Biện phân con đường tu tập là tự do và trách nhiệm của từng người

4.20 star(s) 5 Votes
Thành viên
Tham gia
5/2/24
Bài viết
15

Thời gian này, thầy Thích Minh Tuệ nổi lên không chỉ là một hiện tượng xã hội mà còn là một hiện tượng tâm linh hiếm có. Thầy tu theo pháp tu 13 hạnh đầu đà của Đức Phật và được nhiều người biết tới nhờ truyền thông đưa tin mỗi ngày. Người ta biết tới thầy như là Phật sống; một thầy tu thực hành pháp tu của mình đạt đến sự thành toàn, điêu luyện và hiếm người làm được. Từ nhiều góc tiếp cận khác nhau của truyền thông đưa tin, người ta nhận thấy thầy đã đạt đến đỉnh cao của việc tu tập vì thầy đã hợp nhất được pháp tu với thân và tâm của mình. Điều mà hiếm có người tu hành nào làm được.​


phailamgi_Biện phân con đường tu tập là tự do và trách nhiệm của từng người_cv1.jpg

Ảnh: nguoiduatin.vn

Ở một khía cạnh nào đó, thầy Thích Minh Tuệ đã làm sống lại pháp tu của Đức Phật một cách sống động dựa trên nền tảng 13 hạnh đầu đà để thực hành một cách nhuần nhuyễn. Có thể nói ngài Minh Tuệ đã đi đến tận cùng của đời sống khó nghèo, khổ hạnh hành xác... Điều này nằm trong ý phát nguyện dấn thân trên con đường tu của Thầy; hàng ngày thầy ăn một bữa cơm xin, trang phục bá nhập, chỉ ngồi và đi, không ngủ nằm, không dép guốc, đi bộ hết vùng này qua vùng khác, ... điều mà nhiều người tu hành khác muốn cùng không thể làm được.

Chính vì vậy mà ngài Minh Tuệ nổi lên như là một hiện tượng tâm linh và xã hội nghìn năm có một và làm rúng động cả mặt đất. Trước ánh sáng hào quang chân tu của thầy Minh Tuệ đã tác động đến tâm lý của hàng triệu người dân và cả tầng lớp tu sĩ của nhiều tôn giáo khác nhau.

Nhiều người dân đã đổ xuống đường để đi cùng thầy, thậm chí có nhiều người còn cạo đầu, ăn mặc giống thầy để đi theo thầy khất thực.

Ở góc nhìn khác trên các nền tảng mạng xã hội, có nhiều luồng tư tưởng khác nhau đánh giá về thầy; người thì đả kích thầy; người thì ngưỡng mộ bảo vệ thầy, người thì đấm ngực thú tội vì còn quá tham sân si; đặc biệt có nhiều người tu lại tỏ ra ngã lòng vì pháp tu của mình không bằng thầy Thích Minh Tuệ.

Nếu tỉnh táo nhìn nhận, chúng ta phải thừa nhận mục đích cao nhất của đời tu theo Đức Phật là tự giác ngộ, giải thoát để đạt tới cõi Niết Bàn giống như Đức Phật thoát khỏi vòng luân hồi luẩn quẩn.

phailamgi_su minh tue.jpg
Chân dung sư Minh Tuệ. Ảnh: docnhanh.vn

Đi tu theo Đức Giê-su chính là trở nên giống Đức Giê-su và nên một với Ngài.​

Người tu theo các tôn giáo khác cũng có mục đích tu tập mang các đặc thù riêng theo đức tin. Chính vì vậy mà mỗi tôn giáo đều có những tín đồ, môn đệ thực hành tôn giáo và tu tập theo cách riêng biệt; vừa độc đáo, vừa đa dạng muôn màu muôn sắc...

Người đi theo Đức Phật cũng có muôn vàn pháp tu tập khác nhau: người thì chú trọng hành pháp theo khổ hạnh; người thì chuyên về thiền; người thì chuyên về niệm-ngộ... mỗi một phương pháp tu lại có muôn vàn cách tiếp cận khác nhau, không người nào giống người nào.

Đối với người tu đi theo Chúa Giê-su cũng thế. Trên khắp thế giới có hàng ngàn dòng tu nam nữ khác nhau. Mỗi dòng tu đều có điểm giống và khác nhau trong linh đạo, hiến pháp và luật dòng. Dòng thì chuyên giảng thuyết, dòng thì chuyên cầu nguyện sống khổ hạnh, dòng thì chuyên phục vụ người bệnh, dòng thì chuyên giảng tĩnh tâm, giảng đại phúc,...

Dĩ nhiên, mỗi dòng mỗi "pháp tu" đều có những người đã đạt đến thành tựu về nhân đức được người đời hay giáo hội phong thánh.

Chẳng hạn như gương Mẹ Têrêsa (phục vụ ở Calcutta, Ấn Độ) chuyên lo chăm sóc người nghèo bị bỏ rơi, người bệnh tật, người hấp hối... Bên cạnh đó còn vô số các vị thánh khác cũng đều đạt đến cảnh giới siêu việt hiếm có nào đó và được tôn vinh lên hàng thánh.

Do đó, việc người ta so sánh pháp tu này với pháp tu kia; dòng tu này với dòng tu khác; linh đạo này với linh đạo kia để hơn thua hay ngã lòng xem ra có vẻ hơi thừa và vẫn còn chấp ngã...

phailamgi_me teresa.jpg
Mẹ Teresa Calcutta. Ảnh: teenvogue.com

Điều trọng hơn, chẳng phải là cứ sống triệt để, dấn thân trọn vẹn với ơn gọi, sứ mạng của cuộc đời mình hay sao? Bất cứ một lối sống nào; một hạnh sống nào; một pháp tu nào; một linh đạo nào thuộc về chính đạo đều có ý nghĩa với xã hội, với vũ trụ và với Đấng Tạo Hóa. Vấn đề là cách thức chúng ta nhận thức và thực hành ấy có mang đến lợi ích cho linh hồn mình không? Bởi vì " Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào được ích gì” (Lc 9, 25 )

Còn việc so sánh hơn thua "đứng núi này trông núi nọ" thì chứng tỏ mình chưa hài lòng với cuộc sống của mình, ơn gọi của mình, sứ mạng của mình... thì chưa thể nào đạt đến sự buông bỏ và lao mình về phía lý tưởng sống của mình được.

Gương thánh Phao-lô chọn dứt điểm đời sống của mình thế này: " Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (GI 2,20)

Trên hết, người tu theo Đức Phật, giác ngộ mới làm tâm hồn người ta được cứu.

Người đi theo Chúa Giê-su cần có Chúa ở cùng mới được an ủi và thánh hóa. “Vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được.” (Ga 15,5 b)

Ga 14,15-21:

(15) Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy. (16) Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác, đến ở với anh em luôn mãi. (17) Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận. Vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người. Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em. (18) Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy đến cùng anh em. (19) Chẳng bao lâu nữa, thế gian sẽ không còn thấy Thầy. Phần anh em, anh em sẽ được thấy Thầy, vì Thầy sống và anh em cũng sẽ được sống. (20) Ngày đó, anh em sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em. (21) Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Chúa Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến Người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy”.

Dĩ nhiên, với một thân xác yếu nhược và một tâm hồn đầy khiếm khuyết bởi tội lỗi sẽ luôn đè nén và cám dỗ con người ta buông xuôi và đầu hàng trước những thực tại của thế gian tội lỗi. Con người ta cần phải có ơn Chúa để tách mình ra khỏi thế gian: "Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em”. (Ga 15, 19).

phailamgi_Biện phân con đường tu tập là tự do và trách nhiệm của từng người_cv2.jpg
Ảnh: Pham Tan

Nhiệm vụ khó nhất và cũng là ơn huệ lớn nhất mà con người có đó chính là trách nhiệm phải tự mình biện phân, phát nguyện và lựa chọn... bằng chính tự do của mình. Ta chọn đúng thì con đường đi mỗi ngày sẽ tới gần quả ngọt hơn; ta chọn sai đường thì con đường càng ngày càng lạc xa chánh đạo. Đó là mấu chốt gốc rễ của mọi vấn đề.

Mỗi người là một kết tinh độc đáo, mỗi pháp tu là một con đường tốt đẹp; điều quan trọng là người tu tập phải biết khám phá ra con đường hợp với mình để thăng hoa và tận hiến hết mình; từ đó sẽ phát tỏa ánh sáng hào quang từ chính nhân đức mà mình chọn sống.

Không ai sống cho người khác được; không ai tu cho người khác được và linh hồn ai người ấy phải tự nắm giữ. Mọi người phải tự kiến tạo con đường nhân đức và Đức Tin cho mình đó là tự do và cũng là trách nhiệm của mỗi người. Thầy Minh Tuệ chọn hạnh đầu đà. Thánh Phaolô chọn Chúa Giêsu. Còn chúng ta chọn hạnh gì; chọn thuộc về ai; ma quỷ hay Thiên Chúa? ...


SG-Ngày 26-05-2024
CHÚA NHẬT LỄ CHÚA BA NGÔI​
 
Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
790
Một điểm chung mà tôi thấy là nếu đã tu chân chính, thì kiểu gì cũng bị ma quỷ cám dỗ cách này cách khác :D
 

Đối thoại liên tôn trong gia đình, ba đạo Cao Đài, mẹ đạo Phật, con là một linh mục

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên