Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
1,224

Bản năng tôn giáo vẫn tồn tại sâu thẳm trong mỗi con người. Bất chấp sự suy giảm niềm tin tôn giáo truyền thống ở nhiều nơi trên thế giới, khao khát siêu việt, tức sự tìm kiếm một ý nghĩa vượt lên trên thực tại vật chất của con người chưa bao giờ biến mất.​


phailamgi_Khao khát và bản năng tôn giáo nơi con người_cv1.jpg


Theo các nhà thần học, con người không thể sống mà không thờ phượng một điều gì đó. Nếu không hướng về Thiên Chúa, người ta sẽ tôn vinh những thực thể khác như bản thân, quyền lực, tiền bạc, công nghệ, hoặc các hệ tư tưởng chính trị,...Khi tâm hồn không còn được lấp đầy bằng chân lý thiêng liêng, nó sẽ được sử dụng bởi những thần tượng thế tục.

Tôn giáo, theo cách lý giải của thánh Tôma Aquinô, là nhân đức mà con người dâng lên Thiên Chúa lòng tôn kính và thờ phượng như điều chính đáng thuộc về ngài. Tôn giáo thừa nhận mối tương quan của con người với một Đấng Siêu Việt, là một hành vi tự nguyện, một sự thoải mái trong Khiêm hạ, và đồng thời là một sự nâng cao tâm hồn.

Tuy nhiên, trong xã hội hậu hiện đại, nhiều người tuyên bố mình vô thần - một lối sống biệt lập khỏi các truyền thống tôn giáo có tổ chức. Nhưng kể cả thế, người đó cũng đang mang theo những nghi thức, niềm tin và đạo lý riêng – tức một kiểu tôn giáo không chính thức. Đó là bằng chứng cho thấy sự thật rằng tôn giáo không thể bị xóa khỏi con người.

Khi các giá trị thiêng liêng được đưa ra ngoài đời sống, một loại trống rỗng tinh thần xuất hiện. Không phải ngẫu nhiên mà trong thế kỷ XXI, tỷ lệ trầm cảm, lo âu, và hành vi tự phá hoại thân gia tăng song hành với sự suy giảm của đức tin.

phailamgi_Khao khát và bản năng tôn giáo nơi con người_cv2.jpg


Các nhà tâm lý học đã cảnh báo về một "đại dịch tự hào", khi con người hiện đại quá đề cao hình ảnh cá nhân, nhưng luôn cảm thấy cô đơn trong chính bản thân mình. Chủ nghĩa cá nhân cực đoan, vốn phân chia con người ra khỏi cộng đồng và Thiên Chúa, khiến sự trống rỗng ở đó ngày càng trở nên rõ rệt.

Ngay cả trong trường môi tôn giáo, những biến đổi văn hóa trong nhiều thập kỷ qua cũng để lại hệ quả. Khi việc thờ phượng đánh mất tính thiêng thiêng, và khi phụng vụ trở nên quá tập trung vào yếu tố con người hơn là hướng về Thiên Chúa, thì sự trống rỗng thiêng liêng có thể lẻn vào ngay cả trong nhà thờ.

Từ góc nhìn đức tin Công giáo, thông qua đời sống cầu nguyện, Thánh lễ và các Bí tích, chính là con đường để chữa lành sự trống rỗng đó. Trong thing lặng, người tín hữu được mời nhìn lên Thập giá – nơi tình yêu tình yêu của Thiên Chúa được bày tỏ – và nhận lấy sự sống mới được phát xuất từ đó.

Hãy để Thiên Chúa lấp đầy khoảng trống trong lòng bạn. Bởi vì không có sự thay thế nào đủ để làm vơi bớt khát khao thiêng liêng vốn là một phần của thân phận con người. Và trong thế giới đầy biến động này, chính đức tin là nơi người ta có thể tìm thấy ý nghĩa, bình an, và sự sống vĩnh cửu.​

  • Ảnh trong bài: Mạng Lưới Cầu Nguyện

Phải làm gì?​

Docat 53: Tại sao con người nghĩ đến những điều vượt trên chính mình?

Trong tất cả mọi loài thụ tạo vật chất, chỉ mỗi con người mở ra đến vô biên; chỉ con người mới có thể có một khái niệm về Thiên Chúa, và khát khao đi tìm những câu trả lời tối thượng. Triết học nói đó là con người có khả năng siêu việt, nghĩa là có thể vượt lên trên chính mình. Con người chỉ thật sự trở thành mình cách trọn vẹn khi nhận biết một điều gì hay một Đấng nào đó khác với mình, cao cả hơn mình, và quan trọng hơn chính mình: đó là Thiên Chúa, nguồn mạch của toàn bộ sự sống. Vì con người mở ra hướng đến Thiên Chúa, nên cũng có thể cởi mở với những người khác, và tỏ lòng tôn trọng họ. Đời sống cộng đồng, việc đối thoại và nhận biết người khác lại dẫn con người đến gần chính mình hơn.​
 

Sống đạo | Truyền thống

Linh mục lý tưởng mà nhiều người mong đợi… không tồn tại!

Thực tế cho thấy, kỳ vọng của giáo dân dành cho hàng giáo sĩ ngày càng cao. Nhưng thật ra, hình mẫu “người linh mục lý tưởng” mà nhiều người mơ tưởng… thật ra không tồn tại. Nhiều tín hữu mong...

🔥 Sự Sống TỰ PHÁT – Thí Nghiệm THẤT BẠI vẫn Được Dạy Ở Trường | Thuyết Tiến hóa Tập 4

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên