Thành viên
- Tham gia
- 10/12/24
- Bài viết
- 85
- Chủ đề Author
- #1
Lương tâm không phải từ ngữ trừu tượng ‘xa rời thực tế’. Nó được ‘cấy sẵn’ ở trong tâm mỗi người, nhờ đó, con người biết phân biệt thiện và ác, điều nên làm và không nên làm. Ý niệm lương tâm gắn liền với đời sống con người, nếu không có nó, cuộc sống xã hội không thể tồn tại.
Cuộc sống: cái xấu, cái ác luôn tồn tại, nhưng chúng ta vẫn luôn có một khuynh hướng, một khát vọng vươn tới những điều thiện hảo. Bên trong tâm hồn mỗi người đều ẩn chứa tiếng réo gọi, tiếng hối thúc âm thầm của lương tâm. Lòng hướng thiện, khao khát làm điều thiện là một những thước đo đánh giá nhân cách của mỗi người trong cuộc sống.
Chính bởi hướng thiện đã có rất nhiều mẫu người dám hy sinh mạng sống cứu người, họ được truyền thông gán mác ‘anh hùng’, thực tế ‘mẫu người hùng’ này đã không tìm kiếm ‘danh vọng, tiếng khen, làm người hùng! Họ dám hy sinh quên mình chỉ vì lương tâm hối thúc, réo gọi.
Nếu bạn đọc vào google với mấy chữ ‘hy sinh cứu người’ sẽ thấy rất nhiều ‘mẫu người, truyền thông gọi là anh hùng’ và dẫu truyền thông không hề nói đến nhưng bên lề cuộc sống không thiếu những hình ảnh ‘quên mình cứu người’
VÀI MẪU CHUYỆN (ĐÃ QUA) CỨU NGƯỜI BỞI TIẾNG RÉO GỌI CỦA LƯƠNG TÂM
1/ Sau khi đỡ được bé gái 3 tuổi rơi từ tầng 12A, nhiều người nhắn tin, gọi điện, tôn vinh anh Mạnh như siêu nhân, người hùng... nhưng anh khiêm tốn nói trong tình huống cấp bách ấy ai cũng sẽ làm vậy. https://thanhnien.vn/nguoi-cuu-be-g...g-cu-toi-khong-phai-nguoi-hung-1851041785.htm
2/ Chiều 7.9, trao đổi với PV Thanh Niên, anh Phan Văn Bắc kể lại: “Khi đang xuống đèo Bảo Lộc, nhìn qua kính chiếu hậu thấy chiếc xe du lịch lao xuống với tốc độ nhanh, có dấu hiệu mất thắng. Quan sát kỹ qua kính thấy nhiều người trên xe du lịch với tay ra ngoài cầu cứu, (lương tâm hối thúc) tôi nghĩ phải tìm cách cứu họ cách nhanh nhất”.v.v.
https://thanhnien.vn/tai-xe-xe-tai-...deo-toi-chi-nghi-phai-cuu-nguoi-185590941.htm
3/ Lương tâm của những tài xế lái xe 0 đồng: Những bệnh nhân nghèo mắc bệnh nặng lên thành phố khám chữa bệnh, ngoài chi phí thuốc men, sinh hoạt, chi phí đi lại cũng là một nặng gánh. Một chuyến xe chở bệnh nhân theo dịch vụ lên tới hàng triệu, thậm chí lên tới hàng chục triệu đồng. Cũng chính vì thế mà nhiều chuyến xe cứu thương “0” đồng đã ra đời nhằm giúp đỡ hỗ trợ những bệnh nhân nghèo. Đằng sau chuyến xe “0” đồng là câu chuyện của những tài xế lái xe “0” đồng với một tấm lòng thiện nguyện.
2/ Chiều 7.9, trao đổi với PV Thanh Niên, anh Phan Văn Bắc kể lại: “Khi đang xuống đèo Bảo Lộc, nhìn qua kính chiếu hậu thấy chiếc xe du lịch lao xuống với tốc độ nhanh, có dấu hiệu mất thắng. Quan sát kỹ qua kính thấy nhiều người trên xe du lịch với tay ra ngoài cầu cứu, (lương tâm hối thúc) tôi nghĩ phải tìm cách cứu họ cách nhanh nhất”.v.v.
https://thanhnien.vn/tai-xe-xe-tai-...deo-toi-chi-nghi-phai-cuu-nguoi-185590941.htm
3/ Lương tâm của những tài xế lái xe 0 đồng: Những bệnh nhân nghèo mắc bệnh nặng lên thành phố khám chữa bệnh, ngoài chi phí thuốc men, sinh hoạt, chi phí đi lại cũng là một nặng gánh. Một chuyến xe chở bệnh nhân theo dịch vụ lên tới hàng triệu, thậm chí lên tới hàng chục triệu đồng. Cũng chính vì thế mà nhiều chuyến xe cứu thương “0” đồng đã ra đời nhằm giúp đỡ hỗ trợ những bệnh nhân nghèo. Đằng sau chuyến xe “0” đồng là câu chuyện của những tài xế lái xe “0” đồng với một tấm lòng thiện nguyện.
CÂU CHUYỆN CỨU NGƯỜI TRÊN BIỂN ĐÔNG ĐƯỢC CẢ THẾ GIỚI BIẾT ĐẾN
Con tàu đệnh mệnh chở 96 thuyền nhân vượt biển và nghĩa cử cứu người cua Thuyền trưởng Jeon Le Young được ví như Bồ Tát thường được mô tả là hiện thân của lòng từ bi và trí tuệ, chuyên giúp đỡ chúng sinh khác đạt được giải thoát và hạnh phúc.
40 năm về trước, những thuyền nhân Miền Nam vượt biển luôn là đầu bản tin của truyền thông thế giới, đã rất nhiều người chết trên biển cả vì nạn hải tặc, vì đói khát .
Ngày 10/11/1985, một chiếc tàu chở 96 thuyền nhân người Việt bị chết máy, lênh đênh trên biển suốt 3 ngày trời trên Biển Đông, mọi người chỉ biết cầu nguyện, và … chờ chết.
Nhiều tàu buôn đi ngang qua, dừng lại ngó, rồi bỏ đi. Họ không muốn cứu thuyền nhân vì sợ gặp rắc rối với các nước trong vùng lúc đó đã quá mệt mỏi với làn sóng thuyền nhân.
Chiếc tàu đánh cá Kwang Myung 87, do Thuyền Trưởng Jeon Je Young (44t) chỉ huy. Con tàu của ông đã không ngoại lệ, đi ngang qua chiếc tàu chở thuyền nhân người Việt, cũng đã bỏ đi. Bỗng nhiên ông nhớ khoảnh khắc bắt gặp những dòng nước mắt cầu cứu của nhiều bà mẹ đang ẵm con thơ, đang vắt từng giọt sữa cho con bú…
Bấy giờ, trời tối sẫm đang chuyển con bão lớn, ông đọc thấy những tín hiệu ra dấu cho tàu thuyền tránh bão, ông nghe tiếng lương tâm hối thúc ‘cứu người, cúu người SOS’. ông ra lệnh thuỷ thuỷ quay tàu lại, đánh điện khẩn cấp về xin ý kiến cấp trên, ông được lệnh không được cứu và nếu làm sai lệnh sẽ bị sa thải.
Jeon Le Young bối rối giữa lựa chọn ‘cứu người hay chấp nhận bị trừng phạt?’ Gió càng thổi mạnh, cơn bão đang ấp tới, ông hạ lệnh thuỷ thủ thả những tấm ván cho thuyền nhân, bảo họ nhanh chóng tìm cách tránh bão nhưng ‘trên biển cả, với chiếc ván gỗ làm sao sống được’. Thuỷ thủ chẳng ai sốt sắng cứu người, họ khuyên ông tranh thủ lái tàu về Hàn quốc.
Lương tâm đòi hỏi ông ‘mau chóng quyết định’ Ông chấp nhận bị trừng phạt, lái con tàu đến áp sát tàu của 95 thuyền nhân đưa họ về xứ Hàn….
Jeon Le Young đã về cõi vĩnh hằng nhưng tấm lòng của ông đối với những người gặp hoạn nạn: mãi được khắc ghi vào trong tim!
Báo chí thế giới hỏi ông: ‘Điều gì khiến ông dám chấp nhận bị sa thải, mất miếng cơm manh áo nuôi vợ con?’ Ông cười “chính lương tâm réo gọi, không cho phép tôi làm ngơ!’
(xin vào google ‘Thuyền trưởng Jeon Le Young’ để biết chi tiết)
40 năm về trước, những thuyền nhân Miền Nam vượt biển luôn là đầu bản tin của truyền thông thế giới, đã rất nhiều người chết trên biển cả vì nạn hải tặc, vì đói khát .
Ngày 10/11/1985, một chiếc tàu chở 96 thuyền nhân người Việt bị chết máy, lênh đênh trên biển suốt 3 ngày trời trên Biển Đông, mọi người chỉ biết cầu nguyện, và … chờ chết.
Nhiều tàu buôn đi ngang qua, dừng lại ngó, rồi bỏ đi. Họ không muốn cứu thuyền nhân vì sợ gặp rắc rối với các nước trong vùng lúc đó đã quá mệt mỏi với làn sóng thuyền nhân.
Chiếc tàu đánh cá Kwang Myung 87, do Thuyền Trưởng Jeon Je Young (44t) chỉ huy. Con tàu của ông đã không ngoại lệ, đi ngang qua chiếc tàu chở thuyền nhân người Việt, cũng đã bỏ đi. Bỗng nhiên ông nhớ khoảnh khắc bắt gặp những dòng nước mắt cầu cứu của nhiều bà mẹ đang ẵm con thơ, đang vắt từng giọt sữa cho con bú…
Bấy giờ, trời tối sẫm đang chuyển con bão lớn, ông đọc thấy những tín hiệu ra dấu cho tàu thuyền tránh bão, ông nghe tiếng lương tâm hối thúc ‘cứu người, cúu người SOS’. ông ra lệnh thuỷ thuỷ quay tàu lại, đánh điện khẩn cấp về xin ý kiến cấp trên, ông được lệnh không được cứu và nếu làm sai lệnh sẽ bị sa thải.
Jeon Le Young bối rối giữa lựa chọn ‘cứu người hay chấp nhận bị trừng phạt?’ Gió càng thổi mạnh, cơn bão đang ấp tới, ông hạ lệnh thuỷ thủ thả những tấm ván cho thuyền nhân, bảo họ nhanh chóng tìm cách tránh bão nhưng ‘trên biển cả, với chiếc ván gỗ làm sao sống được’. Thuỷ thủ chẳng ai sốt sắng cứu người, họ khuyên ông tranh thủ lái tàu về Hàn quốc.
Lương tâm đòi hỏi ông ‘mau chóng quyết định’ Ông chấp nhận bị trừng phạt, lái con tàu đến áp sát tàu của 95 thuyền nhân đưa họ về xứ Hàn….
Jeon Le Young đã về cõi vĩnh hằng nhưng tấm lòng của ông đối với những người gặp hoạn nạn: mãi được khắc ghi vào trong tim!
Báo chí thế giới hỏi ông: ‘Điều gì khiến ông dám chấp nhận bị sa thải, mất miếng cơm manh áo nuôi vợ con?’ Ông cười “chính lương tâm réo gọi, không cho phép tôi làm ngơ!’
(xin vào google ‘Thuyền trưởng Jeon Le Young’ để biết chi tiết)
LƯƠNG TÂM RẤT CẦN THIẾT CHO SỰ CHUNG SỐNG XÃ HỘI
vì nó giúp cá nhân hành động có trách nhiệm, tôn trọng các chuẩn mực và giá trị chung của cộng đồng.
Xin không lý thuyết giải nghĩa lương tâm của các triết gia, nhà tư tưởng thời Triết học Ánh sáng, hay còn gọi là Thời kỳ Khai Sáng, là một phong trào triết học và trí tuệ quan trọng diễn ra ở châu Âu vào thế kỷ 17 và 18. Phong trào này tập trung vào việc sử dụng lý trí, khoa học và tri thức để cải thiện xã hội và con người.
Chúng tôi chỉ muốn nói Lương tâm: là tiếng nói có thật, có tự trong tâm khảm mỗi người. Người có lương tâm luôn hướng đến điều thiện, dễ ‘phẩn nộ’ trước những những hành vi ác đức, bất công:
Xin không lý thuyết giải nghĩa lương tâm của các triết gia, nhà tư tưởng thời Triết học Ánh sáng, hay còn gọi là Thời kỳ Khai Sáng, là một phong trào triết học và trí tuệ quan trọng diễn ra ở châu Âu vào thế kỷ 17 và 18. Phong trào này tập trung vào việc sử dụng lý trí, khoa học và tri thức để cải thiện xã hội và con người.
Chúng tôi chỉ muốn nói Lương tâm: là tiếng nói có thật, có tự trong tâm khảm mỗi người. Người có lương tâm luôn hướng đến điều thiện, dễ ‘phẩn nộ’ trước những những hành vi ác đức, bất công:
- Tiểu thuyết gia nổi tiếng người Nga, Dostoevsky ‘Tội ác vàTrừng phạt - Crime et Châtiment’ diễn tả sự giầy vò của chàng sinh viên Raskolnikov, sau khi phạm tội giết người, bị lương tâm cắn rứt, điều đó tệ hại hơn là ở nhà tù Siberia.
- Đai văn hào Pháp, Victor Hugo nói đến chủ đề lương tâm ở nhiều tác phẩm, đặc biệt ‘Những người khốn khổ - Les Miserables’ kể lại sự độc thoại của Jean Valjean về lương tâm luôn ray rứt, giằng co bởi nghĩ rằng anh ta chỉ có thể thoát khỏi trại giam bằng cách cho phép một kẻ lang thang là nạn nhân một vụ án oan, bị kết án ! (nằm ở chương 'Tempête sous un crâne-Bão tố của bộ não)
- Và ‘Lương tâm – Conscience’, Victor Hugo ở tập thơ ‘Huyền thoại của nhiều thế kỷ - La légende des siècles’, nhân vật Cain trong Kinh thánh Cựu ước là người đại diện cho kẻ giết người bị truy đuổi bởi ánh mắt của nạn nhân.
Thánh Phaolô thành Tarsus trong Thư gởi tín hữu Roma đề cập đến những người ngoại đạo khi nói đến lương tâm “14 Vì khi các dân ngoại, những người không có Luật Pháp, theo bản năng tự nhiên đã làm những điều Luật Pháp dạy bảo thì chính những người đó, dù không có Luật Pháp, là luật pháp cho họ rồi. 15 Họ đã chứng tỏ rằng những gì Luật Pháp đòi hỏi đã được khắc ghi trong lòng họ, và lương tâm họ cũng làm chứng cho điều đó, vì những tư tưởng của họ cứ xung đột với nhau, khi thì khiển trách, khi thì binh vực. 16 Ðiều ấy sẽ thể hiện rõ trong ngày cánh chung, qua Ðức Giesu-Kito, phán xét mọi tư tưởng thầm kín của mọi người, theo Tin Mừng tôi rao giảng.” (Rô-ma 2:14-16) biblegateway.com..
"Lương tâm là nơi thầm kín nhất của con người, là nơi linh thiêng con người một mình đối diện với Thiên Chúa và nơi tiếng nói của Người được lắng nghe". Đó là "tiếng nói không bao giờ ngừng thúc giục" mỗi người "yêu thương, làm điều thiện và tránh điều ác" Hiến chế Vui mừng & Hy vọng (Gaudium et Spes)
Lương tâm là một thứ ‘luật’ vang vọng trong tâm hồn mỗi người, con người không tự đặt ra lương tâm, Thiên Chúa hay Trời đã nói trong tâm khảm con người, nói đúng lúc, hối thúc con người phải yêu mến điều thiện và tránh điều ác.
Nếu con người nghe theo tiếng lương tâm, lúc đó, phẩm giá của con người ‘xuất hiện’; còn nếu con người không tuân giữ thì họ sẽ bị chính lương tâm giầy vò, cắn rứt, phán xét. Con người có quyền và tự do hành động theo lương tâm, để tự mình có những quyết định luân lý.
Xin đừng :
- Cưỡng bức ai phải hành động trái với lương tâm.
- Ngăn cản ai hành động theo lương tâm.
Lương tâm quý lắm: đừng để lương tâm giầy vò !
"Lương tâm là nơi thầm kín nhất của con người, là nơi linh thiêng con người một mình đối diện với Thiên Chúa và nơi tiếng nói của Người được lắng nghe". Đó là "tiếng nói không bao giờ ngừng thúc giục" mỗi người "yêu thương, làm điều thiện và tránh điều ác" Hiến chế Vui mừng & Hy vọng (Gaudium et Spes)
Lương tâm là một thứ ‘luật’ vang vọng trong tâm hồn mỗi người, con người không tự đặt ra lương tâm, Thiên Chúa hay Trời đã nói trong tâm khảm con người, nói đúng lúc, hối thúc con người phải yêu mến điều thiện và tránh điều ác.
Nếu con người nghe theo tiếng lương tâm, lúc đó, phẩm giá của con người ‘xuất hiện’; còn nếu con người không tuân giữ thì họ sẽ bị chính lương tâm giầy vò, cắn rứt, phán xét. Con người có quyền và tự do hành động theo lương tâm, để tự mình có những quyết định luân lý.
Xin đừng :
- Cưỡng bức ai phải hành động trái với lương tâm.
- Ngăn cản ai hành động theo lương tâm.
Lương tâm quý lắm: đừng để lương tâm giầy vò !