- Chủ đề Author
- #1
Gần đây, trên các nền tảng mạng xã hội xuất hiện nhiều video liên quan tới việc dâng cúng tiền bạc tại một số giáo xứ gây phản cảm, làm cho nhiều giáo dân cảm thấy bị tổn thương.
Ở đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem Giáo luật cũng như Giáo huấn của Giáo hội nói gì về vấn đề này.
Ảnh: Saigoneer.com
Có hai Tài liệu quan trọng đề cập tới vấn đề này: Bộ Giáo Luật dành các điều từ điều 945 đến 958 để nói về "Bổng lễ để cử hành thánh lễ" và Huấn thị của Bộ Giáo sĩ về việc "Cải tổ Mục vụ Cộng đoàn Giáo xứ để Phục vụ Sứ vụ loan báo Tin mừng", ban hành tại Rôma, ngày 29/6/2020, tại các số 40, 118-121.
Có hai Tài liệu quan trọng đề cập tới vấn đề này: Bộ Giáo Luật dành các điều từ điều 945 đến 958 để nói về "Bổng lễ để cử hành thánh lễ" và Huấn thị của Bộ Giáo sĩ về việc "Cải tổ Mục vụ Cộng đoàn Giáo xứ để Phục vụ Sứ vụ loan báo Tin mừng", ban hành tại Rôma, ngày 29/6/2020, tại các số 40, 118-121.
Về việc dâng cúng
Huấn thị của Bộ Giáo sĩ khẳng định việc dâng cúng là "hành vi tự do về phía người dâng cúng, tùy theo lương tâm và ý thức trách nhiệm đối với Hội Thánh, chứ không phải là “giá phải trả” hay “phí phải nộp”, cứ như là một loại “thuế thu trên các bí tích”. (Bộ Giáo sĩ, Huấn thị về…, # 118)
Vì thế, nhất thiết "không được “thương mại hóa” đời sống bí tích, và cho người ta cảm tưởng rằng việc cử hành các bí tích, nhất là Bí tích Thánh Thể, và các việc phục vụ khác là những dịch vụ được định giá cả." (Ibid., # 40)
Tuy nhiên, điều cần lưu ý là: dù là hành vi tự do, nhưng việc dâng cúng cũng là trách nhiệm của người tín hữu đối với Hội Thánh, thể hiện đức tin, cũng như sự gắn bó của mỗi cá nhân đối với Hội Thánh.
Các tín hữu cần nhớ rằng, Giáo hội, đặc biệt là giáo xứ họ trực thuộc, phụ thuộc nhiều vào khoản "đóng góp, dâng hiến với tình yêu thương và từ các khoản dâng cúng cho các cử hành bí tích", với quá nhiều các thứ chi phí như: điện, nước, sửa chữa, bảo trì, trùng tu cơ sở vật chất.. và hàng trăm thứ chi phí khác, trong khi ở Việt Nam "nguồn thu nhập duy nhất của các linh mục cũng là nguồn duy nhất cho công cuộc truyền giáo" là các khoản dâng cúng cho việc cử hành các bí tích.
Vì thế, các tín hữu cần tinh tế nhận thấy trách nhiệm của mình, để tự nguyện cộng tác vào công việc chung của Giáo xứ cũng là công việc của chính họ (Ibid., 119), bằng nhiều cách thức khác nhau tùy theo khả năng của mình. Họ có thể góp công, góp của, góp sức.. hoặc sốt sáng sống đạo, cầu nguyện cho Hội thánh.
Về phần mình, các vị mục tử, vừa phải giúp "các tín hữu sao cho mỗi thành viên trong cộng đoàn cảm thấy mình có trách nhiệm và trực tiếp tham gia để đáp ứng các nhu cầu của Hội Thánh" (Ibid., #40), vừa phải "nêu gương đức hạnh trong việc sử dụng tiền bạc, qua việc sống tiết độ, không hưởng dùng nhu cầu cá nhân quá mức, hoặc gương mẫu trong việc quản lý minh bạch tài sản giáo xứ." (Ibid., 120)
Ảnh: Pham Tan
Vì thế, nhất thiết "không được “thương mại hóa” đời sống bí tích, và cho người ta cảm tưởng rằng việc cử hành các bí tích, nhất là Bí tích Thánh Thể, và các việc phục vụ khác là những dịch vụ được định giá cả." (Ibid., # 40)
Tuy nhiên, điều cần lưu ý là: dù là hành vi tự do, nhưng việc dâng cúng cũng là trách nhiệm của người tín hữu đối với Hội Thánh, thể hiện đức tin, cũng như sự gắn bó của mỗi cá nhân đối với Hội Thánh.
Các tín hữu cần nhớ rằng, Giáo hội, đặc biệt là giáo xứ họ trực thuộc, phụ thuộc nhiều vào khoản "đóng góp, dâng hiến với tình yêu thương và từ các khoản dâng cúng cho các cử hành bí tích", với quá nhiều các thứ chi phí như: điện, nước, sửa chữa, bảo trì, trùng tu cơ sở vật chất.. và hàng trăm thứ chi phí khác, trong khi ở Việt Nam "nguồn thu nhập duy nhất của các linh mục cũng là nguồn duy nhất cho công cuộc truyền giáo" là các khoản dâng cúng cho việc cử hành các bí tích.
Vì thế, các tín hữu cần tinh tế nhận thấy trách nhiệm của mình, để tự nguyện cộng tác vào công việc chung của Giáo xứ cũng là công việc của chính họ (Ibid., 119), bằng nhiều cách thức khác nhau tùy theo khả năng của mình. Họ có thể góp công, góp của, góp sức.. hoặc sốt sáng sống đạo, cầu nguyện cho Hội thánh.
Về phần mình, các vị mục tử, vừa phải giúp "các tín hữu sao cho mỗi thành viên trong cộng đoàn cảm thấy mình có trách nhiệm và trực tiếp tham gia để đáp ứng các nhu cầu của Hội Thánh" (Ibid., #40), vừa phải "nêu gương đức hạnh trong việc sử dụng tiền bạc, qua việc sống tiết độ, không hưởng dùng nhu cầu cá nhân quá mức, hoặc gương mẫu trong việc quản lý minh bạch tài sản giáo xứ." (Ibid., 120)
Ảnh: Pham Tan
Về Bổng lễ
Một cách cụ thể liên quan tới "bổng lễ" hay tiền xin lễ, đây không phải là tiền để mua một thánh lễ hay "phí phải trả" cho một thánh lễ, vì thánh lễ là vô giá.
Đúng hơn, Tiền xin lễ hay Bổng lễ là việc "các Ki-tô hữu thông phần vào lợi ích của Giáo Hội, và bằng bổng lễ này, họ chia sẻ mối quan tâm của Giáo Hội trong việc nâng đỡ các thừa tác viên và các công việc của Giáo Hội." (Giáo Luật, # 946)
Do đó, "phải tuyệt đối tránh mọi hình thức thương mại hay buôn bán trong vấn đề bổng lễ” (Giáo Luật, # 947).
Trái lại, các linh mục được mời gọi sẵn sàng "cử hành Thánh Lễ theo ý chỉ của các Kitô hữu, nhất là của những người nghèo túng, ngay cả khi các ngài không nhận được bổng lễ” (Giáo Luật, # 945, & 2).
Đúng hơn, Tiền xin lễ hay Bổng lễ là việc "các Ki-tô hữu thông phần vào lợi ích của Giáo Hội, và bằng bổng lễ này, họ chia sẻ mối quan tâm của Giáo Hội trong việc nâng đỡ các thừa tác viên và các công việc của Giáo Hội." (Giáo Luật, # 946)
Do đó, "phải tuyệt đối tránh mọi hình thức thương mại hay buôn bán trong vấn đề bổng lễ” (Giáo Luật, # 947).
Trái lại, các linh mục được mời gọi sẵn sàng "cử hành Thánh Lễ theo ý chỉ của các Kitô hữu, nhất là của những người nghèo túng, ngay cả khi các ngài không nhận được bổng lễ” (Giáo Luật, # 945, & 2).
Về ấn định bổng lễ 250.000 đồng
Tại các giáo phận ở Việt Nam hiện nay, được sự cho phép của Tòa thánh, Hội đồng Giám mục đã ấn định mức tiền của một bổng lễ là 250.000 đồng.
Cần lưu ý, đây không phải là số tiền bắt buộc phải có để xin một thánh lễ mà là tiền ấn định cho một linh mục được hưởng khi dâng một thánh lễ theo qui định tại điều 945, khoản 1 của Bộ Giáo luật.
Ảnh: Josh Applegate/Unsplash
Có thể nói, mức ấn định này không phải dành cho giáo dân, nhưng là để bảo đảm quyền lợi và để tránh cho các linh mục lạm dụng tiền bạc. Với mức ấn định này, vị linh mục dâng lễ không được phép "đòi một số tiền nhiều hơn; nhưng ngài được phép nhận một bổng lễ cao hơn mức đã được ấn định để áp dụng lễ, nếu người ta tự nguyện dâng bổng lễ ấy, và cũng được phép nhận một bổng lễ thấp hơn." (Giáo Luật, # 952, &1).
Ngài cũng không được phép gom tất cả các ý lễ nhận được để hưởng trọn trong một thánh lễ. Ngược lại ngài phải dâng đủ lễ cho mọi ý lễ, nghĩa là người ta xin bao nhiêu lễ, thì linh mục phải làm đủ số ý lễ đó, dù bổng lễ là to hay nhỏ, kể cả lễ "0 đồng".
Nếu không dâng hết được các ý lễ, ngài phải chuyển cho các linh mục khác hoặc chuyển về Tòa Giám mục.
Cần lưu ý, đây không phải là số tiền bắt buộc phải có để xin một thánh lễ mà là tiền ấn định cho một linh mục được hưởng khi dâng một thánh lễ theo qui định tại điều 945, khoản 1 của Bộ Giáo luật.
Ảnh: Josh Applegate/Unsplash
Có thể nói, mức ấn định này không phải dành cho giáo dân, nhưng là để bảo đảm quyền lợi và để tránh cho các linh mục lạm dụng tiền bạc. Với mức ấn định này, vị linh mục dâng lễ không được phép "đòi một số tiền nhiều hơn; nhưng ngài được phép nhận một bổng lễ cao hơn mức đã được ấn định để áp dụng lễ, nếu người ta tự nguyện dâng bổng lễ ấy, và cũng được phép nhận một bổng lễ thấp hơn." (Giáo Luật, # 952, &1).
Ngài cũng không được phép gom tất cả các ý lễ nhận được để hưởng trọn trong một thánh lễ. Ngược lại ngài phải dâng đủ lễ cho mọi ý lễ, nghĩa là người ta xin bao nhiêu lễ, thì linh mục phải làm đủ số ý lễ đó, dù bổng lễ là to hay nhỏ, kể cả lễ "0 đồng".
Nếu không dâng hết được các ý lễ, ngài phải chuyển cho các linh mục khác hoặc chuyển về Tòa Giám mục.
Tóm lại
Dâng cúng cho việc cử hành các bí tích là một hành vi tự do về phía người dâng cúng, tùy theo lương tâm và ý thức trách nhiệm của họ đối với Hội Thánh. Tuy nhiên, tiền bạc là một vấn đề tế nhị, nên mỗi người, dù là linh mục hay giáo dân, cần tinh tế nhận ra trách nhiệm của mình, để giúp đỡ Hội thánh cũng như để không làm tổn thương Hội thánh.