phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
427

Sau khi Hiệp định Gèneve được ký kết, đất nước chia đôi. Người dân được tự do chọn lựa nơi ở. Có khoảng 830.000 người từ Bắc vào Nam và theo số liệu thống kê có 182.046 người miền Nam ra Bắc theo diện "tập kết".


phailamgi_Các Linh Mục Miền Nam Tập Kết Ra Bắc Sau 1954 và nhiệm vụ dang dở_cv1.jpg

Ủy ban Liên lạc những người Công giáo yêu tổ quốc yêu Hòa bình, ảnh chụp ngày 9/3/1955. Ảnh: TTXVN

Các linh mục tập kết ra Bắc

Những người ra Bắc Tập kết hầu hết là những người bị buộc phải ra đi. Họ là những cán bộ, quân đội kháng chiến của Việt Minh và một ít thường dân có cảm tình với cách mạng.

Về phía Công giáo, một số linh mục tham gia kháng chiến trước đây tại miền Nam do tuyên truyền cũng "tình nguyện" tập kết ra Bắc. Nổi bật trong số này có các linh mục Phêrô Võ Thành Trinh, Gioan B. Hồ Thành Biên, Tôma Lương Minh Ký, Trần Quang Nghiêm, Louis Nguyễn Hiếu Lễ…

Việc các ngài ra Bắc theo diện tập kết, dĩ nhiên, là không được các đấng Bề trên cho phép, nhưng vì cách mạng cần tới, đặc biệt trong bối cảnh, có đến 75% những người Bắc Di cư là người Công giáo.

Trước sự ra đi ồ ạt của người Công giáo miền Bắc, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cần có các linh mục ở miền Nam ra Bắc để vận động người Công giáo chống di cư, nhất là để hình thành một tổ chức tôn giáo của nhà nước theo kiểu Trung Quốc.

Trong thực tế, ngay từ đầu năm 1955, Ban Bí thư Trung ương ra Thông tư số 1/TT-TW do ông Nguyễn Duy Trinh ký hướng dẫn thành lập Ủy ban Liên lạc Công giáo trong đó ghi rõ mục đích là “Tranh thủ rộng rãi các giáo sĩ và giáo dân; Làm cơ sở vững chắc cho các phần tử yêu nước tiến bộ trong công giáo.”

Trên cơ sở Thông tư này, chính phủ đã tập hợp các linh mục tham gia kháng chiến tại miền Bắc cùng với các linh mục tập kết từ miền Nam thành lập "Ủy ban liên lạc những người Công giáo yêu Tổ quốc yêu Hòa bình" ngày 11/3/1955.

Sau đó, ngoài việc dùng báo chí tuyên truyền về tính ưu việt của mô hình "Giáo hội tự trị của Trung Quốc – chẳng hạn bài "Công giáo Trung Quốc” trên Báo Nhân dân ngày 11/11/1955, Nhà nước đã cho các linh mục Võ Thành Trinh, Vũ Xuân Kỷ, Hồ Thành Biên đi Trung Quốc, Ba Lan để học tập cách xây dựng mô hình Giáo hội tự trị.

phailamgi_LM Võ Thành Trinh.jpg
Linh mục Võ Thành Trinh. Ảnh: Wipikia

Nhiệm vụ bất thành

Tuy nhiên, nhiệm vụ hình thành một "Giáo hội tự trì kiểu Trung Quốc" mà chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muốn sử dụng các cụ và được chính các vị tích cực thực hiện đã không thể hình thành, do sự cương quyết của các Đức Giám mục, các linh mục và sự tẩy chay của cộng đồng Dân Chúa miền Bắc.

Trong thực tế, vì biết rõ được dụng ý của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, nên ngay ngày đầu tiên khi "Ủy ban Liên lạc Công giáo" được thành lập, Đức Khâm Sứ Tòa Thánh John Dooley đã gửi Văn thư số 1024/89 cho các giáo phận ở miền Bắc nói rõ Ủy ban này "không thuộc hệ thống Giáo hội và các linh mục tham gia Ủy ban này là bất hợp pháp".

Về phần mình, không lâu sau đó, Tòa thánh cũng đã trực tiếp lập tức gửi văn thư số 1810/55 ngày 7-5-1955, do Đức Hồng y P. Fumasoni Biondi - Tổng trưởng Bộ Truyền giáo ấn ký, nói rõ Ủy ban này đã "vượt quyền các Giám mục" (x. Đỗ Quang Hưng chủ biên, Bước đầu tìm hiểu về mối quan hệ giữa nhà nước và Giáo hội, Nxb Tôn giáo, H. 2003, tr.160)

phailamgi_Các Linh Mục Miền Nam Tập Kết Ra Bắc Sau 1954 và nhiệm vụ dang dở_cv2.jpg
Đại hội Đại biểu Những người Công giáo lần thứ IV 2003-2008. Ảnh: TTXVN

Có được sự hướng dẫn cụ thể từ Tòa Thánh, các Đức Giám mục miền Bắc và cả các linh mục lúc bấy giờ đã rất cương quyết vô hiệu hóa Ủy ban Liên lạc Công giáo. Đức Giám mục Giuse Trịnh Như Khuê đã thẳng thừng phạt treo chén linh mục Vũ Xuân Kỷ và linh mục Nguyễn Tất Tiên thuộc địa phận Hà Nội dưới quyền ngài. (Nguyễn Khắc Đại, Cha Quynh: Con người-Sự kiện-Giai thoại, (Hải Phòng 2012), tr. 92-93)

Cha Đinh Lưu Nhân, ở Nam Định, còn biên "soạn một bản Thông cáo in rô-nê-ô, lý lẽ vững chắc, rõ ràng để phản bác và lên án Ủy ban Liên lạc Công giáo, một tổ chức lấy danh nghĩa Công giáo mà không được Đấng Bản quyền Công giáo cho phép. Tổ chức đó chỉ mưu mô chia rẽ nội bộ Công giáo, phá đạo theo kiểu gậy ông đập lưng ông." Bản Thông báo sau đó được phát khắp các tỉnh Hà Nội, Nam Định và lan sang cả các địa phận Thái Bình, Bùi Chu, Hải Phòng. (Ibid., 93)

Về phía các giáo dân, họ tẩy chay công khai. Chẳng hạn, cha Phêrô Võ Thành Trinh, từ miền Nam tập kết, coi xứ Hòn Gai, ngoài tầm kiểm soát của Đức Giám mục, vì Đức cha Trương cao Đại đã vào Nam, khi dâng lễ thường vẫn có các giáo dân tham dự, vì không có linh mục, nhưng khi cần tổ chức lễ Hôn phối cho con cái, thì họ đem nhau về Tòa Giám mục Hải Phòng cho chắc ăn vì sợ linh mục của nhà nước dâng lễ cưới không thành sự.

phailamgi_Các Linh Mục Miền Nam Tập Kết Ra Bắc Sau 1954 và nhiệm vụ dang dở.jpg
Đại hội lần VII - 2018-2023. Ảnh TTXVN

Dĩ nhiên, còn nhiều lý do khác làm cho kế hoạch thành lập một Giáo hội tự trị dựa trên các linh mục "yêu nước" không thành, như sự tự tin quá mức của các linh mục được nhà nước trọng dụng, họ phớt lờ việc xin phép Giáo quyền, hay sự già nua của các vị tham gia phong trào… Tuy nhiên, điều chính yếu vẫn ở chỗ, Giáo hội miền Bắc những năm sau 1954 cho đến năm 1975, đã hết sức kiên vững, đoàn kết trong sự tín thác hoàn toàn trong tay Chúa. Nhờ đó, không chỉ trước đây mà ngày nay, nhiều giáo phận thuộc giáo tỉnh Hà Nội, không có linh mục nào tham gia Ủy ban Đoàn kết Công giáo.

Sau năm 1975, thất bại tại miền Bắc, các linh mục tập kết đã lập tức quay trở lại miền Nam và trở thành những nhân tố nền hình thành nên Ủy ban Đoàn kết Công giáo tồn tại cho đến nay và ngày càng vững mạnh. Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028 có 148 thành viên, gồm 76 linh mục, 6 tu sĩ nam nữ và 66 giáo dân.​
 

Đức cha Phaolô Lê Đắc Trọng: Người canh giữ Đức tin cho Giáo hội miền Bắc | Phải làm gì? | "Đức cha Phaolô là một cột trụ trong Giáo hội, đặc biệt giáo hội miền Bắc. Ngài đã sống xuyên suốt hai thế kỷ, đã trở thành một chứng nhân sống động, đồng thời cũng là người canh giữ đức tin cho Giáo hội miền Bắc".

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên