Mẹ dạy con? Chuyện lạ của nền giáo dục Việt Nam chạy theo thành tích

Thành viên
Tham gia
10/12/24
Bài viết
80

Trong lúc tức giận, một người mẹ đã đã quát mắng bắt con quỳ giữa sân trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) vì khi nhập học cho con, qua thông báo của trường, bà được biết ‘con bà không có tên trong danh sách trúng tuyển’.​

Câu chuyện ‘giáo dục đau lòng’ này đã xảy ra các đây 04 năm tại Hanoi (01.7.2021).Chuyện đã qua nhưng vẫn là bài học sống liên quan đến việc ‘dạy con và giáo dục Việt Nam chạy theo thánh tích’.​

phailamgi_Mẹ dạy con Chuyện lạ của nền giáo dục Việt Nam chạy theo thành tích._cv1.jpg

Ảnh: CafeF

“Lúc có người can ngăn vì bà định đánh con, người phụ nữ hét lên: "Để yên cho tôi dạy con, 7 năm học sinh giỏi mà giờ đến trường tư người ta cũng không thèm nhận”.

“Ông Nguyễn Văn Hòa – Tiến sĩ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị trường xác nhận có sự việc này diễn ra. Ông cho biết em học sinh này thi trượt tất cả các nguyện vọng trường công lập. Phụ huynh này đã từng đóng phí giữ chỗ ở trường nên theo quy định sẽ được cộng thêm 2 điểm. Nhưng điểm chuẩn năm 2021 của trường là 39, em ấy cộng thêm 2 điểm nữa cũng chưa đạt được điểm chuẩn.

Việc thi hỏng của em được giải thích thêm: “Vào cuối năm lớp 8, gia đình phụ huynh này gặp biến cố lớn, ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý nữ sinh. Đến khi thi cấp 3, do phần nào chịu áp lực thi cử nên kết quả làm bài của con bà cũng không được như mong muốn.”

Câu chuyện “Mẹ bắt con quỳ giữa sân trường…” đã được nhiều báo chí Việt Nam đưa tin, bạn đọc vào google để biết thêm chi tiết.

phailamgi_Mẹ dạy con Chuyện lạ của nền giáo dục Việt Nam chạy theo thành tích._cv2.jpg

EM HỌC SINH BỊ MẸ ĐÁNH ĐÃ NÓI GÌ SAU NÀY?​

Câu chuyện đau lòng này thực sự xót xa. Rất nhiều tiếng nói đã phản ảnh trên mạng thắc mắc, tự hỏi: Không biết lúc này bà mẹ muốn gì ở đứa con gái bé bỏng ấy? Đó có phải là đỉnh điểm của sự bất lực, thất vọng sau biết bao kỳ vọng của bậc phụ huynh có con thi trượt?

Ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng Quản trị trường bày tỏ sự cảm thông thái độ của người mẹ : "Nếu tôi có mặt ở đó thì cũng sẽ linh động, nhận thêm cháu vào học. Tôi tìm hiểu thì được biết bố của cháu mới mất được một năm. Có lẽ, nỗi đau mất chồng, dồn kỳ vọng vào con quá nhiều, đến khi kết quả không như ý làm người mẹ không kìm nén được cảm xúc. Sau đó, cháu cũng đã được nhận vào trường khác"

Tôi không đồng ý với thái độ cảm thông của Ông Chủ tịch Hội đồng Quản trị trường NBK cũng như phản ảnh của dân cư mạng về ‘cách dạy con‘ của bà mẹ.

CHÚNG TA (NGƯỜI LỚN QUAN TÂM ĐẾN GIÁO DỤC)​

nên lắng nghe tiếng nói của người trong cuộc, em gái học sinh đó đã kể lại cho một số nhà báo, nhà giáo (khi lớn lên): Em không hề trách móc mẹ, mẹ làm vậy vì quá lo lắng, thất vọng về kết quả học tập của mình.

"Có mẹ nào mà không thương con đâu chứ? Mẹ em ngoài đời vốn nóng tính, khó kiềm chế cảm xúc. Em hiểu lúc đấy mẹ mất bình tĩnh thế nào khi biết con gái mình không được theo học trường đó”.

Em còn cho biết: em khóc không phải vì không được học ở trường đó, mà vì sợ mẹ nóng giận quá và ngất thì có chuyện không hay. Em cũng mong cộng đồng mạng ngừng soi xét và cái nhìn tiêu cực về mẹ mình. Bởi mẹ em phải nuôi 3 người con, tính cũng vốn nóng nên nhiều khi sẽ có những hành động không kiềm chế được.

NÓNG QUÁ, GIẬN QUÁ NÊN MẤT KHÔN.​

Giáo dục phải khơi mầm từ tình thương, hiểu biết và cảm thông. Mẫu chuyện này cho thấy mẹ chẳng yêu thương con, chỉ muốn con đỗ đạt… đó là tâm lý chung của nhiều phụ huynh ở Việt Nam hôm nay: gởi con học thêm, học chữ chưa đủ còn gởi con học năng khiếu… bị áp lực ‘chạy theo thành tích’, cuối cùng, phụ huynh được ‘tiếng, còn con thì chẳng có miếng’ vì học … học nhiều quá, các em lớn lên èo ọp, điên khùng, tâm lý phát triển không quân bình. Sau 1975, rất nhiều người chứng kiến hình ảnh một chàng trai nổi tiếng học giỏi xứ Huế, nhiều ngày, đi qua đi lại trên cầu Tràng Tiền, mọi người nói cậu điên, còn cha mẹ cậu theo gót chân con với hai hàng nước mắt, sợ con nhảy cầu!

phailamgi_Mẹ dạy con Chuyện lạ của nền giáo dục Việt Nam chạy theo thành tích._1.jpg

MẪU CHUYỆN TRÊN ĐÂY LÀ HỆ QUẢ CỦA GIÁO DỤC CHẠY THEO THÀNH TÍCH​

Chạy theo thành tích trở thành căn bệnh ‘nguy hiễm’ của xã hội Việt Nam nói chung và cách riêng nền giáo dục Việt Nam, nó là gì ? “Có nghĩa là hệ thống giáo dục đang quá chú trọng vào việc đạt được các kết quả kỳ thi, điểm số học tập, và các danh hiệu như học sinh giỏi… thay vì tập trung vào việc giáo dục các em nên người tốt ‘tiên học lễ hâu học văn”, phát triển trí tuệ một cách tự nhiên, hơn bị ‘nhồi nhét kiến thức’.

Phụ huynh thì mong con đạt thành tích. Học sinh thì chạy theo điểm số. Giáo viên thì coi trọng thành tích. Nhà trường thì đua tranh chạy theo danh hiệu, bỏ qua các yếu tố cần thiết để phát triển toàn diện cho trẻ. Vì vậy, khi nhìn vào điểm số thì thấy học sinh Việt Nam có thành tích rất cao, nhưng thiếu lối ứng xử lễ nghĩa, kỹ năng sinh tồn, nhận biết nguy hiểm thì hầu như không có.

NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM SẼ TỐT HƠN KHI NHÀ NƯỚC KHUYẾN KHÍCH MỞ NHIỀU TRƯỜNG TƯ TÔN GIÁO​

Để ‘giáo dục chạy theo thành tích’ không còn là vấn đề khiến phụ huynh và các em học sinh ‘ngã ngựa’ chúng tôi đề nghị Nhà Nước khuyến khích các tôn giáo cọng tác mở trường.

Cách riêng Tư thục Công giáo: một tổ chức giáo dục được thành lập dựa trên quyền được giáo dục của trẻ em và quyền tự do giáo dục theo hiến pháp. Tư thục Công giáo luôn liên kết với Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua hợp đồng, giáo dục học sinh thành nhân vì lợi ích quốc gia.

Được thành lập trên nền tảng Phúc âm, Tư thục CG được giám mục địa phương công nhận là một tổ chức Công giáo và nhận được sứ mệnh từ Giáo hội hoàn vũ. Tư thục Công giáo nuôi dưỡng trải nghiệm: phát huy tự do cá nhân; giáo dục về các giá trị gia đình, xã hội và công dân.

Tư thục Công giáo đặt nặng giáo dục lương tâm, phát triển nhân bản vì mỗi thành viên của giáo dục là một con người có phẩm giá cần được quý trọng và kính trọng.​
 

Vatican | Đức Giáo Hoàng

Đức Lêô XIV tiếp tục tiến trình Hiệp hành của Giáo hội

Gần bốn năm sau khi Đức Giáo hoàng Phanxicô khai mở tiến trình hiệp hành toàn cầu trong Giáo hội Công giáo, người kế nhiệm ngài, Đức Giáo hoàng Lêô XIV, đã chính thức bày tỏ sự ủng hộ đối với giai...

Sống đạo | Truyền thống

Những người lạc lối có đang được chào đón trong Giáo xứ chúng ta không?

Người trẻ, người bị tổn thương, người lầm lạc – khi họ bước chân vào nhà thờ – có cảm thấy được chào đón không? Xã hội hiện đại chứng kiến tỷ lệ trầm cảm, tự tử và đổ vỡ gia đình ngày càng tăng...

🔥 Sự Sống TỰ PHÁT – Thí Nghiệm THẤT BẠI vẫn Được Dạy Ở Trường | Thuyết Tiến hóa Tập 4

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên