Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 1,035
- Chủ đề Author
- #1
Nhiều giáo xứ tại Việt Nam vẫn duy trì tập tục đeo tang trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh như một biểu hiện thương tiếc cái chết của Chúa Giêsu. Tuy nhiên, các nhà thần học và phụng vụ học cho rằng rằng thực hành này không còn phù hợp với linh đạo và phụng vụ của Giáo hội hoàn vũ sau Công đồng Vatican II.
Ảnh: Giaoxutanthaison.com
Tại Việt Nam, dưới ảnh hưởng của các thừa sai Dòng Tên từ thế kỷ XVII, đặc biệt là cha Alexandre de Rhodes, việc đeo tang trong Tuần Thánh được xem như một nỗ lực hội nhập văn hoá. Văn hóa Á Đông thì lại rất coi trọng tang phục, như biểu hiện của lòng hiếu thảo và đau buồn, tín hữu mặc đồ trắng và quấn khăn tang để tưởng nhớ cái chết của Chúa.
Tuy nhiên, theo quan điểm phụng vụ sau Công đồng Vatican II (1962–1965), ngày Thứ Sáu Tuần Thánh không còn được hiểu như một đám tang, mà là một phần trong Tam nhật Vượt Qua – đỉnh cao của năm phụng vụ, tưởng niệm mầu nhiệm tử nạn, mai táng và phục sinh của Đức Kitô.
“Chúng ta không cử hành một cái chết đơn thuần, mà là mầu nhiệm chiến thắng sự chết,” (Sách Lễ Roma, ấn bản 1970). Bởi đó, phụng vụ không dùng màu đen – biểu tượng của tang tóc – mà dùng màu đỏ, biểu trưng cho máu đổ của Đức Kitô và vương quyền hiển thắng của Ngài.
Tông huấn Evangelii Gaudium mời gọi các Kitô hữu không loan báo một “Tin Mừng u ám và tuyệt vọng” (#83), nhưng là niềm vui của sự cứu độ. Khi phụng vụ ngày Thứ Sáu Thánh vẫn gắn với những hình thức than khóc và tang tóc, người tín hữu dễ bị lạc hướng khỏi trọng tâm của mầu nhiệm Vượt Qua: sự sống mới.
Tuy nhiên, theo quan điểm phụng vụ sau Công đồng Vatican II (1962–1965), ngày Thứ Sáu Tuần Thánh không còn được hiểu như một đám tang, mà là một phần trong Tam nhật Vượt Qua – đỉnh cao của năm phụng vụ, tưởng niệm mầu nhiệm tử nạn, mai táng và phục sinh của Đức Kitô.
“Chúng ta không cử hành một cái chết đơn thuần, mà là mầu nhiệm chiến thắng sự chết,” (Sách Lễ Roma, ấn bản 1970). Bởi đó, phụng vụ không dùng màu đen – biểu tượng của tang tóc – mà dùng màu đỏ, biểu trưng cho máu đổ của Đức Kitô và vương quyền hiển thắng của Ngài.
Tông huấn Evangelii Gaudium mời gọi các Kitô hữu không loan báo một “Tin Mừng u ám và tuyệt vọng” (#83), nhưng là niềm vui của sự cứu độ. Khi phụng vụ ngày Thứ Sáu Thánh vẫn gắn với những hình thức than khóc và tang tóc, người tín hữu dễ bị lạc hướng khỏi trọng tâm của mầu nhiệm Vượt Qua: sự sống mới.
Ảnh: gpbuichu.org
Thực hành đeo tang, do đó, không phản ánh đầy đủ chiều kích phục sinh đang hiện diện trong chính cuộc thương khó của Chúa. Theo Tông huấn Sacramentum Caritatis (Bí tích Tình yêu, 2007), “việc cử hành mầu nhiệm Vượt Qua là nguồn mạch của niềm hy vọng Kitô giáo” (#34). Không nên tách rời cái chết của Đức Kitô khỏi sự phục sinh của Ngài, bởi “nếu Đức Kitô đã không sống lại thì đức tin của chúng ta là vô ích” (1Cr 15,17).
Nghi lễ an táng mới, được ban hành sau Công đồng Vatican II, đã từ bỏ gam màu u tối, để nhấn mạnh đến niềm hy vọng sống lại với Đức Kitô (x. Nghi lễ An táng Kitô hữu, 1969; Rm 6,3-5).
Trước Công đồng, nghi lễ an táng thường mang sắc thái buồn thảm, đen tối, phản ánh một thần học quá nhấn mạnh đến sự phán xét. Ngày nay, nghi thức mới nhấn mạnh vào lòng xót thương của Thiên Chúa và sự hiệp thông trong mầu nhiệm Phục sinh. Đó cũng chính là đường hướng mà Thứ Sáu Thánh dẫn đưa các tín hữu: từ đau khổ đến hy vọng, từ thập giá đến vinh quang.
Ảnh: Giáo xứ Kẻ Sặt
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II từng viết trong Tông huấn Ecclesia in Asia (1999) rằng “việc hội nhập văn hóa đích thực chỉ xảy ra khi Tin Mừng thanh luyện và thăng hoa các yếu tố văn hóa địa phương” (#21). Trong tinh thần đó, việc tiếp tục duy trì việc đeo tang trong Thứ Sáu Thánh cần được xem xét lại, để không trở thành một thực hành văn hoá làm lu mờ chiều kích hy vọng của phụng vụ.
Phụng vụ ngày này mời gọi các tín hữu chiêm ngắm thập giá như chiến thắng của tình yêu. “Đây là cây thánh giá, nơi treo Đấng cứu độ trần gian,” linh mục chủ tế long trọng xướng lên trong nghi thức thờ lạy Thánh Giá. Trong thinh lặng trang nghiêm, không phải để than khóc, mà để chiêm ngắm một tình yêu dám chết để ban sự sống.
Bởi thế, việc đeo tang trong ngày Thứ Sáu Thánh, dù mang giá trị truyền thống văn hóa, không còn phù hợp với chiều sâu thần học và phụng vụ của Giáo hội hôm nay. Thập giá không là dấu chấm hết, mà là khởi đầu của một sự sống mới.
- Bài viết tham khảo: Có nên đeo tang trong ngày thứ Sáu tuần Thánh ?