Khi 14 triệu người góp ý sửa Hiến pháp: Một bước tiến của tinh thần tham gia xã hội

Tích cực
Tham gia
22/12/23
Bài viết
186

Theo báo Lao động đưa tin, ngày 24/5/2025, Bộ Tư pháp thông báo đã có khoảng 14 triệu người dân tham gia góp ý kiến cho việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 thông qua ứng dụng VNeID. Đây là một con số đáng chú ý, không chỉ vì tính quy mô, mà còn vì nó cho thấy tinh thần tham gia xã hội của người dân đang được khơi dậy mạnh mẽ trong thời đại số.​


Theo bà Nguyễn Thị Hạnh – Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, những góp ý tập trung vào các nội dung quan trọng như sắp xếp tổ chức chính trị - xã hội, quy định về đơn vị hành chính, quyền chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân… Những vấn đề này không chỉ mang tính kỹ thuật lập pháp mà còn chạm đến nền tảng của cơ chế quyền lực và dân chủ trong xã hội.​

Phailamgi_tham gia sửa đổi hiến pháp_cv.jpg

Đến 13h ngày 24.5, đã có khoảng 14 triệu người dân tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp qua VNeID. Ảnh: Hương Nha (laodong.vn)

Từ góc nhìn của học thuyết xã hội Công giáo, sự kiện này là một ví dụ cụ thể cho thấy việc “tham gia” (participation) không chỉ là quyền, mà còn là trách nhiệm công dân, đặc biệt với các Kitô hữu. DOCAT số 99 nhấn mạnh: "Ngoài và vượt trên quyền bầu cử, các Kitô hữu còn cần phải dấn thân vào xã hội, bất kể sự dấn thân này thực hiện trong nội bộ giáo xứ, một đảng phái chính trị hay một đoàn thể gần gũi."

Đặc biệt, việc 14 triệu người có thể tham gia dễ dàng qua một ứng dụng điện thoại cũng cho thấy công nghệ đang được dùng để thúc đẩy dân chủ, thay vì làm thui chột nó. Và như giáo huấn đã nhấn mạnh, "việc loại trừ các cá nhân ra ngoài là hành vi phủ nhận phẩm giá của họ." Khi người dân được mời gọi và tạo điều kiện để góp ý – dù là một dòng ngắn gọn trên app – thì đó là lúc phẩm giá con người được tôn trọng.​

Phailamgi_tham gia sửa đổi hiến pháp_cv1.jpg

Người dân huyện Tiên Yên tham gia góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013. Ảnh: baoquangninh.vn

Tất nhiên, tham gia không chỉ dừng ở việc nhấn nút “góp ý.” Giáo hội mời gọi chúng ta đào sâu hiểu biết, dấn thân liên đới, và giúp người khác cùng tham gia – bởi một xã hội công bằng không thể được xây dựng chỉ bởi một số người giỏi, mà bởi tất cả mọi người đều cảm thấy mình có phần và có trách nhiệm.

Và nếu một ngày, Hiến pháp nước nhà được viết lại không chỉ bởi các chuyên gia, mà còn bằng tiếng nói của những người dân bình thường, thì đó sẽ là một dấu chỉ rất đẹp – một cộng đồng biết nghe nhau, sửa mình và cùng nhau kiến tạo công bằng xã hội.​

Phải Làm Gì?
Docat 99: Sự tham gia có thể thể hiện như thế nào trong thực tế?
Điều kiện tiên quyết cho sự tham gia thích hợp là nền giáo dục vững chắc và nguồn thông tin lành mạnh. Sự tham gia phải có mức độ đúng đắn, và không bị dùng sai để chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân. Sự tham gia cũng không nên chỉ gồm có mỗi quyền bỏ phiếu bầu cử (GS 30-31; CA 51-52). Về điểm này, học thuyết xã hội của Giáo Hội phê bình gay gắt những chế độ độc tài nhìn bất kỳ sự tham gia nào của công dân cũng chỉ như một mối đe doạ. Ngoài và vượt trên quyền bầu cử, các Kitô hữu còn cần phải dấn thân vào xã hội, bất kể sự dấn thân này thực hiện trong nội bộ giáo xứ, một đảng phái chính trị hay một đoàn thể gần gũi. Giáo dân nên đào luyện để có khả năng chuyên môn trong nhiều vấn đề xã hội và nhờ đó mới có thể cộng tác vào việc định hình cộng đồng địa phương (GS 43). Dĩ nhiên, một Kitô hữu không nên chỉ tham gia vào xã hội với tư cách cá nhân, mà còn nên tạo điều kiện cho những người khác cùng tham gia với mình trong tư cách liên đới nữa. Sự tham gia của tất cả mọi người thật sự là cốt lõi của sự công bằng tham gia – mà sự công bằng tham gia này, đến lượt mình, là yếu tố quyết định của công bằng xã hội nói chung. Việc loại trừ các cá nhân ra ngoài là hành vi phủ nhận phẩm giá của họ, và do đó vi phạm mệnh lệnh phải tôn trọng con người.​
 

Hội thảo loan báo Tin Mừng trong kỷ nguyên AI tại Trung tâm Mục vụ TGP Hà Nội | PhaiLamGi | “Trí tuệ nhân tạo – Cánh cửa mở ra cho công cuộc loan báo Tin Mừng”. Với thao thức cho công cuộc truyền giáo trong thời đại mới, Học viện Thần học Thánh Phê-rô Lê Tuỳ kết hợp với Công ty Tập đoàn Hyperlution tổ chức chương trình hội thảo Loan báo Tin Mừng trong kỷ nguyên công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên