Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
1,097

Trong suốt chiều dài của lịch sử Giáo hội Công Giáo, nghệ thuật luôn được sử dụng để diễn tả Đức tin, các Mầu nhiệm thánh, đặc biệt là trong công cuộc truyền giáo của Giáo hội.​


Cover_Nghệ thuật đối với Đức tin Công giáoo_phailamgi.jpg

Nhà thờ Tân Hóa - Bảo Lộc. Ảnh: Tuanlionsg

Khái niệm “nghệ thuật” (tiếng Latinh: Ars; tiếng Anh: Art) được diễn tả là khả năng sáng tạo và các tác phẩm được sinh ra từ khả năng đó của con người, góp phần vào công cuộc thăng tiến nhân loại để đạt tới các giá trị Chân – Thiện – Mỹ.

Chân – Thiện – Mỹ luôn gắn chặt chẽ với nhau. “Niềm vui tinh thần và vẻ đẹp luân lý đi đôi với việc thực thi điều thiện. Cũng vậy, chân lý đem lại niềm vui và ánh huy hoàng của vẻ đẹp tinh thần. Chân lý tự nó là đẹp”. (GLHTCG #2500). Vì thế, có thể nói cái đẹp là hiện thân của sự thiện, và sự thiện là bản chất siêu hình của cái đẹp.

Thông thường, chân lý sẽ được diễn tả bằng lời nói, nhưng đôi lúc, chân lý cũng có thể được diễn tả bằng nhiều hình thức khác nhau. Và nghệ thuật, là một hình thức diễn tả độc đáo của con người, là sự kết hợp khéo léo của kiến thức và tài năng để tạo nên một “hình thể” cho chân lý, để người tiếp xúc có thể tiếp cận bằng mắt và tai.

“Con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa” (x. St 1,26) và là “tạo tác” hoàn hảo, đẹp đẽ mà Chúa dựng nên. Do đó, nghệ thuật có một sự tương đồng nào đó với hoạt động tạo dựng của Thiên Chúa, được qui hướng về con người và trở nên cao quý nhờ mục đích tối hậu là con người.

Bức họa Creation of Adam_phailamgi.jpg
Bức họa Creation of Adam của danh họa Michelangelo. Ảnh: wallpaperaccess.com

Như trong Thư gửi các nghệ sĩ (4/4/1999), Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II nhắn nhủ: “Bởi đó Thiên Chúa cho con người hiện hữu, giao cho con người nhiệm vụ của những nghệ sĩ. Chính qua hoạt động sáng tạo nghệ thuật ấy mà hơn bao giờ hết con người cho thấy mình giống Thiên Chúa. Con người hoàn thành nhiệm vụ này xuất sắc nhất là khi uốn nắn chất thể kỳ diệu hay nhân tính của mình và khi thi hành quyền làm chủ một cách sáng tạo trên thế giới chung quanh. Với ánh mắt yêu thương, Nhà Nghệ Sĩ thần linh đã chuyển giao cho người nghệ sĩ nhân loại một chút óc khôn ngoan siêu phàm của mình, cho người này chia sẻ quyền sáng tạo của mình”.

Nghệ thuật không chỉ là một phương thức để diễn tả, mà còn là cách để con người tiếp cận với thế giới Đức Tin. Đó là lý do vì sao chân lý trọn vẹn của Tin Mừng luôn là niềm cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ, đối với sự đẹp bên ngoài lẫn bên trong của sự vật. (x. Gioan Phaolo II, Thư gửi các nghệ sĩ 4/4/1999 #10)

Nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong truyền đạt sứ điệp của Đức Ki-tô, giúp con người dễ cảm nhận và thích thú hơn với thế giới huyền nhiệm. Vì nó có khả năng diễn tả những điều khôn tả thành ngôn ngữ có ý nghĩa, và vẫn giữ cho sứ điệp không mất đi giá trị siêu việt và mầu nhiệm. (x. Gioan Phaolo II, Thư gửi các nghệ sĩ 4/4/1999 #12)

Nghệ thuật đối với Đức tin Công giáo_phailamgi.jpg

Ảnh: podatkimeritum.pl

Do đó, nghệ thuật luôn có một mỗi tương quan chặt chẽ đối với tính thánh thiêng của Giáo hội Công giáo. Bản thân nghệ thuật cũng hàm chứa một chiều kích thánh thiêng, vì “thông qua hoạt động nghệ thuật, hơn bao giờ hết con người thấy mình giống Thiên Chúa” – Thánh Gioan Phaolo II khẳng định.

Nhờ có tính thánh thiêng đó, đã tạo nên một mối liên hệ chặt chẽ giữa nghệ thuật và các nghi thức tôn giáo, là cầu nối giữa con người với thế giới tâm linh mầu nhiệm, kết nối con người với vẻ đẹp vô biên của Thiên Chúa.

Nghệ thuật có vai trò quan trọng đối với Đức tin Công giáo, vì nó giúp diễn tả, truyền bá và làm đẹp cho những giá trị mầu nhiệm, lịch sử của Đức Tin. Nghệ thuật còn là con đường để đối thoại và tôn vinh Thiên Chúa, cội nguồn của mọi sự sáng tạo.

Phải làm gì?

Docat 47: Khi chúng ta nói về con người, chúng ta muốn nói điều gì?

Với từ “ngôi vị”, chúng ta diễn tả sự thật rằng mỗi người có một phẩm giá bất khả xâm phạm. Con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa (→ Imago Dei) (St 1,27). Vì thế con người là thụ tạo duy nhất thể hiện chính Đấng Tạo Hoá trong công trình tạo dựng, và là “sinh vật duy nhất trên trái đất mà Thiên Chúa muốn có mặt, vì lợi ích riêng của chính họ” (GS 24). Vì là một ngôi vị do Thiên Chúa tạo dựng, nên mỗi người không phải là một thứ gì đó, mà là một ai đó, và do đó có giá trị độc nhất. Vì là một ngôi vị nên con người có khả năng nhận biết bản thân và suy ngẫm về chính mình, đưa ra những quyết định tự do, và bước vào mối tương quan với những người khác. Người này cũng được kêu gọi đáp lời Thiên Chúa trong đức tin. Do đó, sự thật con người được tạo dựng theo hình ảnh và giống với Thiên Chúa, có nghĩa là con người luôn có mối liên hệ với Thiên Chúa, và chỉ trong Chúa người đó mới có thể phát triển trọn vẹn tiềm năng làm người của mình.​

 

[LIVE] Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y – Thứ Sáu 9/5 - PHAILAMGI.COM - Vào lúc 11:00 giờ Roma (tức 16:00 giờ Việt Nam) ngày thứ Sáu 9/5/2025, Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ chủ sự Thánh lễ đầu tiên với các Hồng Y tại Nhà nguyện Sistine - Đây là một nghi lễ mang tính biểu tượng sâu sắc, đánh dấu khởi đầu chính thức của triều đại mới. Trong Thánh lễ này, Đức Thánh Cha sẽ cùng các Hồng Y hiệp thông cầu nguyện cho sứ vụ lãnh đạo Hội Thánh hoàn vũ mà Ngài vừa được trao phó.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên