Gia đình: Nơi tôi được yêu thương vô điều kiện

5.00 star(s) 2 Votes
Thành viên
Tham gia
14/1/24
Bài viết
81
Những đứa trẻ không được yêu thương sẽ trưởng thành mà không thể yêu thương”
(Pearl S. Buck (1892-1973) Văn họa sĩ Hoa Kỳ được giải Nobel văn chương)

“Tôi Được Yêu Thương Vô Điều Kiện là trải nghiệm không thể thay thế mà người ta có khi sống trong một gia đình tốt lành”. Một gia đình tốt lành còn được gọi là Tổ Ấm, là Mái ấm. “Những thế hệ khác nhau cùng sống bên nhau và cảm nhận được tình yêu thương, liên đới, sự trân trọng, tậm tâm không nhuốm màu ích kỷ, sự nâng đỡ và công bằng. Mỗi thành viên trong gia đình được những thành viên còn lại nhìn nhận, chấp thuận và tôn trọng, chỉ vì phẩm giá của người ấy, chứ không phải vì người ấy làm gì mới xứng đáng được tôn trọng. Mỗi người đều được yêu thương, chỉ vì người đó thuộc về gia đình” (x.Docat số 115).

Cover_gia đình, nơi tôi được yêu thương vô điều kiện_phailamgi.jpg

Ảnh: Tuanlionsg

Mái ấm gia đình, một khi không còn là cái nôi của sự sống và tình yêu, sẽ là nơi gây ra mọi tổn thương khó lành. Thử xem những đứa trẻ sống và lớn lên trong một gia đình ích kỷ, vô kỷ luật, thiếu những chuẩn mực và không tôn trọng lẫn nhau, khiếm khuyết những nhân đức thiết yếu và thường xuyên xúc phạm đến phẩm giá của nhau, thường bị bạo hành cả về thể lý lẫn tinh thần…, liệu có phát triển bình thường không?

Nếu hôn nhân không xây dựng trong môi trường yêu thương, không sống cho nhau và vì nhau, không biết nhẫn nại, hy sinh và quảng đại tha thứ thì hoa trái sinh ra sẽ là gì? Nếu tình yêu, điều kiện tiên quyết giữ gia đình hạnh phúc bị suy thoái, thảm cảnh sau đó sẽ bi đát biết chừng nào!

Những tiêu chuẩn vật chất ngày càng được đề cao hơn những giá trị tinh thần, kỹ năng cần trang bị cho đời sống hôn nhân bị xem nhẹ, nhân phẩm và đạo đức không còn được trân quý, lòng chân thành và chân thật không được gìn giữ, thì làm sao giữ được lòng chung thủy với nhau? Chỉ những ai yêu thương mới có thể quên mình, chỉ những ai quảng đại mới có thể hy sinh, chỉ những ai biết thứ tha mới có thể kiến tạo bình an và hạnh phúc.

Bình an là giá trị phải được chia sẻ, hạnh phúc là giá trị cần phải góp phần. Cũng như các vật liệu dùng để xây nhà, chúng phải chắc chắn và liên kết chặt chẽ với nhau, thì ngôi nhà mới vững vàng trước những biến động của môi trường, mới bền vững ngang qua những thăng trầm…

Con người ngày nay hình như chỉ thích sống trong những phòng trọ hơn cần những mái ấm, chạy theo lối sống ích kỷ và thói vô trách nhiệm hơn là để mình bị ràng buộc bởi bổn phận và trách nhiệm, thay thế tình yêu bằng tình dục, hôn nhân thành khế ước, thu gọn lời cam kết trong hôn nhân thành những điều khoản như trong bản hợp đồng sống chung, con cái là gánh nặng phiền toái, mất tự do và thiệt hại về kinh tế…

Tương lai của những gia đình sống theo hình thái ấy sẽ đi về đâu? Và con cái họ sinh ra sẽ trở nên thế nào?

Phải làm gì?
Docat 115 Gia đình có gì đặc biệt?

Tôi được yêu thương vô điều kiện: đó là trải nghiệm không thể thay thế mà người ta có khi sống trong một gia đình tốt lành. Những thế hệ khác nhau cùng sống bên nhau và cảm nhận được tình yêu thương, liên đới, thái độ trân trọng, tận tâm không nhuốm màu ích kỷ, sự nâng đỡ và công bằng. Mỗi thành viên trong gia đình được những thành viên còn lại nhìn nhận, chấp thuận, và tôn trọng, chỉ vì phẩm giá của người ấy, chứ không phải vì người ấy phải làm gì mới xứng đáng được trân trọng. Mỗi người đều được yêu thương, chỉ vì người đó thuộc về gia đình. Mỗi người không phải là phương tiện để đạt một mục đích nào đó, nhưng là cùng đích nơi chính mình. Do đó, trong gia đình, nền văn hoá sự sống hình thành, mà ngày nay không còn hiển nhiên. Thường thường hiện nay, vấn đề chính lại là một người có thể làm gì, hay có thể đóng góp được gì (ví dụ, tiền bạc). Người ta thường tập trung trước hết và nhiều nhất vào những thứ vật chất. Kiểu suy nghĩ này thách thức các gia đình và thậm chí còn thường phá hoại gia đình.​
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Thành viên
Tham gia
17/12/23
Bài viết
9
Bình an là giá trị phải được chia sẻ, hạnh phúc là giá trị cần phải góp phần. Cũng như các vật liệu dùng để xây nhà, chúng phải chắc chắn và liên kết chặt chẽ với nhau, thì ngôi nhà mới vững vàng trước những biến động của môi trường, mới bền vững ngang qua những thăng trầm…
Mình thích đoạn này, đúng những tâm tư. Cảm ơn tác giả chia sẻ bài hay. :love:🥰
 
Thành viên
Tham gia
28/12/23
Bài viết
35
Tương lai của những gia đình sống theo hình thái ấy sẽ đi về đâu? Và con cái họ sinh ra sẽ trở nên thế nào?
Đã viết hay, sâu sắc lại còn hỏi bá đạo quá!
Một đứa bé không được cha mẹ yêu thương, lớn lên nó vẫn yêu thương cha mẹ, chỉ là nó sẽ khó yêu thương bản thân nó.
 
Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
1,097
gia đình đúng là nơi yêu thương ta vô điều kiện. Chỉ là đôi lúc không như cái cách mà ta muốn thôi, nhưng không thể chối bỏ tình yêu đó.
 
Phù vân nối phù vân Thời gian cứ xoay vần
Tham gia
29/12/23
Bài viết
242
Làm sao để biết tình yêu mình nhận được là tình yêu vô điều kiện ạ?
 
Cháy lên
Tham gia
28/12/23
Bài viết
93
Một đứa trẻ hư có xứng đáng được yêu không?
 
Thành viên
Tham gia
4/1/24
Bài viết
37
Đã viết hay, sâu sắc lại còn hỏi bá đạo quá!
Một đứa bé không được cha mẹ yêu thương, lớn lên nó vẫn yêu thương cha mẹ, chỉ là nó sẽ khó yêu thương bản thân nó.
Bạn ơi, tôi có kinh nghiệm khác với điều bạn nghĩ.

Tôi đã gặp và đã quan sát rất nhiều trẻ em xuất thân từ một gia đình tan vỡ và không ở với bố mẹ. Chúng thường không được thấm nhuần tình thương vô vị lợi của bố mẹ, và do vậy tự nhiên chúng không có phản ứng đáp trả tình thương ấy. Thực tế là phần đông chúng không thấy thương bố mẹ, đôi khi còn có tâm lý oán trách vì bị bỏ rơi.

Nhưng ngược lại, vì động lực sinh tồn tự nhiên, chúng thường co cụm lại, tìm sự an toàn cho bản thân mình. Cuối cùng, chúng thương bản thân chúng hơn. Có khi trở thành lạnh lùng, tàn nhẫn hoặc tự kỷ.

Vì vậy, trước những hành vi lệch lạc của các bạn trẻ trong xã hội hiện nay, thậm chí phạm luật mà báo chí hay nêu, tôi thường thấy cảm thương hơn là kết án, vì chúng sinh ra vốn không phải như thế, mà phần đông, đó là do xã hội áp vào số phận chúng qua nhiều năm tháng.
 

[LIVE] Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y – Thứ Sáu 9/5 - PHAILAMGI.COM - Vào lúc 11:00 giờ Roma (tức 16:00 giờ Việt Nam) ngày thứ Sáu 9/5/2025, Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ chủ sự Thánh lễ đầu tiên với các Hồng Y tại Nhà nguyện Sistine - Đây là một nghi lễ mang tính biểu tượng sâu sắc, đánh dấu khởi đầu chính thức của triều đại mới. Trong Thánh lễ này, Đức Thánh Cha sẽ cùng các Hồng Y hiệp thông cầu nguyện cho sứ vụ lãnh đạo Hội Thánh hoàn vũ mà Ngài vừa được trao phó.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên