Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
1,228

Trong thời gian gần đây, nhiều trường hợp mạo danh các tổ chức, cá nhân trong Giáo hội Công giáo tại Việt Nam đang diễn ra ngày càng tinh vi, đặc biệt trên nền tảng mạng xã hội và website giả mạo. Gần đây nhất, Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng là nạn nhân của hình thức lừa đảo trực tuyến này.​


phailamgi_Lừa đảo giả danh Công giáo lan rộng trên không gian mạng_cv1.jpg


Một trong những vụ việc được ghi nhận gần đây là việc website “Công giáo và sự thật” tại địa chỉ https://cgvst.com đăng bài giới thiệu về Nhà khách La San Đà Lạt với tư cách như chủ sở hữu, kèm đường dẫn đến trang đặt phòng giả mạo tại https://lasan.cgvst.com. Một trang Facebook có tên “Tin Công Giáo 24h” cũng chia sẻ bài viết này, lôi kéo khách truy cập.

Dòng La San Việt Nam đã ra thông báo xác nhận không có bất kỳ website đặt phòng nào ngoài thông tin được cung cấp trên trang chính thức https://lasanvn.org. Nhà khách La San Đà Lạt chỉ nhận đặt phòng qua điện thoại và không yêu cầu chuyển khoản trước. Những ai đã chuyển tiền qua mã QR hoặc đường dẫn nêu trên đều có nguy cơ bị lừa đảo.

phailamgi_Lừa đảo giả danh Công giáo lan rộng trên không gian mạng_1.jpg


Mới đây nhất, văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam ngày 15/7 đã ra thông cáo báo chí, xác nhận một nhóm có tên “Hành hương Công giáo 2025” (facebook.com/giaochuaconggiao2025) đã mạo danh Hội đồng để quảng cáo chương trình hành hương, tuyên bố “Hội đồng Giám mục sẽ hỗ trợ 30% chi phí cho mỗi người tham gia”. Đây là thông tin hoàn toàn sai lệch.

Linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ, Chánh Văn phòng Hội đồng Giám mục, trong thông cáo đã khẳng định không có bất kỳ sự hỗ trợ nào như trên và cảnh báo người dân tuyệt đối không chuyển tiền hoặc đăng ký tham gia qua các kênh không chính thống.

phailamgi_Lừa đảo giả danh Công giáo lan rộng trên không gian mạng.jpg


Đáng báo động hơn, tình trạng giả danh linh mục đang lan rộng trên Facebook - nền tảng được những kẻ này tận dụng mạnh mẽ. Chúng thường tạo các tài khoản mạng xã hội sử dụng hình đại diện mặc phẩm phục linh mục (thường được tạo bằng trí tuệ nhân tạo - AI), sau đó kết bạn với người Công giáo để lừa đảo, bán thuốc chữa bệnh, kêu gọi quyên góp.

Mục tiêu chính của các đối tượng là người cao tuổi hoặc trung niên ít hiểu biết về công nghệ, dễ tin tưởng vào hình ảnh “linh mục” và dễ dàng cung cấp thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền. Đặc biệt, một số giáo dân cho biết họ còn được mời tham gia “buổi giảng Tin Mừng” thông qua các nhóm kín hoặc Zoom, trong đó nội dung giảng dạy hoàn toàn sai lệch với giáo lý Công giáo. Những ai không có nền tảng giáo lý vững vàng rất dễ bị cuốn theo và rơi vào lạc giáo.

Nguy hiểm không kém là các trang fanpage mạo danh Công giáo, với hình ảnh, tên gọi thuần tôn giáo, như trang Người Công giáo... được thiết lập nhằm định hướng dư luận, dẫn dắt người Công giáo đi lạc hướng.

Là một Ki-tô hữu khôn ngoan, chúng ta hãy:​
  • Luôn xác minh danh tính của bất kỳ linh mục hay tổ chức nào qua website chính thức của giáo phận hoặc dòng tu.​
  • Không chia sẻ thông tin cá nhân, số điện thoại, hoặc tài khoản ngân hàng với bất kỳ tài khoản mạng xã hội nào tự xưng là linh mục mà không được xác minh.​
  • Tuyệt đối không chuyển tiền đặt phòng, đăng ký hành hương, hoặc mua thuốc từ các tài khoản không rõ nguồn gốc.​
  • Không tham gia các buổi “giảng đạo” trực tuyến khi chưa rõ nguồn tổ chức hoặc khi phát hiện nội dung sai lệch giáo lý. Hãy báo cáo với cha xứ hoặc giáo phận sở tại.​
Sự thật không thể bảo vệ chính mình nếu thiếu đi sự cộng tác của những con người yêu mến sự thật. Hãy chia sẻ các cảnh báo này đến mọi người, nhất là người cao tuổi, để bảo vệ cộng đồng và gìn giữ sự trong sáng của Hội Thánh.​
 

Sống đạo | Truyền thống

Lời Kinh Hòa Bình

Sáng nay, khi tham dự thánh lễ CN ở Gx Bình Thuận, TGP Saigon tôi được nghe lại bản thánh ca Lời Kinh Hoà Bình (*). Đã nhiều lần nghe bản thánh ca này, nghe như nước đổ lá môn, chẳng đọng lại...

🔥 Sự Sống TỰ PHÁT – Thí Nghiệm THẤT BẠI vẫn Được Dạy Ở Trường | Thuyết Tiến hóa Tập 4

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên