Những đứa trẻ gánh trên vai ước mơ của cha mẹ

5.00 star(s) 3 Votes
Đi tìm chân lý
Tham gia
25/1/24
Bài viết
602

Trong xã hội ngày nay, không hiếm gặp cảnh các bậc cha mẹ mong muốn con mình đạt được những thành tựu mà bản thân họ không thể thực hiện được, hoặc đơn giản là họ muốn con mình có một cuộc sống "tốt đẹp hơn" theo quan điểm của họ. Tuy nhiên, đôi khi, những kỳ vọng và ước mơ đó không phản ánh đúng sở thích và khả năng thực sự của trẻ, dẫn đến áp lực và stress cho cả trẻ em lẫn phụ huynh.​



phailamgi_Những đứa trẻ gánh trên vai ước mơ của bố mẹ_cover.jpg


Giấc mơ dòng họ có người làm linh mục

Bạn H tâm sự, em đã từng rơi vào trạng thái trầm cảm chỉ vì gia đình tạo ra áp lực muốn con đi tu làm linh mục. Ông nội bạn trước đó đi tu nhưng vì nhiều lý do không thể tiếp tục con đường tu trì. Ông nội luôn muốn họ có một người đi tu, làm rạng danh dòng họ. Mẹ bạn H thì luôn nói từ khi sinh con ra mẹ đã dâng con cho Chúa. Từ nhỏ, ai cũng có định hướng để bạn đi tu, ngăn cấm khi bạn có tình cảm với người khác. Dù trong lòng, không thực sự muốn đi tu nhưng khi bày tỏ ý kiến của mình lại không được mọi người lắng nghe. Ai cũng chỉ muốn bạn đi tu. Và H đã lớn lên trong sự do dự, trầm cảm, không biết phải chọn con đường nào. Nghi ngờ sự yêu thương của gia đình dành cho mình có phải là tình yêu thương vô điều kiện. Hay đó chỉ là vì H có thể thực hiện được giấc mơ của dòng họ.

Giấc mơ con mình là thiên tài

Là một giáo viên giỏi ở Hà Nội, anh K luôn tự hào vì mình có những phương pháp dạy học hay để đào tạo ra những học sinh xuất sắc. Chính anh cũng đã nghiên cứu ra một phương pháp dạy con trai mình. Con anh từ nhỏ đã học giỏi Tiếng Anh, Toán, đạt nhiều giải thưởng trong các cuộc thi quốc tế. Anh K rất tự hào về điều đó. Anh còn có kế hoạch để đưa con mình trở thành top những người thông minh nhất thế giới. Nhưng đến một ngày anh gần như chết lặng khi phát hiện con mình uống quá nhiều thuốc ngủ để tự tử. Với dòng thư tuyệt mệnh “Con xin lỗi, con không thể tiếp tục giấc mơ của bố”. Rất may, cháu đã được đi cấp cứu kịp thời và không nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng tinh thần của cháu không còn ổn định.

phailamgi_Những đứa trẻ gánh trên vai ước mơ của bố mẹ_cover 1.jpg


Hậu quả khó lường

Trên đây chỉ là hai trong số hàng ngàn trường hợp mà giấc mơ của cha mẹ vẫn đang đè nặng trên đôi vai của các con. Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của việc này là sự mất mát tự do lựa chọn và khả năng tự quyết định con đường tương lai của mình đối với trẻ. Khi trẻ phải sống để đáp ứng kỳ vọng của bố mẹ, chúng có thể dễ dàng mất đi cơ hội khám phá và phát triển những niềm đam mê và sở thích riêng biệt, điều này là rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện và hạnh phúc cá nhân.

Đồng thời, việc gánh vác ước mơ của bố mẹ cũng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe tinh thần cho trẻ, bao gồm lo âu, trầm cảm và thiếu tự tin. Khi trẻ không đạt được mục tiêu đề ra, chúng có thể cảm thấy thất bại và mất lòng tin vào bản thân, điều này càng làm trầm trọng thêm cảm giác bất lực và áp lực.

Tạo động lực chứ đừng tạo áp lực

Tuy nhiên, không phải tất cả những ảnh hưởng đều tiêu cực. Trong một số trường hợp, kỳ vọng của bố mẹ có thể thúc đẩy trẻ phấn đấu và đạt được những thành tựu đáng kể trong học tập và sự nghiệp. Điều quan trọng là phải có một sự cân bằng, nơi bố mẹ khích lệ và hỗ trợ con cái mình theo đuổi đam mê và mục tiêu của chính mình, thay vì áp đặt những kỳ vọng không tương thích.

Để giảm bớt áp lực và hỗ trợ trẻ phát triển một cách toàn diện, các bậc phụ huynh nên chú trọng đến việc lắng nghe và hiểu biết sâu sắc về nguyện vọng và khả năng của con mình. Cung cấp cho trẻ một môi trường an toàn để thể hiện bản thân và khám phá sở thích cá nhân là bước đầu tiên quan trọng để nuôi dưỡng một tương lai hạnh phúc và thành công cho trẻ, dựa trên chính khả năng và ước mơ của chúng.​

Phải Làm Gì?

Tôi được yêu thương vô điều kiện: đó là trải nghiệm không thể thay thế mà người ta có khi sống trong một gia đình tốt lành. Những thế hệ khác nhau cùng sống bên nhau và cảm nhận được tình yêu thương, liên đới, thái độ trân trọng, tận tâm không nhuốm màu ích kỷ, sự nâng đỡ và công bằng. Mỗi thành viên trong gia đình được những thành viên còn lại nhìn nhận, chấp thuận, và tôn trọng, chỉ vì phẩm giá của người ấy, chứ không phải vì người ấy phải làm gì mới xứng đáng được trân trọng. Mỗi người đều được yêu thương, chỉ vì người đó thuộc về gia đình. Mỗi người không phải là phương tiện để đạt một mục đích nào đó, nhưng là cùng đích nơi chính mình. Do đó, trong gia đình, nền văn hoá sự sống hình thành, mà ngày nay không còn hiển nhiên. Thường thường hiện nay, vấn đề chính lại là một người có thể làm gì, hay có thể đóng góp được gì (ví dụ, tiền bạc). Người ta thường tập trung trước hết và nhiều nhất vào những thứ vật chất. Kiểu suy nghĩ này thách thức các gia đình và thậm chí còn thường phá hoại gia đình​
 

Đức Thánh Cha chủ sự Nghi thức mở Cửa Thánh Đền thờ Thánh Phêrô và Thánh lễ đêm Giáng Sinh

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên