- Chủ đề Author
- #1
Trong lịch sử Giáo hội Việt Nam thế kỷ 20, bên cạnh những vị mục tử được mọi người biết đến, còn có những vị mục tử, vì hoàn cảnh đã phải chịu chức cách bí mật (in pectore), không mũ, không gậy, không một lần dâng lễ đại trào. Đức Giám mục Đa Minh Đinh Huy Quảng, Giám mục Phó Giáo phận Bắc Ninh là một vị mục tử như vậy. Người ta chỉ biết được ngài là Giám mục vào năm 2007, sau khi qua đời 15 năm.
Đức cha Đa Minh Đinh Huy Quảng, Giám mục phó Giáo phận Bắc Ninh. Ảnh Giáo phận Bắc Ninh
Vài hàng tiểu sử
Đức cha Đa Minh Đinh Huy Quảng sinh ngày 15/3/1921 tại giáo xứ Tử Nê, Giáo phận Bắc Ninh. Sau những năm tuổi thơ bên gia đình, cha được nhận vào học tại Tiểu chủng viện Antôn Đạo Ngạn. Sau đó trở thành chủng sinh tại chủng viện Alberto Nam Định.
Ngày 24/12/1945, cha được Đức Giám mục Eugenio Artaraz Chỉnh, OP. tấn phong linh mục lúc 24 tuổi. Kể từ đây, tên tuổi cha Đa Minh Đinh Huy Quảng gắn chặt với mọi biến cố lớn nhỏ của giáo phận bên dòng sông Quan Họ.
Sau khi thụ phong linh mục, cha được bổ nhiệm làm Phó xứ Thái Nguyên giúp cha Marciano Prieto (Trọng), một linh mục Tây Ban Nha. Sau năm 1945, Thái Nguyên trở thành chiến khu. Ngày 19/12/1946, Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Ngay giữa chiến khu Việt Bắc, cha bị bắt vô cớ cùng với một người em linh tông và bị giam giữ suốt 7 năm trời.
Ngày 21/7/1954, Hiệp định Genève được ký kết. Cha và người em linh tông được trả tự do. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đức cha Đa Minh Hoàng Văn Đoàn, cha từ chối đi Nam ở lại với giáo phận và được Đức cha bổ nhiệm coi sóc các giáo xứ vùng Bắc Giang.
Năm 1955, cha được Đức cha tín nhiệm mời về coi sóc Nhà thờ Chính tòa và phụ trách đào tạo chủng sinh trong Giáo phận. Trong vai trò phụ trách đào tạo ơn gọi linh mục, cha đã gửi nhiều chủng sinh sang Hà Nội tu học.
Năm 1963, Tòa Thánh bổ nhiệm Đức cha Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng làm Giám mục Bắc Ninh. Cha Đa Minh được bổ nhiệm là cha Chính địa phận. Trong cương vị linh mục tổng đại diện, cha đã kề vai chung sức và trở thành cánh tay phải đắc lực của Đức cha Phaolô trong việc quản trị và điều hành giáo phận.
Ngày 24/12/1945, cha được Đức Giám mục Eugenio Artaraz Chỉnh, OP. tấn phong linh mục lúc 24 tuổi. Kể từ đây, tên tuổi cha Đa Minh Đinh Huy Quảng gắn chặt với mọi biến cố lớn nhỏ của giáo phận bên dòng sông Quan Họ.
Sau khi thụ phong linh mục, cha được bổ nhiệm làm Phó xứ Thái Nguyên giúp cha Marciano Prieto (Trọng), một linh mục Tây Ban Nha. Sau năm 1945, Thái Nguyên trở thành chiến khu. Ngày 19/12/1946, Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Ngay giữa chiến khu Việt Bắc, cha bị bắt vô cớ cùng với một người em linh tông và bị giam giữ suốt 7 năm trời.
Ngày 21/7/1954, Hiệp định Genève được ký kết. Cha và người em linh tông được trả tự do. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đức cha Đa Minh Hoàng Văn Đoàn, cha từ chối đi Nam ở lại với giáo phận và được Đức cha bổ nhiệm coi sóc các giáo xứ vùng Bắc Giang.
Năm 1955, cha được Đức cha tín nhiệm mời về coi sóc Nhà thờ Chính tòa và phụ trách đào tạo chủng sinh trong Giáo phận. Trong vai trò phụ trách đào tạo ơn gọi linh mục, cha đã gửi nhiều chủng sinh sang Hà Nội tu học.
Năm 1963, Tòa Thánh bổ nhiệm Đức cha Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng làm Giám mục Bắc Ninh. Cha Đa Minh được bổ nhiệm là cha Chính địa phận. Trong cương vị linh mục tổng đại diện, cha đã kề vai chung sức và trở thành cánh tay phải đắc lực của Đức cha Phaolô trong việc quản trị và điều hành giáo phận.
Đức cha Đa Minh và Đức cha Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng tại Tòa Giám mục Bắc Ninh. Ảnh: Giáo phận Bắc Ninh
Trở thành Giám mục In Pectore (thầm lặng)
Trong bối cảnh cực kỳ khó khăn của Giáo hội miền Bắc trước năm 1975, Tòa thánh đã ban phép cho một số các Đức Giám mục quyền "tiền trảm hậu tấu" – phong chức Giám mục cho các ứng viên trước rồi báo Tòa Thánh sau. Đức cha Đa Minh là một người trong số đó, nhưng cuộc đời mục tử của cha lại không được xuôi thuận như các vị mục tử khác.
Ngày 30/4/1975, tình hình đất nước thay đổi. Bên cạnh đó, nhận thấy sức khỏe suy sụp sau cơn bệnh nặng, lo lắng Giáo phận sẽ vắng bóng chủ chăn nếu như bệnh tình không qua khỏi, Đức cha Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng đã quyết định phong chức Giám mục cho cha Đa Minh.
Thánh lễ phong chức Giám mục cho cha Đa Minh diễn ra vào lúc 23h30, ngày 4/5/1975, tại căn phòng "U8" nổi tiếng của Tòa Giám mục. Lễ phong chức giám mục chỉ có 3 người, đó là đức cha Phaolô Phạm Đình Tụng chủ phong, đức tân giám mục Đa Minh và cha Giuse Trần Đăng Can. Đức cha Đa Minh lấy khẩu hiệu Giám mục là: “Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1Cr 13,7).
Ngày 30/4/1975, tình hình đất nước thay đổi. Bên cạnh đó, nhận thấy sức khỏe suy sụp sau cơn bệnh nặng, lo lắng Giáo phận sẽ vắng bóng chủ chăn nếu như bệnh tình không qua khỏi, Đức cha Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng đã quyết định phong chức Giám mục cho cha Đa Minh.
Thánh lễ phong chức Giám mục cho cha Đa Minh diễn ra vào lúc 23h30, ngày 4/5/1975, tại căn phòng "U8" nổi tiếng của Tòa Giám mục. Lễ phong chức giám mục chỉ có 3 người, đó là đức cha Phaolô Phạm Đình Tụng chủ phong, đức tân giám mục Đa Minh và cha Giuse Trần Đăng Can. Đức cha Đa Minh lấy khẩu hiệu Giám mục là: “Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1Cr 13,7).
Đức cha Đa Minh trong dịp mừng ngân khánh Giám mục Đức cha Phaolo Giuse. Ảnh: Giáo phận Bắc Ninh
Ra đi trong thầm lặng
Trở thành Giám mục "thầm lặng", chưa kịp công khai ngày nào, ngày 22/5/1975, Đức cha Đa Minh bị trục xuất khỏi Tòa Giám mục và bị đưa về quản chế tại giáo xứ Đại Lãm, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, với cáo buộc mơ hồ "tàng chữ thóc trong Nhà Chung Bắc Ninh," (Đinh Đồng Phương, Giáo phận Bắc Ninh, 1993, tr. 130) trong khi ai cũng biết, ngài bị trục xuất và bị giam lỏng chỉ vì chịu chức Giám mục không phép.
Những tháng năm bị quản chế ở Đại Lãm, Đức cha Đa Minh đã âm thầm nhưng không ngừng nghỉ vun xới cho cánh rừng trám Đông Bắc xanh tươi và trổ sinh muôn vàn hoa trái. Ngài đã tạo dựng cho mảnh đất Đại Lãm một nếp sống đạo chuẩn mực, một di sản Đức tin chan chứa yêu mến và cậy trông.
Sau 17 năm bị quản chế và cư trú bắt buộc, trong đó có 3 năm chống chọi với bệnh tật, vị Giám mục "in pectore" – chưa một lần đội mũ cầm gậy, chưa một lần được dâng lễ đại triều, chưa khi nào truyền chức phó tế hay linh mục cho một ai, đã "thầm lặng" ra đi như một linh mục vào ngày 28 tháng 01 năm 1991. Phần mộ đơn sơ của ngài đang nằm khiêm tốn trong vườn thánh giáo xứ Đại Lãm.
Những tháng năm bị quản chế ở Đại Lãm, Đức cha Đa Minh đã âm thầm nhưng không ngừng nghỉ vun xới cho cánh rừng trám Đông Bắc xanh tươi và trổ sinh muôn vàn hoa trái. Ngài đã tạo dựng cho mảnh đất Đại Lãm một nếp sống đạo chuẩn mực, một di sản Đức tin chan chứa yêu mến và cậy trông.
Sau 17 năm bị quản chế và cư trú bắt buộc, trong đó có 3 năm chống chọi với bệnh tật, vị Giám mục "in pectore" – chưa một lần đội mũ cầm gậy, chưa một lần được dâng lễ đại triều, chưa khi nào truyền chức phó tế hay linh mục cho một ai, đã "thầm lặng" ra đi như một linh mục vào ngày 28 tháng 01 năm 1991. Phần mộ đơn sơ của ngài đang nằm khiêm tốn trong vườn thánh giáo xứ Đại Lãm.
Phần mộ đơn sơ của Đức cha Đa Minh tại vườn thánh giáo xứ Đại Lãm. Ảnh: Giáo phận Bắc Ninh
Năm 2007 – 15 năm sau khi Đức cha Đa Minh về với Chúa, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, lúc đó đang làm Giám quản Bắc Ninh chính thức công bố công khai thánh chức của Ngài trong một dịp thuận lợi thì cả cộng đoàn mới vỡ òa trong niềm xúc động. Nhiều người ngỡ ngàng sửng sốt vì suốt bao năm sống bên cạnh một vị Giám mục mà không hề hay biết.
Nguồn tham khảo: Xem tại đây!