Đi tìm chân lý
Tham gia
25/1/24
Bài viết
928

Báo cáo mới nhất của Cục Thống kê (Bộ Tài chính) về tình hình lao động quý I/2025 đã hé lộ một con số đáng suy ngẫm: có tới 1,35 triệu thanh niên rơi vào tình trạng "3 không" — không học, không được đào tạo nghề, không có việc làm. Con số này không chỉ là một thống kê khô khan mà là một dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng về tương lai của lực lượng lao động trẻ, và xa hơn, là tương lai phát triển bền vững của đất nước.​


Phailamgi_Khi 1,35 triệu thanh niên Việt Nam rơi vào tình trạng 3 không Một hồi chuông cảnh tỉnh.jpg

Ảnh: vnexpress.net

Thanh niên — lực lượng tiên phong hay... "lực lượng chờ"?
Thanh niên vốn được coi là lực lượng tiên phong, sáng tạo và đầy nhiệt huyết. Thế nhưng, với hơn 10% thanh niên đang rơi vào trạng thái "3 không", chúng ta buộc phải tự hỏi: Điều gì đang giữ chân họ? Họ thiếu cơ hội, thiếu định hướng, hay thiếu kỹ năng để thích ứng với thị trường lao động đang thay đổi nhanh chóng?
Mức thất nghiệp cao, các hệ thống giáo dục bất thường, những khó khăn dai dẳng để được đào tạo nghề nghiệp và để bước vào thị trường lao động, đặc biệt đối với nhiều người trẻ, chính là một trở ngại rất lớn trên con đường hoàn thiện con người về mặt nhân bản và chuyên môn. (TLHTXHCG, 289)

Giáo dục và đào tạo nghề: Đòn bẩy chưa đủ mạnh
Dù tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ quý I/2025 đã tăng lên 28,8%, con số này vẫn còn quá thấp so với nhu cầu của nền kinh tế hiện đại. Trong khi đó, nhiều thanh niên sau khi tốt nghiệp phổ thông không lựa chọn học nghề, cũng không tìm kiếm công việc phù hợp, mà rơi vào trạng thái "lửng lơ", sống phụ thuộc gia đình hoặc lao vào những thú vui tạm bợ.

Chúng ta đang thấy một thực tế: Việc thiếu định hướng nghề nghiệp từ sớm, cùng với sự thiếu kết nối giữa đào tạo và nhu cầu thị trường lao động, đang đẩy không ít thanh niên vào thế bị động. Cái vòng luẩn quẩn "không học — không nghề — không việc" khiến họ dần mất niềm tin vào khả năng của bản thân và trở nên xa rời xã hội.

Thu nhập tăng nhưng không đồng đều
Báo cáo cũng cho thấy thu nhập bình quân của lao động đã tăng lên 8,3 triệu đồng/tháng. Đây là tín hiệu tích cực, nhưng lại không có nhiều ý nghĩa với nhóm thanh niên "3 không", bởi họ chưa và không thể tham gia thị trường lao động chính thức.

Trong khi đó, tỉ lệ lao động phi chính thức vẫn chiếm đến 64,3%, cho thấy rất nhiều lao động trẻ phải chấp nhận công việc bấp bênh, không có bảo hiểm xã hội, không hợp đồng ổn định — một thực trạng dễ đẩy họ rơi vào cảnh nghèo đói và thiếu an sinh khi về già.

Phailamgi_Khi 1,35 triệu thanh niên Việt Nam rơi vào tình trạng 3 không Một hồi chuông cảnh tỉ...jpg
Học sinh, sinh viên đi nghe tư vấn giới thiệu việc làm tại phiên giao dịch việc làm đầu năm ở Bắc Giang, tháng 2/2025. Ảnh: Hồng Chiêu, vnexpress.net

Trách nhiệm của xã hội và từng cá nhân
Giải quyết bài toán "3 không" không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước mà còn là trách nhiệm chung của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Gia đình cần quan tâm hơn đến việc định hướng nghề nghiệp và phát triển kỹ năng mềm cho con cái ngay từ nhỏ. Nhà trường cần đổi mới chương trình giáo dục, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp và nhu cầu thực tế. Các tổ chức xã hội, và cả các doanh nghiệp, cần chung tay mở thêm các chương trình đào tạo nghề, thực tập, hướng nghiệp thiết thực.
Người ta nên dạy người trẻ biết hành động theo sáng kiến của mình, dám nhận trách nhiệm đương đầu bằng khả năng chuyên môn của chính mình trước những rủi ro gắn liền với bối cảnh kinh tế biến động – một bối cảnh thường không thể dự đoán được. Một việc cũng cần thiết không kém là cung cấp các khoá học thích hợp để đào tạo những người trưởng thành cần được đào tạo lại và những người thất nghiệp. Nói một cách tổng quát hơn, người ta cần được hỗ trợ một cách cụ thể khi tham gia vào thế giới lao động, trước hết qua các hệ thống đào tạo, để họ bớt khó khăn khi phải đối phó với những thời kỳ biến động, bất trắc và bất ổn. (TLHTXHCG, 290)

Một câu hỏi dành cho chúng ta
Liệu chúng ta có thể mãi tự hào về một dân số trẻ mà không lo lắng cho số phận của hàng triệu thanh niên đang bị lãng quên? Chúng ta có sẵn sàng dừng lại để lắng nghe, đồng hành, và giúp họ đứng lên, hay chỉ nhìn họ trôi dạt ngoài lề xã hội?

Việt Nam đang ở thời điểm vàng về dân số, nhưng nếu không tận dụng và chăm lo đúng cách, "lợi thế dân số" sẽ nhanh chóng biến thành gánh nặng xã hội. Đã đến lúc chúng ta cần hành động mạnh mẽ và đồng bộ hơn bao giờ hết.​

Phải Làm Gì?

TLHTXHCG 289. Khả năng hoạch định của một xã hội hướng tới công ích và lưu ý đến tương lai được đo lường chủ yếu dựa vào triển vọng công ăn việc làm mà xã hội ấy có thể cung ứng. Mức thất nghiệp cao, các hệ thống giáo dục bất thường, những khó khăn dai dẳng để được đào tạo nghề nghiệp và để bước vào thị trường lao động, đặc biệt đối với nhiều người trẻ, chính là một trở ngại rất lớn trên con đường hoàn thiện con người về mặt nhân bản và chuyên môn. Thật vậy, những người thất nghiệp hay không được tuyển dụng đúng phải chịu những hậu quả tiêu cực rất sâu xa do tình trạng ấy tạo ra trong nhân cách của mình và họ có nguy cơ bị gạt ra bên lề ngay trong xã hội của họ hoặc có nguy cơ trở thành nạn nhân của một sự khai trừ do xã hội. Nói chung, đây là bi kịch tác động không những đến người trẻ, mà cả các phụ nữ, những người lao động ít chuyên môn, những người thiếu khả năng, những người di cư, những người thất học, nghĩa là tất cả những ai phải khó khăn hơn để kiếm việc làm trong thị trường lao động.

TLHTXHCG 290. Duy trì công ăn việc làm càng ngày càng lệ thuộc vào khả năng chuyên môn của người lao động. Các hệ thống giáo dục và đào tạo không được bỏ qua việc đào tạo nhân bản hay công nghệ, là những điều rất cần để đương sự có thể chu toàn trách nhiệm một cách hiệu quả. Nhu cầu ngày càng phổ biến là mỗi người phải thay đổi việc làm nhiều lần trong cuộc đời mình đòi hệ thống giáo dục phải cổ vũ mọi người sẵn sàng tham gia việc cập nhật và tái huấn luyện liên tục. Người ta nên dạy người trẻ biết hành động theo sáng kiến của mình, dám nhận trách nhiệm đương đầu bằng khả năng chuyên môn của chính mình trước những rủi ro gắn liền với bối cảnh kinh tế biến động – một bối cảnh thường không thể dự đoán được. Một việc cũng cần thiết không kém là cung cấp các khoá học thích hợp để đào tạo những người trưởng thành cần được đào tạo lại và những người thất nghiệp. Nói một cách tổng quát hơn, người ta cần được hỗ trợ một cách cụ thể khi tham gia vào thế giới lao động, trước hết qua các hệ thống đào tạo, để họ bớt khó khăn khi phải đối phó với những thời kỳ biến động, bất trắc và bất ổn.​
 

Sống đạo | Truyền thống

Linh mục lý tưởng mà nhiều người mong đợi… không tồn tại!

Thực tế cho thấy, kỳ vọng của giáo dân dành cho hàng giáo sĩ ngày càng cao. Nhưng thật ra, hình mẫu “người linh mục lý tưởng” mà nhiều người mơ tưởng… thật ra không tồn tại. Nhiều tín hữu mong...

🔥 Sự Sống TỰ PHÁT – Thí Nghiệm THẤT BẠI vẫn Được Dạy Ở Trường | Thuyết Tiến hóa Tập 4

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên