải làm gì?
Docat 53: Tại sao con người nghĩ đến những điều vượt trên chính mình?
Trong tất cả các tạo vật, chỉ có con người được mở lối đến Thượng Đế, Đấng Vô Biên; chỉ con người mới có thể có có ý niệm về Thiên Chúa và khao khát câu trả lời tối hậu (về Thiên Chúa). Triết học cho rằng con người có khả năng → siêu việt, và có thể vượt qua chính mình. Chỉ bằng cách nhận biết và hiểu được điều gì khác hơn, vĩ đại hơn, và quan trọng hơn cả bản thân mình, đấy chính là Thiên Chúa, nguồn gốc của sự sống muôn loài, thì con người mới trở thành người trọn vẹn. Vì con người được mở lối tới Thiên Chúa, nên con người cũng có thể mở lối đến với người khác và thể hiện lòng tôn trọng với tha nhân. Hội nhập cộng đồng, đối thoại, và công nhận người khác khiến cho con người gần gũi và hiểu rõ mình hơn.
Cùng chủ đề