- Chủ đề Author
- #1
Nói về cha Chính Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh – Tổng Đại diện Địa phận Hà Nội từ năm 1954-1958, xưa nay, người ta nói nhiều về tài năng âm nhạc, về các nhân đức, đặc biệt là cái chết anh hùng của ngài tại trại giam Cổng trời, Quản Bạ, Hà Giang năm 1971. Ít ai biết ngài là một linh mục luôn ôm ấp một tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, cố gắng học thành tài để về phục vụ đất nước trong thời ly loạn.
Linh mục Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh.
Những dấu mốc thời gian
Cha Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh sinh ngày 2/10/1912 tại Ngọc Lũ, Bình Lục, Hà Nam. Từ năm 1925–1929, ngài theo học tại trường Puginier, Tiểu Chủng viện Hoàng Nguyên, Hà Nội.
Năm 1930, ngài được cố Hương dẫn sang Pháp du học tại trường Đức Bà (Bretagne – Paris, Issy – Les – Moulineaux).
Năm 1935, ngài nhập chủng viện St. Sulpice. Ngày 20/6/1940, ngài được thụ linh mục, và tiếp tục theo học Văn chương và Âm nhạc tại Paris. Ngài tốt nghiệp Cử nhân Văn chương, Triết học tại Đại học Sorbonne; tốt nghiệp khoa Sáng tác, Hòa âm, Violon và Piano tại Nhạc viện quốc gia Pháp năm 1944.
Sau khi tốt nghiệp cử nhân Văn Triết ở Sorbone, ngài gia nhập dòng khổ tu Biển Đức tại Đan Viện Ste Marie.
Năm 1947, ngài quyết định về nước và được Đức cha Chaize bổ nhiệm làm cha xứ Nhà thờ lớn Hà Nội, kiêm Giáo sư các môn Thánh Kinh, Âm nhạc, Triết học, Pháp, Anh ngữ tại Tiểu Chủng viện Piô XII, Trung học Chu Văn An, Đại học Hà Nội.
Năm 1954, Đức cha Trịnh Như Khuê cho phép cha Vinh và cha Nhân đưa chủng sinh đi Nam, nhưng cả hai đều xin ở lại sống chết với giáo phận Hà Nội, dù biết hoàn cảnh đầy khó khăn, nguy hiểm. Đức Cha Khuê bổ nhiệm ngài làm Cha Chính, kiêm Hiệu Trưởng trường Dũng Lạc.
Noel năm 1958, vì không muốn nhà nước tiếp tục lợi dụng việc trang trí Noel để tuyên truyền về tự do tôn giáo như đã lợi dụng Noel năm 1957, ngài cùng cha Giuse Maria Trịnh Văn Căn – chính xứ Nhà thờ lớn, ra sức ngăn cản. Sau đó, cả hai cùng bị bắt và phải hầu tòa. Tại phiên tòa, cha Căn được hưởng án treo, còn ngài bị kết án 18 tháng tù giam. Tuy nhiên, vì tính khẳng khái, mãn hạn tù, ngài tiếp tục bị giam cho tới khi qua đời tại trại giam Cổng Trời – Hà Giang, ngày 18/2/1971.
Năm 1930, ngài được cố Hương dẫn sang Pháp du học tại trường Đức Bà (Bretagne – Paris, Issy – Les – Moulineaux).
Năm 1935, ngài nhập chủng viện St. Sulpice. Ngày 20/6/1940, ngài được thụ linh mục, và tiếp tục theo học Văn chương và Âm nhạc tại Paris. Ngài tốt nghiệp Cử nhân Văn chương, Triết học tại Đại học Sorbonne; tốt nghiệp khoa Sáng tác, Hòa âm, Violon và Piano tại Nhạc viện quốc gia Pháp năm 1944.
Sau khi tốt nghiệp cử nhân Văn Triết ở Sorbone, ngài gia nhập dòng khổ tu Biển Đức tại Đan Viện Ste Marie.
Năm 1947, ngài quyết định về nước và được Đức cha Chaize bổ nhiệm làm cha xứ Nhà thờ lớn Hà Nội, kiêm Giáo sư các môn Thánh Kinh, Âm nhạc, Triết học, Pháp, Anh ngữ tại Tiểu Chủng viện Piô XII, Trung học Chu Văn An, Đại học Hà Nội.
Năm 1954, Đức cha Trịnh Như Khuê cho phép cha Vinh và cha Nhân đưa chủng sinh đi Nam, nhưng cả hai đều xin ở lại sống chết với giáo phận Hà Nội, dù biết hoàn cảnh đầy khó khăn, nguy hiểm. Đức Cha Khuê bổ nhiệm ngài làm Cha Chính, kiêm Hiệu Trưởng trường Dũng Lạc.
Noel năm 1958, vì không muốn nhà nước tiếp tục lợi dụng việc trang trí Noel để tuyên truyền về tự do tôn giáo như đã lợi dụng Noel năm 1957, ngài cùng cha Giuse Maria Trịnh Văn Căn – chính xứ Nhà thờ lớn, ra sức ngăn cản. Sau đó, cả hai cùng bị bắt và phải hầu tòa. Tại phiên tòa, cha Căn được hưởng án treo, còn ngài bị kết án 18 tháng tù giam. Tuy nhiên, vì tính khẳng khái, mãn hạn tù, ngài tiếp tục bị giam cho tới khi qua đời tại trại giam Cổng Trời – Hà Giang, ngày 18/2/1971.
Chân dung Cha Nguyễn Văn Vinh Ảnh: Donghanh.vn
Đau đáu nỗi đau của người dân thuộc địa
Ngay từ những năm theo học tại Pháp, giống "như các linh mục du học ở Pháp, ngài mang nặng một lòng ái quốc chân thành." (Phaolo Lê Đắc Trọng, Những Câu chuyện về Một thời, Toàn tập (Lưu hành Nội bộ), tr. 220) Tại Paris, cha tham gia các sinh hoạt của người Việt đòi quyền độc lập cho quê hương xứ sở, chăm chỉ học tập và đau đáu mong ngày trở về để phục vụ Giáo hội và Quê hương.
Đối với cha, quê hương là chùm khế ngọt. Khi thấy đất nước được độc lập, như những người Công giáo khác, cha vui sướng và tự hào. Chính vì thế, ngay khi hoàn tất chương trình học, mặc dù được các bề trên cho phép chọn ở lại hay trở về, cha đã nhất quyết trở về.
Đối với cha, quê hương là chùm khế ngọt. Khi thấy đất nước được độc lập, như những người Công giáo khác, cha vui sướng và tự hào. Chính vì thế, ngay khi hoàn tất chương trình học, mặc dù được các bề trên cho phép chọn ở lại hay trở về, cha đã nhất quyết trở về.
Cha Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh (thứ ba từ trái qua, hàng đầu) trong đoàn đón tiếp phái đoàn Tiệp Khắc, Tòa Giám mục Hà Nội 30-10-1955. Ảnh: Donghanh.vn
Đụng độ với quan Toàn quyền
Ngay khi trở về Việt Nam, cha được bề trên giáo phận giao nhiệm vụ làm chính xứ Nhà thờ lớn Hà Nội. Trong thời gian làm chính xứ Nhà thờ lớn Hà Nội, với tính cách cương trực, thẳng thắn, "gặp binh lính Pháp trên đường phố Hà Nội mà tỏ vẻ ngông nghênh khinh người Việt, cha sẵn sàng sắn tay áo hành động." (Phaolô Lê Đắc Trọng, Những Câu chuyện về Một thời, Toàn tập (Lưu hành Nội bộ), tr. 220)
Đỉnh điểm của các cuộc đụng độ với giới thực dân là cuộc đụng độ với quan Toàn quyền De Lattre de Tassigny vào mùa hè năm 1951. Số là vào giữa tháng 6/1951, Trung úy Bernard de Lettre de Tassigny, con trai của Tướng De Lattre de Tassigny tử trận tại mặt trận Chùa Non Nước, tỉnh Ninh Bình và được đưa về cử hành lễ an táng tại Nhà thờ lớn Hà Nội.
Vấn đề tế nhị xảy ra là chỗ ngồi danh dự cho quan Toàn quyền và Thủ tướng Việt Nam ông Trần Văn Hữu trong thánh lễ an táng.
Đỉnh điểm của các cuộc đụng độ với giới thực dân là cuộc đụng độ với quan Toàn quyền De Lattre de Tassigny vào mùa hè năm 1951. Số là vào giữa tháng 6/1951, Trung úy Bernard de Lettre de Tassigny, con trai của Tướng De Lattre de Tassigny tử trận tại mặt trận Chùa Non Nước, tỉnh Ninh Bình và được đưa về cử hành lễ an táng tại Nhà thờ lớn Hà Nội.
Vấn đề tế nhị xảy ra là chỗ ngồi danh dự cho quan Toàn quyền và Thủ tướng Việt Nam ông Trần Văn Hữu trong thánh lễ an táng.
Cha Nguyễn Văn Vinh (ngoài cùng, bên trái) tại Chủng viện Pio XII Ảnh: Donghanh.vn
Ngày còn chế độ thực dân, trong những ngày lễ lớn, khi ông Toàn quyền Đông Dương đến, thì một mình ông ngồi trên cung thánh, nhưng nay, nước Việt đã độc lập, không thể để ông Toàn quyền ngồi chiễm chệ một mình trên cung thánh. Ít nhất, Thủ tướng Trần Văn Hữu phải được ngồi ngang hàng, vì nước nhà đã độc lập.
Khi nhân viên Pháp đến sắp ghế tại nhà thờ, thấy họ chỉ xếp một ghế trên cung thánh cho ông De Lattre, cha Vinh đã không chấp nhận kiểu sắp xếp võ đoán như thế. Sự việc đến tai viên Toàn quyền kiêu căng, ông cho mời cha Vinh đến dinh Toàn quyền. Cuộc gặp diễn ra căng thẳng. Đôi bên không ai thay đổi lập trường. Quan toàn quyền quát tháo, đập bàn đập ghế. Cha Vinh cũng nóng máy, đập bàn. (Ibid., tr. 221-222)
Sau đó, nhờ sự can thiệp của Đức cha Giuse Trịnh Như Khuê và sự nhún nhường của ông Trần Văn Hữu, thánh lễ vẫn được tiến hành như đã định do một linh mục người Pháp làm chủ tế.
Sau sự kiện này, Đức cha Khuê đã có quyết định thuyên chuyển cha Chính Vinh khỏi Nhà thờ lớn về làm giáo sư tại Tiểu chủng viện Piô XII.
Về phần mình, chưa đầy 6 tháng sau, ngày 11/1/1952, Tướng De Lattre de Tassigny qua đời do ung thư tiền liệt tuyến.