Đức cha Phêrô Maria Khuất Văn Tạo: Sẵn sàng tử đạo để bảo vệ đức tin của đoàn chiên

5.00 star(s) 1 Vote
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
427

Trong số các Đức Giám mục miền Bắc được bổ nhiệm và được tấn phong "âm thầm" vào những năm ngay sau khi đất nước chia đôi 1954, Đức cha Phêrô Maria Khuất Văn Tạo luôn xứng đáng được "lưu danh thiên cổ" vì những đóng góp to lớn của ngài. Với khẩu hiệu Giám mục ‘Chiến thắng trong Bác ái’, Đức cha đã noi gương Chúa Giêsu dùng tình yêu, lòng bác ái để đối lại bạo lực và mưu mô trong quãng thời gian đầy khó khăn khi làm Giám mục tại Giáo phận Hải Phòng.


phailamgi_Đức cha Phêrô Maria Khuất Văn Tạo_chân dung.jpg

Đức cha Phêrô Maria Khuất Văn Tạo. Ảnh: Giáo phận Hải Phòng

Đôi hàng tiểu sử

Đức cha Phêrô Maria Khuất Văn Tạo - tên khai sinh là Khuất Văn Ẩn, sinh ngày 1/1/1900, tại xã Xuân Vân, tổng Xuân Vân (ngày nay gọi là xã Đốc Ngữ từ năm 1945 – thuộc xứ Bách Lộc) thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây; là con trai đầu lòng của Ông Giuse Khuất Văn Định và Bà Anna Nguyễn Thị Lợi.

Năm 11 tuổi được linh mục nghĩa phụ đổi tên thành Khuất Văn Tạo và được gửi đi tu học tại Tiểu Chủng viện Hà Thạch, phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Mãn trường Tiểu Chủng viện, sau vài năm đi dạy học và giúp xứ, thầy Phêrô được gọi về học Triết tại Nhà Chung Hưng Hóa và học Thần học tại Chủng viện Kẻ Sở, Hà Nam.

Ngày 10/6/1933, thầy được thụ phong linh mục tại nhà thờ Chính tòa Hưng Hóa và được bài sai đi giúp cha Jean Mazé (Kim) tại Lâm Thao, Phú Thọ.

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Cha Phêrô được bài sai về Nhà chung phụ trách trường Thử (Probarium) ở Hưng Hoá.

Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, Đức cha Jean Mazé Kim cùng các thừa sai Pháp phải tản cư về Hà Nội, cha Phêrô đảm nhận mọi công tác ở Nhà chung Hưng Hoá, vừa làm quản lý địa phận, vừa làm cha xứ Hưng Hoá, vừa làm Bề trên Trường Thử.

Những năm sau đó, chiến tranh Pháp – Việt diễn ra khắp nơi. Cha bị giặc Pháp đưa lên vùng núi Tu Vũ, Thanh Thủy, Phú Thọ, giam lỏng và chỉ được trả tự do vào năm 1950.

phailamgi_Đức cha Phêrô Maria Khuất Văn Tạo_cv1.jpg
Ảnh: gphaiphong.org

Giám mục "bất đắc dĩ"

Năm 1954, Đức cha Trương Cao Đại, giám mục Tông tòa Hải Phòng, lên đường di tản vào Nam cùng với hầu hết các linh mục tu sĩ trong giáo phận.

Tại Bắc Ninh, sau bức thư được cho là có phần ủng hộ Ủy ban Liên lạc những người Công giáo yêu tổ quốc, Đức cha Đa Minh Hoàng Văn Đoàn bị du kích đánh gẫy chân vì tưởng nhầm là người Pháp. Nhân tai nạn này, Đức Khâm sứ Dooley đã yêu cầu ngài sang Hồng Kông chữa bệnh và đưa ngài vào Nam. (Nguyễn Khắc Đại, Cha Quynh: Con người – Sự kiện - Giai thoại, (Hải Phòng 2012), tr. 94)

Trong bối cảnh cùng lúc có hai Giáo phận trống tòa, các linh mục đủ điều kiện làm giám mục tại hai địa phận này đã đi Nam hết, khoảng tháng 2/1955, ngài nhận được tin nhắn của Đức cha J. Mazé (Kim) nhắn về Hà Nội gặp Đức Khâm sứ. Sau khi được giấy thông hành, ngài đạp xe đạp về Hà Nội gặp Đức Khâm Sứ, mới hay Tòa Thánh cử ngài làm giám mục hiệu tòa, cai quản 2 giáo phận Hải Phòng và Bắc Ninh. Ngài đã một mực từ chối vì thấy mình "tài hèn sức mọn".

Sau nhiều lần từ chối, nhất là sau khi nghe lời khuyên của Đức cha Giuse Trịnh Như Khuê khuyên ngài nên nhận vì tương lai Giáo hội, ngày 8/5/1955, Toà Thánh đã ký sắc lệnh đặt cha Phêrô Khuất Văn Tạo làm Giám Mục Caralla, quản trị hai địa phận Hải Phòng và Bắc Ninh. Ngài chọn câu "Chiến thắng trong Bác ái" làm khẩu hiệu giám mục.


phailamgi_Đức cha Phêrô Maria Khuất Văn Tạo_cv2.jpg
Đức cha Phêrô Khuất Văn Tạo trong một thánh lễ Đại trào. Ảnh: gphaiphong.org

Lễ Phong chức 6 người

Tuy nhiên, vào thời điểm đó, việc đi lại khó khăn, hơn nữa, chính quyền không muốn cha Tạo rời khỏi Sơn Tây, càng không muốn ngài làm Giám mục, nên đã tìm mọi cách ngăn cản.

Ngày 7/2/1956, sau nhiều lần phải trì hoãn, nhất là sau khi người hỗ trợ lo mua các phẩm phục Giám mục bị bắt giữ một tháng tại Hà Nội, theo lệnh của Đức Khâm sứ phải truyền chức bằng mọi giá, Đức cha Jean-Marie Mazé (Kim), Giám mục Hưng Hóa đã tấn phong giám mục cho Đức cha Khuất Văn Tạo tại nhà nguyện của ngài, một căn phòng rộng khoảng 20 m2. Thánh lễ phong chức không có giáo dân. Tất cả có 6 người, gồm chủ tế: Đức Cha Kim (Mgr. Mazé) ; cha chính Phêrô Thi (R.P. Gautier) và cha Giuse Hiểu phụ phong; cha Vy (R.P. Vierille): giúp lễ và cha Huệ vừa bổ củi vừa chờ tiếp khách ở ngoài cửa nhà nguyện.

phailamgi_Đức cha Phêrô Maria Khuất Văn Tạo_1.jpg
Đức cha Phêrô trong một thánh lễ phong chức linh mục. Ảnh: gphaiphong.org

Về Bắc Ninh – xuống Hải Phòng

Vì chuyện đã rồi, nên ngày 23/3/1956, ông Phạm Văn Đồng đã phải ký giấy đồng ý cho Đức cha Tạo về Bắc Ninh. Ngày 24/3/1956, Đức cha về nhận Giáo phận Bắc Ninh và ở lại thăm viếng một số họ đạo như Thiết Nham, Mỹ Lộc, Đạo Ngạn… thuộc tỉnh Bắc Giang, Xuân Hòa, Quả Cảm, Đáp Cầu… ở Bắc Ninh. Sau này ngài còn một đôi lần về Bắc Ninh kinh lý trước khi bị cấm ngặt cho đến khi Tòa thánh đặt Đức Cha Phaolô Phạm Đình Tụng làm Giám mục Bắc Ninh năm 1963.

Sau khi ra mắt tại giáo phận Bắc Ninh, phải đợi thêm một tháng, ngày 27/4/1956, ngài mới được chính quyền cấp phép về Hải Phòng. Ngày 28/4/1956, ngài về Hải Phòng nhận Sứ vụ. Cuộc ra mắt tại Giáo phận Hải Phòng diễn ra đơn sơ chưa từng thấy, chỉ có khoảng 100 giáo dân đón chào vị chủ chăn ngay tại bãi đất trống ở đầu đường Lý Thường Kiệt, một cuộc đón tiếp không khán đài, không cờ hoa, ngoài một đội kèn đồng túc trực. Nghi thức đón tiếp sơ sài, vắn gọn. Sau một vài phát biểu, mọi người kéo nhau về Tòa Giám mục. (Nguyễn Khắc Đại, Cha Quynh: Con người – Sự kiện - Giai thoại, (Hải Phòng 2012), tr. 106)

phailamgi_Đức cha Phêrô Maria Khuất Văn Tạo_2.jpg
Ảnh: gphaiphong.org

Những ngày đầu khốn khổ

Những ngày đầu về Hải Phòng là những ngày gian khổ. Cuộc di cư đã để lại một Giáo phận hoang tàn, vườn không nhà trống.

Sau di cư, số linh mục từ 87 vị chỉ còn 13, hầu hết là các cha già. Các cơ sở vật chất như trường học, Tiểu chủng viện, nhà Hưu dưỡng các linh mục, trường Kẻ giảng, các tu viện của các dòng tu… đều bị trưng thu. Một số nhà thờ bị biến thành nhà kho hợp tác xã… Tại Nhà Chung Hải Phòng, nhà cửa, tiền bạc do những người thuộc Ủy ban Liên lạc Công giáo nắm giữ. Các dịp đại lễ, tổ chức to nhỏ ra sao do họ định đoạt. Đức cha cùng những người tùy tùng phải chạy ăn từng bữa và thường xuyên bị khủng bố. (Ibid., 107; 111)

Mặc dù luôn tuân hành mọi chỉ thị của chính quyền thành phố, quận huyện, xã thôn, và chỉ về nhận chức tại hai giáo phận Bắc Ninh và Hải Phòng sau khi đã có giấy cho phép của các nhà cầm quyền liên hệ, nhưng sự cứng rắn của Đức cha đối với Ủy ban Liên lạc, như treo chén các linh mục tham gia Ủy ban, cấm không cho các giáo dân tham gia Ủy ban rước lễ... khiến ngài phải đối mặt với trăm điều gian khổ.

Suốt 21 năm làm Giám mục Hải Phòng, ngài chỉ phong chức được cho 6 linh mục. Một con số thực sự ít ỏi so với nhu cầu quá lớn của một giáo phận có hàng trăm ngôi nhà thờ.

Về mục vụ, do bị cấm đoán, ngài không thể đến với con chiên của mình và chỉ đi cử hành bí tích Thêm Sức được một vài lần. Các giáo dân muốn thêm sức phải đến Tòa Giám mục… việc tổ chức tĩnh tâm thường niên cho các linh mục theo Giáo Luật quy định cũng bị ngăn cản. Mọi sinh hoạt của Giáo phận hầu hết đều ngừng trệ.

phailamgi_Đức cha Phêrô Maria Khuất Văn Tạo_3.jpg
Ảnh: gphaiphong.org

Ra tòa làm nhân chứng

Không chỉ có vậy, ngoài việc bị mời đi làm việc liên tục do cứng rắn với những người theo Ủy ban Liên lạc Công giáo, hai lần ngài đã phải ra hầu tòa vì những tội "trời ơi đất hỡi". Lần đầu là tội "cấm con cái treo Quốc kỳ"; lần thứ hai là tội "cấp chứng chỉ cho các thành viên Ban hành giáo trong giáo phận". Cả hai lần đều diễn ra vào năm 1957.

Về việc cắm cờ, nhận thấy các vị trong Ủy Ban liên lạc cắm cờ ở nhà thờ cả các ngày lễ Noel, Phục Sinh… nên ngài đã cấm và bị tố cáo nên phải hầu tòa. Trả lời tại tòa về tội "cấm con cái treo cờ", ngài nói: "Quốc kỳ là lá cờ của nhà nước. Làm người dân phải biết tôn trọng quốc kỳ, không được sử dụng quốc kỳ bừa bãi. Nguyễn tắc là chỉ những ngày quốc lễ mới được treo quốc kỳ. Vừa qua, tôi có dịp đi kinh lý về một số vùng nông thôn. Tôi thấy mấy cái xe cải tiên của hợp tác xã đi kiếm phân cũng cắm cờ đỏ sao vàng. Như vậy là không được, thiếu tôn trọng quốc kỳ quá! Tòa án là cơ quan thi hành pháp luật lẽ ra phải nắm rõ pháp luật hơn ai hết. Tôi cấm con cái treo quốc kỳ bừa bãi, sao không khen tôi, lại còn bảo tôi phạm pháp." (x. Nguyễn Khắc Đại, Cha Quynh: Con người – Sự kiện - Giai thoại, (Hải Phòng 2012), tr. 188-192)

phailamgi_Đức cha Phêrô Maria Khuất Văn Tạo_4.jpg
Ảnh: gphaiphong.org

Về nhà Cha

Sau những năm dài phải đương đầu với nghịch cảnh, có những lúc phải sống trong cô đơn vì không có ai bên cạnh giúp đỡ, đầu năm 1977, Đức cha Phêrô bị tai biến, dẫn tới việc bị liệt nửa khuôn mặt.

Giáo phận Hải Phòng tìm đủ thầy thuốc, đông cũng như tây y, chữa chạy cho Đức Cha, nhưng vì cơ thể ngài lúc đó quá gầy yếu chỉ còn khoảng 40 kg, lại suy kiệt sau những năm tháng hy sinh vì đoàn chiên, nên không thể phục hồi.

Tháng 7/1977, ngài bị tai biến lần hai và rơi vào hôn mê. Ngày 18/8/1977, sau một thời gian chống chọi với bệnh tật, Đức Cha Phêrô Maria đã trút hơi thở cuối cùng, an nghỉ trong Chúa sau 21 năm coi sóc Giáo phận Hải Phòng.​
 

Bấm vào để xem ảnh kích thước lớn!

  • phailamgi_Đức cha Phêrô Maria Khuất Văn Tạo_4.jpg
    phailamgi_Đức cha Phêrô Maria Khuất Văn Tạo_4.jpg
    198.2 KB · Xem: 157

Đức cha Phaolô Lê Đắc Trọng: Người canh giữ Đức tin cho Giáo hội miền Bắc | Phải làm gì? | "Đức cha Phaolô là một cột trụ trong Giáo hội, đặc biệt giáo hội miền Bắc. Ngài đã sống xuyên suốt hai thế kỷ, đã trở thành một chứng nhân sống động, đồng thời cũng là người canh giữ đức tin cho Giáo hội miền Bắc".

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên