Tích cực
- Tham gia
- 22/12/23
- Bài viết
- 195
- Chủ đề Author
- #1
Thi thoảng, khi đọc những bài viết nói về các linh mục mắc lỗi, tôi hay bắt gặp câu: “Linh mục cũng là con người, cầu nguyện cho các ngài.”
Vâng, đúng là chúng ta cần cầu nguyện cho các ngài, luôn luôn và không ngừng. Nhưng mỗi lần nghe câu “Linh mục cũng là con người,” tôi lại thấy trong lòng có chút băn khoăn, day dứt.
Ảnh: tgpsaigon.net
Phải chăng khi nói như vậy, chúng ta đang vô tình biến lời nhắc nhở trở thành một sự biện minh? Một lập luận kiểu: “Linh mục là con người, con người thì ai cũng có thể mắc lỗi, nên linh mục mắc lỗi cũng… bình thường.” Nếu đi theo logic ấy, phải chăng chúng ta đang hạ thấp ý nghĩa và đòi hỏi cao quý của chức linh mục?
Đúng, linh mục vẫn là con người, vẫn mang thân phận yếu đuối, vẫn cần ơn Chúa và lời cầu nguyện của cộng đoàn. Nhưng linh mục không chỉ dừng lại ở “con người.” Linh mục là người được thánh hiến và sai đi, là “Alter Christus” — một “Đức Kitô khác” giữa trần gian, để trở thành dấu chỉ của tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa.
Chức linh mục không phải là một nghề nghiệp thông thường, cũng không chỉ là một vai trò xã hội. Đó là một ơn gọi, một sứ mạng, một chức thánh. Chính vì linh mục mang trách nhiệm đặc biệt và được trao quyền đặc biệt, nên cộng đoàn có quyền kỳ vọng nơi các ngài một đời sống thánh thiện, một gương sáng.
Ảnh: Shutterstock
Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta được phép kết tội các linh mục khi các ngài vấp ngã. Trái lại, chúng ta vẫn phải thương, vẫn phải nâng đỡ, vẫn phải cầu nguyện. Nhưng đồng thời, chúng ta cũng không nên lơ là việc nhắc nhớ rằng linh mục được kêu gọi nên thánh, được mời gọi sống xứng đáng với chức thánh đã lãnh nhận.
Vì thế, thay vì dừng lại ở câu “Linh mục cũng là con người,” có lẽ chúng ta nên bổ sung: “Linh mục là con người được mời gọi nên giống Đức Kitô mỗi ngày.” Và phần của chúng ta — những tín hữu — là cầu nguyện, yêu thương, nhưng cũng đừng quên nâng đỡ và đồng hành cùng các ngài, để các ngài luôn kiên vững trên con đường nên thánh.
Lần cuối cùng bạn cầu nguyện cho linh mục của giáo xứ mình là khi nào?
Phải Làm Gì?
Docat 324: Người Công giáo có được công khai phê bình Giáo Hội không?
Một lời phê bình xuất phát từ thái độ yêu thương và tìm cách giúp đỡ Giáo Hội trong quá trình hoán cải của Giáo Hội, là điều chính đáng. Thánh Catherine thành Siena, Phanxicô Assisi, Bernard ở Clairvaux, các Giáo hoàng Bênêđictô XVI và Phanxicô đã làm như vậy. Càng đồng hoá sâu hơn với Giáo Hội, càng theo Đức Giêsu cách vô điều kiện, ta càng có thể nhắc nhở Giáo Hội và những viên chức của Giáo Hội một cách sắc bén hơn về Tin Mừng. Những ai phê bình các linh mục và giám mục phải luôn luôn ghi nhớ rằng đó là những người thừa kế lời hứa đặc biệt của Chúa Giêsu: “Ai nghe anh em là nghe Thầy” (Lc 10,16). Đồng thời, một câu Kinh Thánh khác áp dụng cho các vị đó: “Khốn thay những mục tử làm cho đàn chiên Ta chăn dắt phải thất lạc và tan tác!” (Gr 23,1). Người Công giáo không được tự ý bác bỏ giáo huấn có thẩm quyền của Giáo Hội. Tuy nhiên, người tín hữu Công giáo chấp nhận các nguyên tắc cơ bản của Giáo Hội và các thầy dạy có thẩm quyền trong Giáo Hội vẫn có thể tranh luận về một số quan điểm thuộc về cá nhân theo hướng phê bình. Các lập luận mang tính xây dựng đều được chào đón khi chúng có cơ sở khách quan và phù hợp với các giá trị cơ bản cũng như các nguyên tắc nền tảng của giáo huấn Công giáo.
Cùng chủ đề