Làm thế nào để cha mẹ đón nhận việc con cái “công khai đồng tính”?

5.00 star(s) 4 Votes
Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
1,097

Gánh nặng tâm lý của việc có nên tiết lộ bản thân là người đồng tính cho bố mẹ biết không, khiến nhiều bạn trẻ rơi vào trầm cảm, thậm chí là từng nghĩ tới tự tử. Vậy phải làm sao để cha mẹ đón nhận điều này?​


phailamgi_công khai đồng tính_cv1.jpg

Ảnh: M. /Unsplash

Tâm sự của một bạn trẻ:

“Mình nhận ra bản thân mình có xu hướng đồng tính ngay từ khi còn đi học. Mình luôn công khai bản thân với tất cả bạn bè và đồng nghiệp, nhưng chỉ trừ duy nhất ba mẹ là mình không dám thể hiện gì. Phần vì mình là con trai một, sợ rằng cha mẹ sẽ sốc, không thể chấp nhận sự thật này. Áp lực khi phải sống không thật với bản thân ở nhà khiến mình luôn căng thẳng, cô đơn, mất kết nối với cha mẹ, giằng xé tâm trạng vì không làm tròn bổn phận làm con.”

Theo các chuyên gia, việc công khai đồng tính với cha mẹ là một cuộc đấu tranh tâm lý rất khó khăn của người đồng tính. Là khởi phát của nhiều vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, hay thậm chí là nghĩ tới việc tự tử.

Cũng theo các chuyên gia nhận định, cuộc khủng hoảng về sức khỏe tâm thần của người đồng tính đang có xu hướng gia tăng, và họ phải chịu nhiều tổn thương hơn so với dân số chung.

Vì thế sự đón nhận, ủng hộ của cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc đẩy lùi nguy cơ các bệnh tâm thần, đặc biệt là ở các bạn đồng tính trẻ.

phailamgi_trầm cảm_01.jpg

Ảnh: Rae Angela/ Unsplash

Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo diễn tả sự thật rằng, con người được dựng nên như một “ngôi vị”, có một phẩm giá bất khả xâm phạm. Và vì là một ngôi vị nên con người có khả năng nhận biết bản thân và suy ngẫm về chính mình, đưa ra những quyết định tự do, và bước vào mối tương quan với những người khác. (x. Docat #47)

Vì thế, bất cứ hành vi nào như kỳ thị, lên án hay bạo lực đối với người đồng tính đều được xem là những hành vi xâm phạm tới phẩm giá con người.

Khi nói về gia đình, Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo cho rằng, được yêu thương vô điều kiện là trải nghiệm không thể thay thế mà người ta có khi sống trong một gia đình tốt lành. Mỗi thành viên trong gia đình cần được những thành viên còn lại nhìn nhận, chấp thuận, và tôn trọng, chỉ vì phẩm giá của người ấy, chứ không phải vì người ấy làm gì mới đáng được tôn trọng. (x. Docat #115)

Thực tế cho thấy, nhiều bạn trẻ đồng tính sau khi “công khai” với cha mẹ thì bị chối bỏ, không chấp nhận, dẫn tới trầm cảm, phải uống thuốc điều trị rối loạn lo âu để có thể sinh hoạt như người bình thường.

Do đó, dẫu biết là khó khăn, các bậc cha mẹ cần kiên nhẫn với bản thân, bình tĩnh tìm cách đối thoại cởi mở và tìm hiểu thêm về giới tính của con. Luôn giữ thái độ tôn trọng, không phân biệt và không nên ép con sống theo những gì chúng không mong muốn, để tránh những tổn thương không đáng có.

Phải làm gì?​

Docat 115: Gia đình có gì đặc biệt?

Tôi được yêu thương vô điều kiện: đó là trải nghiệm không thể thay thế mà người ta có khi sống trong một gia đình tốt lành. Những thế hệ khác nhau cùng sống bên nhau và cảm nhận được tình yêu thương, liên đới, thái độ trân trọng, tận tâm không nhuốm màu ích kỷ, sự nâng đỡ và công bằng. Mỗi thành viên trong gia đình được những thành viên còn lại nhìn nhận, chấp thuận, và tôn trọng, chỉ vì phẩm giá của người ấy, chứ không phải vì người ấy phải làm gì mới xứng đáng được trân trọng. Mỗi người đều được yêu thương, chỉ vì người đó thuộc về gia đình. Mỗi người không phải là phương tiện để đạt một mục đích nào đó, nhưng là cùng đích nơi chính mình. Do đó, trong gia đình, nền văn hoá sự sống hình thành, mà ngày nay không còn hiển nhiên. Thường thường hiện nay, vấn đề chính lại là một người có thể làm gì, hay có thể đóng góp được gì (ví dụ, tiền bạc). Người ta thường tập trung trước hết và nhiều nhất vào những thứ vật chất. Kiểu suy nghĩ này thách thức các gia đình và thậm chí còn thường phá hoại gia đình.​
 

[LIVE] Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y – Thứ Sáu 9/5 - PHAILAMGI.COM - Vào lúc 11:00 giờ Roma (tức 16:00 giờ Việt Nam) ngày thứ Sáu 9/5/2025, Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ chủ sự Thánh lễ đầu tiên với các Hồng Y tại Nhà nguyện Sistine - Đây là một nghi lễ mang tính biểu tượng sâu sắc, đánh dấu khởi đầu chính thức của triều đại mới. Trong Thánh lễ này, Đức Thánh Cha sẽ cùng các Hồng Y hiệp thông cầu nguyện cho sứ vụ lãnh đạo Hội Thánh hoàn vũ mà Ngài vừa được trao phó.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên