Kính nhớ tổ tiên: Những việc được phép và không được phép làm

5.00 star(s) 5 Votes
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
318

Kính nhớ tổ tiên là một nét đẹp trong văn hóa dân tộc, nhưng cũng đã từng là vấn đề gây nhiều tranh luận, nguyên cớ cho không ít những cuộc bách hại đạo trong quá khứ.


phailamgi_Kính nhớ tổ tiên Những việc được phép và không được phép làm_cover.gif


Ngày nay, kể từ sau Công đồng Vatican II, với tinh thần hội nhập văn hóa, Giáo hội Công giáo đã nhìn về nền văn hóa của các dân tộc với cái nhìn cởi mở và thiện cảm hơn, trong đó có việc thờ cúng tổ tiên.

Tại Việt Nam, theo hướng dẫn của Công đồng, xét thấy việc kính nhớ tổ tiên theo truyền thống dân tộc phù hợp với 10 điều răn của Thiên Chúa và không trái với mầu nhiệm các thánh cùng thông công, Hội đồng Giám mục miền Nam, họp năm 1974 tại Nha Trang, đã ban hành Quyết định nêu rõ những cử chỉ, lễ nghi nào người Công giáo được phép áp dụng trong việc kính nhớ tổ tiên.

Trong kỳ họp vào tháng 10 năm 2019, Hội đồng Giám mục ra tiếp Văn bản "Hướng dẫn việc Tôn kính Tổ tiên" lặp lại những gì Hội đồng Giám mục miền Nam đã ban hành ngày 14/11/1974; đồng thời, thay đổi một số cụm từ cho phù hợp với thời đại hơn.

Dưới đây là những qui định về những cử chỉ - nghi lễ mà Hội đồng Giám mục Việt Nam ấn định, cho phép hoặc cấm người Công giáo thực hiện trong việc kính nhớ tổ tiên.

phailamgi_kính nhớ tổ tiên-những cử chỉ nghi lễ được phép làm_infographic_01.jpg

phailamgi_kính nhớ tổ tiên-những cử chỉ nghi lễ không được làm_infographic_02.jpg


Lưu ý:

Đối với các chàng rể, cô dâu trong các gia đình ngoại giáo, Văn kiện “Hướng dẫn việc tôn kính Tổ tiên” của HĐGMVN năm 2019, đã có chỉ dẫn cụ thể như sau:

“Để giữ tình thuận thảo với gia đình đôi bên, những người con dâu, con rể này và con cái của họ có thể sắm sửa lễ vật và dâng lễ vật trên bàn thờ gia tiên, vái hương trước di ảnh tổ tiên nhưng cần hiểu: trong lòng chỉ tôn thờ một Thiên Chúa duy nhất, đồng thời cũng sẵn sàng bày tỏ lòng thảo hiếu biết ơn tổ tiên qua các nghi thức lễ gia tiên và xác nhận thảo hiếu với tổ tiên là bổn phận của Kitô hữu.”

Nếu có tượng Phật trên bàn thờ, người Công giáo được mời gọi, nhìn Đức Phật như là một bậc thầy đáng kính, chứ không phải như một vị thần linh.​
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cháy lên
Tham gia
28/12/23
Bài viết
90
Được "cúng giỗ" là như thế nào ạ? Mong được giải thích thêm. Sắp mâm ngũ quả lên bàn thờ gia tiên có được không ạ?
 
  • Love
Like: .
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
318
Được "cúng giỗ" là như thế nào ạ? Mong được giải thích thêm. Sắp mâm ngũ quả lên bàn thờ gia tiên có được không ạ?

Hội đồng Giám mục viết trong bản Hướng dẫn như sau:

"Theo phong tục Việt Nam, “ngày giỗ cũng là ‘kỵ nhật’ được cúng giỗ” trong gia đình theo phong tục địa phương miễn là loại bỏ những gì mê tín (QNHĐGM/NVN 1974,3)."

Không thấy giải thích nào về vấn đề này. Có lẽ, ở đây, vào ngày giỗ, gia đình có thể làm mâm cơm mời gia đình, họ hàng đến cầu nguyện cho người qua đời như thói quen người công giáo đang làm. Người công giáo dĩ nhiên không làm cơm cúng vào ngày giỗ như người lương, vì họ tin rằng, người chết vẫn có thể thưởng thức hương hoa của lễ vật cúng kiếng.

Câu quan trọng nhất của Văn bản của HĐGM là "phải loại bỏ những gì mê tín".
 
  • Love
Like: .
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
318
Được "cúng giỗ" là như thế nào ạ? Mong được giải thích thêm. Sắp mâm ngũ quả lên bàn thờ gia tiên có được không ạ?

Việc sắp mâm ngũ quả không bị cấm, nhưng không nên bày biện nhiều quá, vì ông bà, thân nhân chúng ta đã qua đời, họ về với Chúa, họ không ăn được gì. Tốt hơn hết, trong ngày giỗ, con cái quây quần dâng lễ, đọc kinh cầu nguyện cho các ngài và cố gắng sống hòa thuận thương yêu nhau. Đó là của lễ đẹp nhất dâng Chúa và là biểu hiện cao quý của lòng hiếu thảo của con cháu đối với các đáng sinh thành.
 
  • Love
Like: .

Giấc mơ Docat của Đức Thánh Cha Phanxicô

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên