Tích cực
Tham gia
5/2/24
Bài viết
150

Người ta thường nói, bố và con trai thường hay khắc khẩu với nhau, chẳng thể nói chuyện với nhau quá ba lời. Tôi và bố tôi cũng nằm trong trường hợp như vậy, và tôi đã phải học cách để có thể nói chuyện nhiều hơn với bố mình.​



phailamgi_học cách nói chuyện với bố_cv1.jpg

Ảnh: Unsplash/Doan Anh

Kể qua một chút, bố tôi đúng thuộc dạng khó chiều, lại thêm cái tính bảo thủ, đúng hơn là kiểu gia trưởng truyền thống, chẳng nghe ai nói bao giờ, lúc nào cũng khăng khăng ý kiến của mình là đúng nhất. Bất cứ ai nói xong một câu, bố tôi kiểu: “không,…” rồi tung một đống lý lẽ theo suy đoán chủ quan. Chẳng thế mà nhiều lúc tôi chẳng muốn đôi co với bố làm chi, thêm mệt.

Ngoài ra, chưa kể tới cái tính “xấu đói” của bố nữa. Đi làm về mà chưa có cơm nước lại quát um lên, làm cơm chậm một chút thì cũng mặt nặng mày nhẹ, trong khi ai cũng đang luôn tay luôn chân rồi. Mà bố tôi còn kén ăn kinh khủng khiếp, ví dụ như không ăn cá và cũng chẳng muốn có mùi tanh của cá xuất hiện trên mâm cơm, rồi rau phải xanh, gạo phải dẻo,…và tôi chẳng hề thích cái tính đó chút nào.

Rồi bố còn hay nặng tay nặng chân, chuyện tôi bị bố đánh là chuyện cơm bữa. Bố thường thủ sẵn trong nhà một chiếc roi mây, để bất cứ khi nào không hài lòng về tôi là có thể đem ra sử dụng ngay. Chẳng thế mà tôi rất sợ mỗi khi đối diện với bố, chứ đừng nói đến chuyện ngồi trò chuyện với nhau.

Sau này, khi bắt đầu xa nhà học đại học, mối quan hệ của tôi với bố cũng chẳng khá khẩm hơn được mấy. Những lần về nhà chỉ là những câu hỏi xã giao, kiểu:​
  • Bố làm về ạ?​
  • ừ, về đấy à?​
  • Vâng​
Rồi mỗi người lại đi một hướng, chẳng thể mở lời thêm được câu nào. Kể cả những lúc gọi về nhà, cũng chủ yếu là những cuộc trò chuyện giữa tôi và mẹ, nếu tình cờ có bố, thì vẫn chỉ là những câu chào xã giao, đâu lại vào đấy.

phailamgi_học cách để nói chuyện với bố_cv2.jpg

Ảnh: Unsplash/Khanh Tu Nguyen Huy

Tôi cứ nghĩ mình ổn, cho tới khi chứng kiến cuộc nói chuyện của đứa bạn nói chuyện với bố cách gần gũi, thân mật, tôi mới nhận ra rằng, gia đình chẳng phải là nơi ta trút mệt mỏi, quay về dù thành công hay thất bại hay sao, và sẽ thật tuyệt nếu có thể chia sẻ những tâm tư, cảm xúc của mình với gia đình, và tôi bắt đầu học cách để nói chuyện với bố mình.

Qua tâm sự với mẹ, tôi biết rằng dù bố tôi có gia trưởng, có xấu tính nhưng bố tôi là người tình cảm, chẳng qua là không biết cách thể hiện tình cảm mà thôi. Vậy nên, tôi đã chủ động hơn trong mối quan hệ với bố.

Mỗi lần về quê, tôi thường đi xe khách, xe trả khách ở đoạn cách nhà tôi khá xa, mỗi lần như thế, tôi thường chủ động đi bộ về. Lần đó tôi thử gọi cho bố, nhờ bố vào đón, 10 phút sau thấy bố vào tới nơi. Lúc đầu còn rất gượng gạo, đi được một đoạn, bố tôi mới mở lời:​
  • Xe khách đáng nhẽ ra phải trả khách tận nhà mới đúng chứ?​
  • Người ta chạy tuyến cố định mà bố, thả linh tinh là dính phạt ngay. Tôi đáp.​
  • Thế à, sau về cứ gọi bố đón.​
Vậy là kể từ lần đó, mỗi lần về quê, tôi lại gọi bố ra đón, và cũng từ lần đó, tôi và bố tôi cũng có nhiều cuộc trò chuyện với nhau hơn. Bố cũng rủ tôi đi uống bia, đi ăn nhậu, hai bố con dần hiểu nhau hơn, không khí gia đình cũng trở nên vui vẻ hơn. Chẳng vậy mà người ta mới nói, trưởng thành là khi có thể ngồi nói chuyện với bố như hai người đàn ông.

Tôi đọc được trong Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo rằng, gia đình là nơi tôi được yêu thương vô điều kiện. Mỗi thành viên trong gia đình được những thành viên còn lại chấp nhận, tôn trọng, vì phẩm giá, chứ không phải vì người ấy phải làm gì mới xứng đáng được trân trọng. Mỗi người đều được yêu thương, chỉ vì người đó thuộc về gia đình. (x. Docat #115)

Tôi nghĩ rằng, nhiều người trẻ cũng giống như tôi, mất kết nối với gia đình, vì thế, hãy cố gắng chủ động trong mối quan hệ với các thành viên trong gia đình, hiểu họ hơn, hiểu được hành động của họ hơn, và là để trân trọng những điều quan trọng mà mình đang có, kẻo lỡ mai này mất đi, sẽ là nuối tiếc vô cùng lớn.

Phải làm gì?​

Docat 115: Gia đình có gì đặc biệt?

Tôi được yêu thương vô điều kiện: đó là trải nghiệm không thể thay thế mà người ta có khi sống trong một gia đình tốt lành. Những thế hệ khác nhau cùng sống bên nhau và cảm nhận được tình yêu thương, liên đới, thái độ trân trọng, tận tâm không nhuốm màu ích kỷ, sự nâng đỡ và công bằng. Mỗi thành viên trong gia đình được những thành viên còn lại nhìn nhận, chấp thuận, và tôn trọng, chỉ vì phẩm giá của người ấy, chứ không phải vì người ấy phải làm gì mới xứng đáng được trân trọng. Mỗi người đều được yêu thương, chỉ vì người đó thuộc về gia đình. Mỗi người không phải là phương tiện để đạt một mục đích nào đó, nhưng là cùng đích nơi chính mình. Do đó, trong gia đình, nền văn hoá sự sống hình thành, mà ngày nay không còn hiển nhiên. Thường thường hiện nay, vấn đề chính lại là một người có thể làm gì, hay có thể đóng góp được gì (ví dụ, tiền bạc). Người ta thường tập trung trước hết và nhiều nhất vào những thứ vật chất. Kiểu suy nghĩ này thách thức các gia đình và thậm chí còn thường phá hoại gia đình.​
 
Thành viên
Tham gia
7/2/24
Bài viết
23
Tôi cứ nghĩ mình ổn, cho tới khi chứng kiến cuộc nói chuyện của đứa bạn nói chuyện với bố cách gần gũi, thân mật, tôi mới nhận ra rằng, gia đình chẳng phải là nơi ta chút mệt mỏi, quay về dù thành công hay thất bại hay sao, và sẽ thật tuyệt nếu có thể chia sẻ những tâm tư, cảm xúc của mình với gia đình, và tôi bắt đầu học cách để nói chuyện với bố mình.

Qua tâm sự với mẹ, tôi biết rằng dù bố tôi có gia trưởng, có xấu tính nhưng bố tôi là người tình cảm, chẳng qua là không biết cách thể hiện tình cảm mà thôi. Vậy nên, tôi đã chủ động hơn trong mối quan hệ với bố.
Dễ thương quá, mình xin học hỏi.
 
Tích cực
Tham gia
29/12/23
Bài viết
255
Người ta thường nói, bố và con trai thường hay khắc khẩu với nhau, chẳng thể nói chuyện với nhau quá ba lời. Tôi và bố tôi cũng nằm trong trường hợp như vậy, và tôi đã phải học cách để có thể nói chuyện nhiều hơn với bố mình.
Người ta thường nói, con gái là mối tình kiếp trước của bố, vậy mà tôi cũng chẳng thể nói chuyện với bố quá ba lời. Chắc mình cũng phải học cách giống bạn thôi :D
 
Thành viên
Tham gia
17/12/23
Bài viết
9
Chúc mừng bạn!
Người ta nói, nếu thấy hai người đàn ông đang cùng đi trên đường mà chẳng ai nói câu nào thì đó là hai bố con :;) hihi
 
Tích cực
Tham gia
5/2/24
Bài viết
150
Người ta thường nói, con gái là mối tình kiếp trước của bố, vậy mà tôi cũng chẳng thể nói chuyện với bố quá ba lời. Chắc mình cũng phải học cách giống bạn thôi :D
chúc bạn thành công nha
 

Sống đạo | Truyền thống

Với người Công giáo: Lạy và Vái như thế nào được xem là đúng?

Nhà giáo nọ, theo đạo ‘thờ kính Ông Bà Tổ Tiên” thường đến Nhà Chúa tham dự thánh lễ, đặc biệt ngày CN và lễ Giáng sinh, Phục sinh. Anh bạn rất quý mến việc ‘thờ cúng Tổ tiên của người CG, đọc kỹ...

🔥 Sự Sống TỰ PHÁT – Thí Nghiệm THẤT BẠI vẫn Được Dạy Ở Trường | Thuyết Tiến hóa Tập 4

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên