Phù vân nối phù vân Thời gian cứ xoay vần
Tham gia
29/12/23
Bài viết
227
Là một người Công giáo, mỗi khi đi đâu xa, tôi thường cố gắng tìm xem khu vực đó có nhà thờ nào không — không chỉ để cầu nguyện mà còn để được cảm nhận sự bình an nơi cung thánh và chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc của các ngôi nhà thờ khác nhau. Những lúc bước vào một ngôi thánh đường xa lạ, cảm giác ấy luôn đặc biệt: vừa thân quen vì là nhà Chúa, vừa mới mẻ vì mỗi nơi đều có một nét riêng.

Có những ngôi nhà thờ rộng mở, cửa luôn mở sẵn, đón tiếp bất kỳ ai muốn đến viếng, đọc kinh hay chỉ đơn giản là ngồi lại một chút giữa cuộc sống vội vã. Tôi luôn biết ơn những nơi như thế — một sự chào đón âm thầm nhưng đầy yêu thương.

phailamgi_Đến nhà thờ xa lạ, tôi sợ nhất là bị tra hỏi_cv.jpg


phailamgi_Đến nhà thờ xa lạ, tôi sợ nhất là bị tra hỏi_cv1.jpg


Nhưng không phải lúc nào cũng vậy.

Đôi khi, khi tôi đến một nhà thờ ngoài giờ lễ, cửa vẫn mở nhưng bước vào chưa được bao lâu thì có người đến hỏi:
– Đi đâu đến vậy?
– Vào nhà thờ làm gì?
– Có quen ai ở đây không?
– Quê ở đâu? Ở gần đây à?

Tôi hiểu, có thể đó là quy định ở địa phương để bảo đảm an ninh, hoặc cũng có thể vì trước đó đã từng có chuyện gì xảy ra, nên giờ người ta phải cẩn trọng hơn. Tôi không trách gì cả. Nhưng phải thú thật là trong khoảnh khắc ấy, tôi hơi chột dạ. Cảm giác như mình đang làm gì đó sai trái, như thể mình đang xâm nhập một nơi không được phép vào. Dù cuối cùng vẫn được cho vào, tôi vẫn mang theo một nỗi ái ngại khó tả.

phailamgi_Đến nhà thờ xa lạ, tôi sợ nhất là bị tra hỏi_cv4.jpg


phailamgi_Đến nhà thờ xa lạ, tôi sợ nhất là bị tra hỏi_cv3.jpg


Và rồi tôi tự hỏi: nếu tôi – một người có đạo – còn thấy bối rối như thế, thì những người không phải Công giáo thì sao? Liệu họ có đủ kiên nhẫn để trả lời từng câu hỏi? Hay họ sẽ rút lui, cảm thấy mình không được chào đón? Có thể trong lòng họ từng có một chút tò mò, một chút thiện cảm, nhưng rồi lại lặng lẽ quay đi vì những ánh mắt nghi ngờ và những câu hỏi không mấy thân thiện.

Tôi không nghĩ là người trong nhà thờ cố ý làm điều gì xấu. Nhưng tôi nghĩ rằng, nếu mỗi nhà thờ là một “ngôi nhà chung”, thì có lẽ chúng ta cần học cách chào đón người lạ với ánh mắt thân thiện hơn là bằng loạt câu chất vấn. Đôi khi chỉ cần một nụ cười, một câu nói: “Chào bạn, bạn muốn vào cầu nguyện hay tham quan à?” – cũng đủ để người khác cảm thấy mình được tôn trọng, được đón nhận.

Bởi nhà thờ đâu chỉ dành riêng cho người có đạo. Nhà thờ là nơi của Chúa – Đấng luôn mở rộng vòng tay đón mọi người đến với Ngài. Hy vọng rằng, bất kỳ ai – dù là khách lạ, người chưa tin hay người đang kiếm tìm – khi bước đến cửa nhà thờ, sẽ không phải mang trong lòng nỗi sợ bị hỏi, mà thay vào đó là cảm giác được mời gọi bước vào một nơi an lành.​

Hình ảnh trong bài là những ngôi nhà thờ tôi từng đến và rất yêu thích, không phải là những nơi tôi gặp trải nghiệm bị hỏi như đã chia sẻ.
 
Thành viên
Tham gia
17/12/24
Bài viết
93
có lẽ tôi không may mắn đi nhiều nhà thờ như bạn, nhưng phải khẳng định là tất cả những nhà thờ tôi đến đều rất ấm áp, không ở đâu đặt những câu hỏi như nơi bạn đến cả.
Bạn bè tôi nhiều người đi khắp nơi bắc nam, nhiều khi lỡ dở không thuê được phòng, vào các nhà thờ đều rất thân thiện giúp đỡ.
 
Phù vân nối phù vân Thời gian cứ xoay vần
Tham gia
29/12/23
Bài viết
227
Tôi cũng mong tất cả các ngôi nhà thờ đều như vậy
 

Đức cha Vinh Sơn Phạm Văn Dụ: Vị mục tử 30 năm bị cách ly | Phải làm gì? | Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt: "Khi về Lạng sơn, tôi mới hiểu được hết những tình cảm sâu nặng giáo dân dành cho ngài. Đi đâu cũng thấy mọi người nhắc đến ngài với những tâm tình thương mến, kính phục. Chỗ nào cũng nghe trích dẫn những lời ngài đã dậy dỗ, khuyên bảo. Ảnh hưởng của ngài thật lớn lao, rộng rãi và sâu xa. Hình ảnh ngài bàng bạc khắp nơi. Giáo dân thấy ngài trong những hiện tượng thiên nhiên. Khi an táng ngài, trời mưa như trút đến nỗi các Đức Giám mục và các linh mục không thể bước ra phần mộ. Tại phần mộ, dù người ta đã che bạt, nước vẫn chảy xuống như thác. Giáo dân càng thương nhớ ngài hơn. Ngày giỗ đầu được bình an. Giỗ năm thứ hai, trời mưa như trút đến nỗi không thể dâng lễ ngoài trời, dù đã che rạp. Mưa trĩu nước trên bạt che làm sập khung sắt. Rạp đổ xuống làm vỡ cả tượng thánh Giuse. Giáo dân càng thương nhớ ngài tha thiết. Giỗ mãn tang trời mưa lớn hơn. Nước dâng lên ngập lụt làm mọi người vừa tan lễ phải chạy vội về thu dọn đồ đạc. Đoàn Thất khê dự lễ về phải bỏ xe, đi bè qua chỗ nước lụt. Đoàn Cao bằng phải vòng qua ngả Thái nguyên để về cho kịp lễ ngày Chủ nhật. Giáo dân cho đó là tiếng ngài nhắc nhở chúng ta rằng đời sống chưa hết đau khổ, chưa hết chiến đấu. Giỗ năm thứ 4, mưa bão đánh gẫy cành nhãn lớn nhất, nơi treo quả chuông. Quả chuông vốn đã nứt nẻ lại rơi xuống một lần nữa, may mà không vỡ thêm. Tất cả những việc ấy làm người dân càng nhớ đến ngài. Mọi người đều ứa lệ khi nhớ đến những đoạn đời đau khổ ngài đã trải qua. Tượng Đức Mẹ để dưới cây nhãn tuy cũ kỹ, nhưng giáo dân vẫn muốn giữ lại, vẫn thích cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ cũ, vì tượng cũ làm họ nhớ đến Đức Cha Vinhsơn Phaolô. Đã bao lần ngài đứng trước tượng Đức Mẹ này, cầu nguyện với cả đau đớn và nước mắt. Quả thật sự hiện diện càng âm thầm lại càng có sức lan tỏa rộng lớn, càng đau đớn lại càng đi sâu vào lòng người."

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên