Nghĩ gì khi thấy trẻ mầm non bị cô giáo đánh, đè lên người?

5.00 star(s) 2 Votes
  • Chủ đề Author

Có lẽ không một con người có lương tâm nào lại không lặng người khi xem clip một trẻ trong độ tuổi mầm non bị cô giáo đánh, đè lên người mặc dù tình trạng những cô giáo mầm non có hành vi “bạo lực” với học sinh có lẽ không phải là hiếm thấy trên các trang báo chí và mạng xã hội ngày nay.




phailamgi_Anh.png

Ảnh: Hình chụp từ Google
Báo VNEXPRESS mô tả sự việc như sau: cô giáo “đè lên người bé trai 4-5 tuổi, bà này đã nhét vật giống thuốc tây vào miệng cháu bé. Trong một video khác, người này dồn đứa trẻ vào góc, đánh, tát dù cậu bé khóc”.

Vì sao trẻ em cần được bảo vệ đặc biệt?

Theo Học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo thì trẻ em cần được kiện toàn và bảo vệ bằng mọi cách, vì “Mỗi đứa trẻ là quà tặng quý giá nhất mà Thiên Chúa dành cho gia đình, cho dân tộc, cho thế giới” (Mẹ Têrêsa). Trẻ em là tương lai của nhân loại”. (DOCAT câu 122).

Trẻ em là đối tượng cần được bảo vệ đặc biệt bởi tính “yếu thế” của đối tượng này, theo DOCAT, “tại nhiều nơi trên thế giới, trẻ em thiếu dịch vụ y tế, chế độ dinh dưỡng hợp lý, nền giáo dục sơ đẳng, hoặc ngay cả nơi sinh sống. Ngoài ra, những hành động ô nhục đối với trẻ em vẫn cứ tiếp diễn: nạn buôn bán trẻ em, lao động trẻ em, hiện tượng “trẻ em đường phố”, việc cưỡng ép trẻ em tham chiến, nạn tảo hôn, và nạn lạm dụng tình dục trẻ em”. (DOCAT câu 122)

Từ thực trạng đó, Giáo hội đã mạnh mẽ khẳng định “Cần phải phát động một chiến dịch mạnh mẽ ở mức độ quốc gia và quốc tế để chống lại các vụ vi phạm phẩm giá trẻ em nam nữ đang diễn ra qua nạn khai thác mãi dâm trẻ em và đủ các dạng bạo lực khác, cũng như để phổ biến thái độ tôn trọng phẩm giá và quyền lợi của mỗi đứa trẻ.” (DOCAT câu 122).
phailamgi_Anh (4).jpg
Ảnh: Canva

Trẻ em cần được an toàn khi đến trường!​

Đó có lẽ là quan điểm chung của toàn xã hội, nó được cụ thể hóa qua nhiều quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thật không may, tình trạng bạo hành tại các cơ sở mầm non vẫn xảy ra, phần nào tạo cảm giác không an toàn cho các gia đình khi gửi trẻ tới học.

Nhắc tới quan điểm này, Giáo hội Công giáo khẳng định “Nền giáo dục của các em cần phải mang tính toàn diện qua sự hợp tác của gia đình với các cơ sở đa dạng khác” vì “nền giáo dục toàn diện như thế nhắm đến mục tiêu đào tạo ra các công dân yêu hoà bình và tuân thủ pháp luật, những người có khả năng đối thoại, gặp gỡ, và liên đới, bằng cách dạy các em thực hành những nhân đức công bằng và yêu thương”. (DOCAT, câu 120)

Nhìn chung, quan điểm của Giáo hội Công giáo về việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh cho trẻ em đề cao sự toàn diện, kết hợp hài hòa giữa giáo dục trí tuệ, đạo đức và đức tin. Mục tiêu hướng đến là giúp trẻ phát triển toàn diện, trở thành những con người có ích cho xã hội và sống theo Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô.​

Phải làm gì?

Docat 122: Tại sao trẻ cần sự bảo vệ đặc biệt?

Trẻ em phải được tạo cho vững mạnh và được bảo vệ bằng mọi cách. ''Con cái là món quà quý nhất của Thiên Chúa ban cho gia đình, cho đất nước, cho thế giới (Mẹ Têrêsa). Trẻ em là tương lai của nhân loại. Tất nhiên chúng cần được giúp đỡ. Hơn nữa, trẻ thường phải lớn lên trong những điều kiện tồi tệ. Ở nhiều nơi trên thế giới, trẻ em thiếu sự chăm sóc y tế, không có được dinh dưỡng thích hợp, không được giáo dục sơ đẳng, hoặc thậm chí không có nơi để sống. Ngoài ra, còn có những vụ bê bối đang tiếp diễn, chẳng hạn như mua bán trẻ em, lao động trẻ em, hiện tượng "trẻ em đường phố", trẻ em bị đưa ra chiến trường, tảo hôn, và lạm dụng (tình dục) trẻ em. Cần phải có chiến dịch quyết định ở cấp quốc gia và quốc tế chống lại những hành vi vi phạm nhân phẩm trẻ em trai và em gái xảy ra bằng các hình thức khai thác tính dục và tất cả mọi hình thức bạo lực, và các chiến dịch ủng hộ việc tôn trọng phẩm giá và các quyền của hết mọi trẻ em.​
 

[LIVE] Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y – Thứ Sáu 9/5 - PHAILAMGI.COM - Vào lúc 11:00 giờ Roma (tức 16:00 giờ Việt Nam) ngày thứ Sáu 9/5/2025, Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ chủ sự Thánh lễ đầu tiên với các Hồng Y tại Nhà nguyện Sistine - Đây là một nghi lễ mang tính biểu tượng sâu sắc, đánh dấu khởi đầu chính thức của triều đại mới. Trong Thánh lễ này, Đức Thánh Cha sẽ cùng các Hồng Y hiệp thông cầu nguyện cho sứ vụ lãnh đạo Hội Thánh hoàn vũ mà Ngài vừa được trao phó.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên