Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 790
- Chủ đề Author
- #1
Ngày nay, khi nói đến công việc, lương thưởng, thời gian làm việc, người trẻ thường hay sử dụng câu “bán mình cho tư bản” trong các cuộc trò chuyện với bạn bè. Đây là một câu nói hài hước nhưng cũng rất thực tế. Vậy Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo nói gì về quan hệ giữa lao động và tư bản?
Nghỉ lễ, nhưng nhiều bạn trẻ vẫn đang miệt mài chạy deadline. Ảnh: phailamgi.com
Thực tế hiện nay cho thấy, rất nhiều người trẻ đang gặp phải tình trạng sáng tới công ty tối về nhà, một ngày làm việc từ 8-10 tiếng đồng hồ, thời gian còn lại chỉ đủ để tắm rửa, ăn uống rồi nghỉ ngơi, ngày hôm sau lại tiếp tục chu kỳ đó, và nó lặp đi lặp lại như một vòng tuần hoàn. Rồi đến ngày thì lãnh lương, cuộc sống của nhiều người trẻ trở nên nhàm chán và căng thẳng.
Chưa kể đến, nhiều người trong số đó lại gặp phải một môi trường làm việc độc hại, sếp hở ra là mắng mắng, đồng nghiệp sân si nói xấu nhau, khiến người trẻ ngày càng thu mình. Và vì có lẽ như vậy mà không ít người cho rằng họ đang bán mình cho tư bản.
Trước tiên, Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo khẳng định rằng, lao động là một nhiệm vụ của con người, là một phần quan trọng trong cuộc sống chúng ta, nhưng không phải mục đích duy nhất của đời ta. (x. TLHT 257)
Bên cạnh đó, lao động và vì con người, chứ không phải con người vì lao động. Điều này có các hệ quả đối với mối quan hệ giữa lao động với tư bản.
Ảnh: Phailamgi.com
“Tư bản” dùng để chỉ các mặt hàng vật chất được sử dụng để sản xuất trong một doanh nghiệp nhất định và các nguồn lực tài chính được sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm hoặc được sử dụng trong thị trường tài chính. (ibid. #276)
Lao động, vì tính nhân vị của nó, vượt trội so với tư bản. Tuy nhiên, chúng phụ thuộc lẫn nhau. Bạn không thể có cái này mà không có cái kia: tư bản không có lao động của con người thì vô dụng; lao động mà không có tư bản thì không hữu hiệu. (ibid. #277)
Nghe thì có vẻ là dễ dàng, nhưng trong thực tế lại khác, giữa lao động và tư bản cũng có những căng thẳng. Khi hoàn cảnh kinh tế có biến động hoặc xã hội thay đổi, có nguy cơ tư bản sẽ bóc lột và tha hóa người lao động. Con người bị tha hóa khi lợi nhuận được xem trọng hơn phẩm giá của họ. (x. ibid. #279)
Bởi, bất cứ khi nào người lao động được xem như một bánh răng vô cảm trong một cái máy, thì phẩm giá của họ đã bị xúc phạm. (ibid. #271)
“Bán mình cho tư bản” không chỉ là một câu nói vui giới trẻ thường hay nói với nhau, mà còn phản ánh một thực thế khá phổ biến. Họ sẵn sàng thỏa hiệp vì đồng lương để duy trì cuộc sống, bất chấp những việc như không được trả xứng đáng với những giá trị mà họ tạo ra, hoặc một môi trường làm việc độc hại.
Phải làm gì?
Docat 136: Có bắt buộc phải làm việc không?
Thiên Chúa tạo nên trái đất và trao lại cho con người như quà tặng quý giá. Thánh Kinh diễn tả lao động như là lời đáp lại đầy lòng biết ơn, và phù hợp của con người trước tặng vật đó. Vì thế, khi con người theo đuổi nghề nghiệp của mình, và ngay cả khi còn chuẩn bị cho công việc tương lai ở độ tuổi đến trường cũng như sau đó trong giai đoạn học việc ở độ tuổi thanh niên, thì đấy không phải chỉ đểmình có khả năng kiếm sống. Qua lao động, con người có được đặc quyền đóng góp phần nào cho sự phát triển tích cực của thế giới. Như vậy, theo cách nào đó, con người được dự phần vào công trình tạo dựng của Thiên Chúa.
Cùng chủ đề