Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 1,097
- Chủ đề Author
- #1
Những năm gần đây, những lớp học đạo lý nổi lên như một nhu cầu, đòi hỏi giải quyết các vấn đề về đạo đức, lối sống, và giá trị sống của con người. Từ đó, sinh ra những “kẻ dạy đời” và cả một “ngành công nghiệp đạo lý”. Vậy, người Công giáo trước “ngành công nghiệp đạo lý” ấy: Phải Làm Gì?
Ảnh: aten.edu.vn
Đạo lý và “kẻ dạy đời”
Đạo lý là một khái niệm triết học, thuộc phạm trù đạo đức, liên quan tới việc xác định những chuẩn mực, những nguyên tắc và những giá trị đúng đắn trong tương tác giữa con người với nhau trong xã hội.
Đạo lý giúp con người biết đâu là những đúng sai, công bằng, bất công,…định hình nên cách con người đối xử với nhau trong xã hội. Mà mục đích là hướng cuộc sống về với cái thiện, về một tình yêu trọn hảo.
Tuy nhiên, việc nhận biết và thực hành các đạo lý không phải là điều dễ dàng. Nó đòi hỏi sự kiên trì, tính tự chủ và tinh thần trách nhiệm của mỗi người. Cũng từ đó mà sinh ra thứ “đạo đức chủ nghĩa” và sinh ra những “kẻ dạy đời”.
“Đạo đức chủ nghĩa” là thái độ luôn câu nệ các hình thức, đặt các nguyên tắc lên trên con người, không nhận ra các giá trị đáng được ưu tiên, ít khi quan tâm đến hoàn cảnh cụ thể, hay có sự cảm thông. Từ thứ “đạo đức chủ nghĩa” này lại sinh ra những “kẻ dạy đời”, chứ không sinh ra những con người đạo đức.
Ảnh: kannis.co.uk
“Người hay nói đạo lý thì thường sống không ra gì”
Đây là câu nói thường thấy để nói về những “kẻ dạy đời”. Những kẻ chỉ biết dùng những lời đạo lý để phục vụ cho những mục đích cá nhân, như kiếm tiền, tìm kiếm danh vọng, sự công nhận, hay chỉ đơn giản là để che đậy những điểm yếu của bản thân. Họ sống dở vì họ chẳng bao giờ thực hành những gì họ nói.
“Kẻ dạy đời” thường cho rằng đạo lý là tuyệt đối. Chính vì thế, họ dễ dàng áp đặt những quy chuẩn của mình lên trên người khác, mà không có bất kì sự tôn trọng nào về sự khác biệt trong xã hội.
Câu nói trên cũng không hề sai khi nói về “kẻ dạy đời”. Ai cũng biết là nói thì dễ hơn làm, đặc biệt trong việc thực hành các đạo lý. Họ dễ dàng chia sẻ với người khác nhưng đối với đời sống cá nhân của họ thì lại không áp dụng.
Ảnh: allbud.com
Gây nên những tổn thương
Vì có nhiều “kẻ dạy đời” như vậy, “ngành công nghiệp đạo lý” cũng đang bị lạm dụng, biến chất, trở thành công cụ đem về lợi nhuận khủng cho một vài cá nhân. Một khóa học đạo lý có thể lên tới hàng chục triệu đồng, nhưng cái người ta nhận lại được chỉ là mới lý thuyết khô cứng, khó thực hiện, cùng với những tổn thất tài chính.
Vậy tôi phải làm gì?
Thay vì mải mê đi tìm kiếm một thứ đạo lý xa vời được truyền tải bởi “kẻ dạy đời”, Giáo hội cung cấp sẵn cho mỗi Ki-tô hữu một “đạo lý xã hội Công giáo” thông qua Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo. Nơi mà mỗi người có thể tìm kiếm được các giá trị đúng đắn, những nguyên tắc nền tảng được đúc kết từ kinh nghiệm hàng ngàn năm trên nền tảng của Tin Mừng.
Tuy nhiên, Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo không chỉ dừng lại ở việc học hỏi, mà cần phải đem ra thực hành. Dẫu biết sẽ gặp những cản trở, những áp lực, xung đột tới từ bên ngoài xã hội.
Chính vì thế, thực hành Giáo huấn không chỉ nằm ở khía cạnh cá nhân, mà còn nằm ở khía cạnh tập thể. Cùng nhau thực hành Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo, để biến xã hội trở thành một nền văn minh của Tình yêu.
Xem thêm:
Phải làm gì?
Docat 84: Những nguyên tắc của giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo là gì?
Giáo huấn xã hội Công giáo có bốn nguyên tắc:
Nguyên tắc phẩm giá của con người (nhân vị) Nguyên tắc công ích Nguyên tắc bổ trợ Nguyên tắc liên đớiVới bốn nguyên tắc này chúng ta có thể hiểu xã hội con người trong tính toàn thể, và xem xét hiện thực này một cách trung thực. Tại sao những nguyên tắc này được áp dụng? Chúng được áp dụng trước tiên, vì chúng hợp lý; kế đó, vì lý trí này được đức tin Kitô giáo soi sáng. Người có niềm tin đều muốn tuân theo mệnh lệnh của Thiên Chúa, đặc biệt là Điều răn cao trọng nhất: Yêu thương Thiên Chúa và tha nhân. Ngày nay, các Kitô hữu đối diện với các loại vấn đề xã hội khác nhau. Với sự hỗ trợ của bốn nguyên tắc giáo huấn xã hội Công giáo, dù gặp vấn đề nào trong mối liên hệ cá nhân hay tập thể, hoặc quốc gia, chúng ta có thể bảo điều gì thật sự nhân đạo, có lợi cho xã hội và công bằng.
Cùng chủ đề