Thành viên
Tham gia
23/1/24
Bài viết
5

Tôi tin đây là bài học lớn nhất mà cha mẹ phải dạy con cái của mình trong trách nhiệm giáo dục con cái nên người. Nếu có một ai đó - dù trẻ hay không còn trẻ lắm - hỏi họ sẽ phải làm gì để thành nhân - vốn là điều quyết định sự thành công thật sự, tôi sẽ nói điều mà bộ phim 12th Fail đã nói: “Đừng gian lận, ngay khi bạn phải thua!”.



  • 12th Fail” là gì?
    Thưa: Đó là một bộ phim Bollywood của đạo diễn Vidhu Vinod Chopra, người đã từng làm nên kiệt tác “3 chàng ngốc” vang danh một thời.
  • Nó nói về cái gì?
    Thưa: Tựa đề đã có sẵn – thi rớt.
  • Thế thì có gì để mà lên phim?
    Thưa: Có chứ, đó là lí do vì sao lại rớt.
  • Lí do là gì vậy?
    Thưa: Không phải do dốt nhưng do đã chọn “không gian lận”.
Ừ, không gian lận hay quay cóp thì dễ bị rớt lắm chứ không phải chuyện đùa, ai đã qua thời học sinh đều phải đối diện với nguy cơ đó lắm. Thật ra thấy chuyện cũng không phải to tát gì cho lắm, chỉ là ba cái chuyện quay cóp và gian lận tí vậy thì có đáng để xem phim không?

Thưa: Chuyện chắc chắn sẽ không quá quan trọng nếu chỉ dừng lại ở khuôn viên trường học nhưng vấn đề là cuộc sống sẽ không chỉ dừng lại ở đó. Điều tưởng chừng như không phải là vấn đề lớn lại trở thành một yếu tố mang tính quyết định đến toàn bộ cuộc sống. Đó là cái hay của bộ phim.
  • Quan trọng như thế nào vậy?
    Thưa: Xin được chia sẻ chút cảm nhận và suy nghĩ cá nhân trong tinh thần tìm kiếm giá trị cuộc sống.
12fail_phailamgi_01.jpeg

Vikrant Massey in 12th Fail (2023) | Vinod Chopra Films

Nếu nghĩ cuộc sống là một trò chơi thì sẽ là một lối nhìn không mấy nghiêm túc nhưng sẽ như thế nào nếu nhìn nó như một “trò chơi lớn”. Có lẽ đó là cách nhìn nghiêm túc nhất có thể có được. Một trò chơi lớn được hình thành bởi một loạt những trò chơi nhỏ hơn được sắp xếp theo một trình tự nhất định từ nhỏ tới lớn hơn. Chỉ bằng cách vượt qua được từng trò ở từng mức độ mới hy vọng dành được chiến thắng toàn bộ. Cũng tương tự như cấu trúc của một trò chơi điện tử (và có lẽ nó là lí do vì sao game vẫn luôn được yêu mến và chắc chắn sẽ tiếp tục được yêu mến mãi). Cuộc sống thật sự là một cuộc phiêu lưu. Giống như trong một trò chơi lớn, muốn lên le-vồ cao hơn phải vượt qua những trở ngại của le-vồ trước đó, chiến đấu với con trùm của màn đó và đạt được một vài sờ-kiu mà có thể giúp chiến thắng ở le-vồ tiếp theo. Sau khi vượt qua tất cả các màn, người chơi sẽ gặp trùm cuối và chiến thắng nó thì sẽ giải được trò chơi. Việc chiến thắng nó là điều không thể khi không vượt qua được từng màn trước đó được sắp xếp từ dễ đến khó. Phải chăng cuộc sống cũng được sắp xếp theo kiểu đó. Có thể lắm chứ!

12fail_phailamgi_02.jpeg
Vidhi Vinod Chopra with 12th Fail actors Medha Shankar and Anantvijay Joshi. Courtesy Vinod Chopra Films.

Hãy tưởng tượng để có thể lên lớp, bạn phải đạt được tiêu chuẩn của lớp trước đó, nếu không thì phải ở lại thôi. Sau 12 màn đó thì bạn sẽ được lên le-vồ cao hơn là đại học. Nó là màn bắt buộc để đạt được tấm bằng như tấm vé vào đời với hy vọng tìm được một công việc ngoài xã hội - một le-vồ khác nữa. Tất cả những trở ngại bạn phải vượt qua trong việc tìm kiếm một chuyên môn nhất định là đảm bảo để bạn đạt được phần thưởng của vòng này - một công việc ổn định. Màn tiếp theo, dĩ nhiên, không gì khác là việc tìm kiếm một mối tương quan nghiêm túc và bền vững để xây dựng cuộc sống. Làm thế nào bạn có thể xây dựng gia đình nếu không có được một công việc ổn định? Gia đình là một màn cực khó và để chiến thắng được, nó đòi hỏi bạn tất cả những gì bạn thủ đắc được từ những màn trước đó và hy vọng là với sự nổ lực, bạn có thể tạo lập và gìn giữ được một gia đình hạnh phúc vốn là phần thưởng lớn nhất bạn có thể mong chờ trong cuộc sống. Vậy màn cuối cùng là gì? Khó để trả lời lắm vì ai đi đến đó mới hy vọng có thể biết được nhưng dù là gì thì nó thuộc về con người mà bạn đã trở thành sau tất cả, con người thật sự mà bạn đã làm nên và cống hiến cho cuộc sống này.

12fail_phailamgi_03.jpeg
Vikas Divyakirti, a real-life UPSC prof, to play himself in Vikrant Massey-starrer ’12th Fail’

Luật chơi chung của toàn bộ “trò chơi lớn” này rất đơn giản: “Đừng chơi ăn gian!”. Chỉ vậy, mỗi một trò có những luật lệ và đòi hỏi riêng vốn đặc trưng cho từng trò mà người chơi đòi buộc phải tuân thủ để đạt được chiến thắng. Do đó, việc tuân theo những quy định của mỗi trò là luật chơi chung cho tất cả mọi người. Nếu một người chơi gian để chiến thắng, họ không xứng đáng với phần thưởng họ nhận được. Hơn nữa, họ không đạt được những gì cần thiết để đối diện và vượt qua những thách thức của màn tiếp theo. Họ có thể chiến thắng màn trước đó với cái giá là họ sẽ phải thua toàn bộ trò chơi.

Cái quan trọng không phải là phần thưởng ở mỗi màn (dĩ nhiên luôn có phần thưởng cho người xứng đáng) nhưng là con người mà họ sẽ trở nên sau khi đã vượt qua tất cả trở ngại mà không hề chơi ăn gian. Họ vượt qua bằng năng lực và cố gắng của họ. Điều đó làm họ trở nên mạnh mẽ và cứng rắn vốn là những khả năng quyết định cho việc vượt qua màn tiếp theo và chiến thắng ở trò chơi lớn hơn. Quy luật chung ấy, do vậy, đảm bảo sự công bằng không phải từ điểm khởi đầu nhưng ở điểm cuối của nó, là phần thưởng mà người chơi xứng đáng nhận được sau tất cả - nhân cách của họ.

12fail_phailamgi_04.jpeg
Vikrant Massey in 12th Fail (2023) | Vinod Chopra Films
Nếu nhìn dưới góc nhìn này, thành quả của một người- là những gì họ có – không thể làm nên sự thành công của họ nhưng là con người mà họ là – sự thành nhân. Đó là điều mà ta thật sự ngưỡng mộ khi nhìn vào cuộc sống của một người đã đi về phía cuối cuộc đời. Một thực tế là không phải ai cũng đáng để ta tôn trọng và ngưỡng mộ, ngay khi họ là những người giàu có, tri thức, địa vị, danh vọng… Nếu đó là điều họ xứng đáng có, họ sẽ có nhưng nó không định nghĩa được sự thành công. Một nhân cách lớn mới làm nên sự vĩ đại của một người, cứ nhìn và ngẫm sẽ rõ. Điều gì làm nên một nhân cách lớn? Thật khó để nói nhưng có một điều chúng ta có thể khẳng định được, đó là họ đã không “chơi ăn gian” ở “trò chơi lớn” của cuộc sống. Nhân cách là phần thưởng lớn nhất một người có thể đạt được sau tất cả, điều vốn làm nên sự thành công đích thực và sự vĩ đại của một người.

12th-fail-movie-phailamgi.jpg
12th Fail movie - (2023) | Vinod Chopra Films

Phim dĩ nhiên có thể giống cũng có thể khác với cuộc sống. Tuy nhiên, luật chơi thì ở đâu cũng vậy. Hãy tưởng tượng xem một người, nếu chọn chơi theo luật trong mọi thứ anh ta làm thì sẽ như thế nào. Nếu một người quyết định không bao giờ quay cóp nhưng làm theo khả năng của mình từ nhỏ đến lớn, anh ta sẽ trở thành người như thế nào? Nếu trong công việc và cuộc sống, một người chọn không chạy chọt nhưng cạnh tranh cách sòng phẳng và bằng chính khả năng của mình, anh ta sẽ trở thành người ra sao? Nếu trong gia đình, một người chọn không bao giờ gian dối với nguời vợ của mình, anh ấy sẽ là một người như thế nào? Và hãy thử tưởng tượng nếu xã hội có những con người như vậy đang điều hành và cống hiến, xã hội ấy sẽ trở nên như thế nào? Câu trả lời, hãy xem phim và ngẫm nghĩ. Không khó để hiểu lắm đâu.

Đây là điều tôi chọn để sống và quả thật, không hề dễ chút nào đối với những ai từng thử nhưng nó rất đáng để nổ lực. Tôi cũng tin đây là bài học lớn nhất mà cha mẹ phải dạy con cái của mình trong trách nhiệm giáo dục con cái nên người. Cũng vậy, nếu có một ai đó - dù trẻ hay không còn trẻ lắm - hỏi họ sẽ phải làm gì để thành nhân - vốn là điều quyết định sự thành công thật sự, tôi sẽ nói điều mà bộ phim này đã nói:
 
Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
1,097
cuộc đời cũng sẽ thú vị như game nếu biết đâu là mục đích của cuộc hành trình, và biết các mục tiêu cần đạt để dẫn tới mục đích đó. chính vì thế mà trò chơi điện tử vẫn luôn hấp dẫn, vì nó có hành trình rõ ràng, làm cho cuộc đời mình rõ ràng, thì nó cũng sẽ hấp dẫn :v
 
Thành viên
Tham gia
28/12/23
Bài viết
35
Đây là điều tôi chọn để sống và quả thật, không hề dễ chút nào đối với những ai từng thử nhưng nó rất đáng để nổ lực. Tôi cũng tin đây là bài học lớn nhất mà cha mẹ phải dạy con cái của mình trong trách nhiệm giáo dục con cái nên người…
Cảm ơn bạn, một chia sẻ hay!
 

[LIVE] Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y – Thứ Sáu 9/5 - PHAILAMGI.COM - Vào lúc 11:00 giờ Roma (tức 16:00 giờ Việt Nam) ngày thứ Sáu 9/5/2025, Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ chủ sự Thánh lễ đầu tiên với các Hồng Y tại Nhà nguyện Sistine - Đây là một nghi lễ mang tính biểu tượng sâu sắc, đánh dấu khởi đầu chính thức của triều đại mới. Trong Thánh lễ này, Đức Thánh Cha sẽ cùng các Hồng Y hiệp thông cầu nguyện cho sứ vụ lãnh đạo Hội Thánh hoàn vũ mà Ngài vừa được trao phó.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên