Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 1,097
- Chủ đề Author
- #1
Gia đình đổ vỡ là điều mà không bất cứ cặp vợ chồng nào mong muốn. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, đôi vợ chồng chẳng thể chung sống với nhau được nữa, dẫn tới đỗ vỡ gia đình. Điều này có thể gây ra đau khổ lớn lao và một khủng hoảng căn tính của người trẻ.
Ảnh: Hannah Xu/Unsplash
Theo số liệu thống kê, số vụ ly hôn ở Việt Nam hiện nay ở mức 60.000 vụ/năm, tương đương 0,75 vụ/1000 dân. Tỷ lệ ly hôn so với kết hôn là 25%, có nghĩa cứ 4 cặp vợ chồng đi đăng ký kết hôn thì một đôi ra tòa.. Độ tuổi ly hôn dưới 30 chiếm tỉ lệ cao, đã số là các gia đình trẻ. (Chi tiết xem tại đây)
Số vụ ly hôn tăng nhanh những năm gần đây là một thực trạng xã hội cần được nhìn nhận một cách thiết thực.
Bên cạnh ly hôn, các vụ tái hôn và những gia đình chỉ có cha hoặc mẹ,…có thể gây đau khổ lớn lao và một khủng hoảng căn tính nơi người trẻ. (x. Christus vivit #262)
Khủng hoảng căn tính ở người trẻ là một giai đoạn trong quá trình phát triển tâm lý, thường xảy ra trong thời kỳ thiếu niên và đầu tuổi trưởng thành, khi cá nhân phải đối mặt với sự bất định và mâu thuẫn về bản thân, giá trị và vai trò xã hội của mình. Đây là thời kỳ mà người trẻ thường đặt câu hỏi về "Mình là ai?" và "Mình muốn trở thành người như thế nào?".
Ảnh: Ashley Byrd/Unsplash
Khi đề cập tới vấn đề này, Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo cho rằng, không đâu trẻ em được nuôi dạy tốt hơn trong cái nôi văn hóa của đời sống gia đình dựa trên lý tưởng cao quý và những mối liên hệ tốt đẹp. (Docat #116)
Gia đình vẫn là điểm quy chiếu chính yếu cho người trẻ. Con cái trân trọng tình yêu và sự săn sóc của cha mẹ, chúng gán tầm quan trọng cho các mối ràng buộc gia đình, và chung hy vọng khi đến lượt, chúng sẽ thành công trong việc thành lập một gia đình. (x. Christus vivit #262)
Khi xảy ra sự đổ vỡ gia đình, đôi khi người trẻ phải đảm nhận những trách nhiệm không tương xứng với lứa tuổi của mình, và điều này buộc chúng phải trở thành những người lớn trước tuổi. (ibid.)
Chính vì lẽ đó, nhiều người trẻ ái ngại liệu có đáng để lập gia đình hay không, có đáng để trung thành, để quảng đại hay không?
Ảnh: elgassier/Unsplash
Giáo hội thấu hiểu những khó khăn được người trẻ kinh nghiệm trong một gia đình đổ vỡ. Gia đình vẫn luôn là nơi người trẻ tìm thấy những động lực tốt nhất để trưởng thành và tìm thấy những niềm vui lớn nhất để kinh nghiệm và chia sẻ. Đừng để mình bị tước mất một tình yêu rất tuyệt vời. Đừng để mình bị lung lạc bởi những kẻ rủ rê sống theo chủ nghĩa cá nhân phóng túng mà cuối cùng dẫn tới sự cô lập và cô đơn khủng khiếp nhất. (ibid. #263)
Phải làm gì?
Docat 116: Liệu “gia đình” có còn phù hợp với xã hội hiện đại không?
Vẫn còn. Thông thường, trong những xã hội hiện đại, không còn có những niềm xác tín về tôn giáo và luân lý được mọi thành viên cùng chia sẻ. Hơn nữa, thế giới ngày càng trở nên hết sức phức tạp. Mỗi lĩnh vực của thực tại hoạt động theo quy luật riêng của nó. Điều này cũng tác động lên gia đình. Giáo Hội quan tâm đến lợi ích và phẩm giá của mỗi cá nhân. Chính lợi ích và phẩm giá của mỗi người kết nối tất cả các lĩnh vực lại với nhau. Không đâu trẻ em được nuôi dạy tốt hơn trong cái nôi văn hoá của đời sống gia đình dựa trên lý tưởng cao quý và những mối liên hệ tốt đẹp. Ở đây, các cá nhân có thể bày tỏ và học biết rằng thái độ tôn trọng nhau, sự công bằng, việc đối thoại, và tình yêu là quan trọng hơn bất cứ điều gì khác để có thể chung sống hạnh phúc với nhau. Do đó, gia đình không chỉ là một thể chế sáp nhập vào xã hội hiện đại, mà thật sự là trung tâm giúp cho con người được hội nhập vào xã hội mình sống. Gia đình là nguồn cung cấp những điều kiện tiên quyết cần thiết về xã hội và nhân bản cho nhà nước và cho những lĩnh vực khác nhau trong xã hội (ví dụ: kinh tế, chính trị, văn hoá).
Cùng chủ đề