Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
1,097

Theo thống kê từ Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương - nơi có tỉ lệ sinh thấp nhất nhưng tỉ lệ vô sinh lại cao nhất. Nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn đã chọn hình thức nhận con nuôi. Vậy, Giáo huấn của Giáo hội có những chỉ dẫn gì về vấn đề này?​


Phailamgi_Chỉ dẫn của Giáo huấn đối với vấn đề nhận con nuôi_cv1.jpg
Ảnh: Humans of Hà Nội

Theo nghiên cứu của các tổ chức Y tế, vô sinh hiếm muộn đang dần trẻ hóa, có diễn biến phức tạp không rõ nguyên nhân. Tại Việt Nam, hơn 1 triệu cặp là con số ước tính các cặp vợ chồng cần khám và điều trị vô sinh hiếm muộn. Trong đó, hơn 50% số cặp trong độ tuổi 30 và gần 8% trong độ tuổi sinh sản.

Vô sinh đã không có là câu chuyện và khó khăn riêng của các cặp vợ chồng, mà còn đang là vấn đề nóng của xã hội, trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và gia tăng các bệnh về stress, trầm cảm, thần kinh cho các cá nhân, vợ chồng hiếm muộn.

Cũng vì lẽ đó, một sự an ủi ngay lúc này là rất quan trọng. Bên cạnh những cặp vợ chồng bất chấp luân lý can thiệp bằng các phương pháp sinh sản nhân tạo, cũng có những cặp vợ chồng sẵn sàng nhận con nuôi, và coi chúng như "hoa trái" của đời sống hôn nhân bền vững.

Vậy, khi các cặp vợ chồng hiếm muộn quyết định nhận con nuôi, chỉ dẫn của Giáo huấn là gì?

Phailamgi_Chỉ dẫn của Giáo huấn đối với vấn đề nhận con nuôi_cv2.jpg
Ảnh: daytoday.ua

Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo, nhìn nhận "mong muốn có con là một điều tốt". Tuy nhiên, mong muốn này không thể thực hiện theo cách coi con cái như đồ vật, đối xử với chúng như sản phẩm mua được. (TLHT #235-236)

Đối với những cặp vợ chồng ước muốn nhưng không thể có con, "hôn nhân của họ không hề kém đáng giá", vì sinh sản con cái không phải là mục đích duy nhất của hôn nhân. Hôn nhân vẫn giữ đặc tính bất khả phân ly, và giá trị của một mối liên hệ mật thiết, ngay cả khi đời sống hôn nhân không hoàn hảo vì thiếu con cái, những đứa bé thường được họ khắc khoải mong đợi." (Docat 128)

Họ có thể nhận con nuôi. Tuy nhiên, khi quyết định "đem đứa trẻ về nuôi", cần phải xem xét đến các yếu tố cơ bản như, liệu chúng có được sống trong một gia đình bền vững, yêu thương nhau, được thành lập trên hôn nhân? Vì đây là những quyền cơ bản của một đứa trẻ mà bất cứ cha mẹ nào cũng phải tôn trọng (x. TLHT #235-236).

Chưa kể đến, đứa trẻ được nhận nuôi không được trở thành phương tiện hay công cụ để phục vụ cho mục đích của bất cứ cá nhân nào, vì đây là những đòi hỏi cơ bản của phẩm giá con người.​

Phải làm gì?

Docat 127: Muốn có con có phải là một phần của hôn nhân không?

Hoàn toàn đúng như vậy. Cũng giống như hôn nhân là một phần của gia đình, vì vậy, gia đình cũng là một phần của hôn nhân. Hai điều này có liên quan với nhau. Đơn giản, chúng ta có thể nói: "Không gia đình nào không có kết hôn và không hôn nhân nào không có gia đình." Hôn nhân có liên quan đến gia đình, nên phải nói rằng gia đình nhằm mục đích sinh sản, nuôi con và sống với con cái. Vì thế, ngay từ đầu khi các đôi bạn muốn kết hôn với nhau không được từ chối khả năng có con. "Anh chị có sẵn sàng yêu thương đón nhận con cái mà Chúa sẽ ban, và giáo dục chúng theo luật Chúa Kitô và Hội Thánh không?" Cô dâu và chú rể sẽ phải trả lời "thưa có" cho câu này khi được linh mục chủ sự hỏi. Chỉ khi đó họ mới có thể ký kết giao ước hôn nhân với nhau.​


 

[LIVE] Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y – Thứ Sáu 9/5 - PHAILAMGI.COM - Vào lúc 11:00 giờ Roma (tức 16:00 giờ Việt Nam) ngày thứ Sáu 9/5/2025, Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ chủ sự Thánh lễ đầu tiên với các Hồng Y tại Nhà nguyện Sistine - Đây là một nghi lễ mang tính biểu tượng sâu sắc, đánh dấu khởi đầu chính thức của triều đại mới. Trong Thánh lễ này, Đức Thánh Cha sẽ cùng các Hồng Y hiệp thông cầu nguyện cho sứ vụ lãnh đạo Hội Thánh hoàn vũ mà Ngài vừa được trao phó.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên