- Chủ đề Author
- #1
Chuyện làm dâu chưa bao giờ là dễ, nhưng càng khó hơn đối với các nàng dâu người Công giáo làm dâu trong các gia đình ngoại giáo. Khó khăn không chỉ vì chuyện "nàng dâu mẹ chồng và các chị em chồng" mà khó nhất chính là hòa hợp để giữ đạo và sống đạo.
Ảnh: simbologia.net
Chị Anna N. T. M. 38 tuổi, sống gần thành phố Thái Bình kể lại câu chuyện gia đình mình. Trước khi lấy chồng chị là một giáo lý viên nhiệt thành tại một xứ đạo bên bờ sông Hồng gần thành phố Nam Định.
Năm 25 tuổi, bất chấp sự ngăn cản của cha mẹ, chị kết hôn với một người ngoại giáo là chồng chị bây giờ, với ý nghĩ đơn giản sẽ từng bước thuyết phục gia đình nhà chồng theo đạo.
Chồng chị, con trai trưởng của một gia đình truyền thống, một người có học, chấp nhận học giáo lý theo đạo, để cưới chị, với ý nghĩ 'làm cho xong thủ tục, còn chuyện đạo nghĩa để tính sau ".
Với ý nghĩ như vậy, cộng với áp lực từ phía gia đình chồng luôn chủ trương "thuyền theo lái, gái theo chồng", chồng chị ngay sau khi lấy chị đã bỏ đạo và khi chị mang thai đứa con đầu lòng, đã nhất quyết không cho chị đi nhà thờ nữa, với lý do ảnh hưởng tới thai kỳ.
Mặc dù buồn và thất vọng, nhưng chị đã vui lòng chấp nhận vì chồng, vì con. Tuy nhiên, theo chị, việc không được đi lễ, đi nhà thờ chỉ là một trong nhiều khó khăn của việc làm dâu trong một gia đình mà xung quanh mình toàn người không có đạo và không phải lúc nào cũng thiện cảm với đạo.
Ảnh: afamuche.com
Có những chuyện tưởng đơn giản như làm dấu trước khi ăn cơm với gia đình nhà chồng chị cũng không dám làm vì sẽ làm cho chị trở nên xa lạ và có thể bị chống đối. Khó nhất là chuẩn bị mâm cơm cúng và tổ chức nghi lễ cúng giỗ tại chùa theo phong tục của người lương. Chị không thể không làm và khi làm thì lại thấy thiếu tự tin và không được thoải mái.
Cách đây mấy năm, do cuộc sống khó khăn, chồng chị lên đường đi xuất khẩu lao động, mẹ chồng bị bệnh, cha chồng gặp tai nạn. Chị một mình chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ chồng, nhờ đó, mẹ chồng hiểu chị và hiểu đạo Công giáo hơn và đã có lần bà giục chị đi lễ để cầu nguyện cho bà.
Chị vui mừng kể lại trong nước mắt hành trình 13 năm làm dâu vất vả trong gia đình chồng để không mất đạo, với ước mong chồng chị trở lại đạo và cha mẹ chồng trước mắt cho phép chị được tự do thờ phượng Chúa.
Ngoài ra, chị cũng ước mong Hội thánh địa phương, qua các hội đoàn, nên quan tâm nhiều hơn tới các gia đình có chồng hoặc vợ là tân tòng hay ngoại giáo, bằng cách thăm viếng, cầu nguyện và đồng hành với họ nhiều hơn.
Chị Anna N. T. M. 38 tuổi, sống gần thành phố Thái Bình kể lại câu chuyện gia đình mình. Trước khi lấy chồng chị là một giáo lý viên nhiệt thành tại một xứ đạo bên bờ sông Hồng gần thành phố Nam Định.
Năm 25 tuổi, bất chấp sự ngăn cản của cha mẹ, chị kết hôn với một người ngoại giáo là chồng chị bây giờ, với ý nghĩ đơn giản sẽ từng bước thuyết phục gia đình nhà chồng theo đạo.
Chồng chị, con trai trưởng của một gia đình truyền thống, một người có học, chấp nhận học giáo lý theo đạo, để cưới chị, với ý nghĩ 'làm cho xong thủ tục, còn chuyện đạo nghĩa để tính sau ".
Với ý nghĩ như vậy, cộng với áp lực từ phía gia đình chồng luôn chủ trương "thuyền theo lái, gái theo chồng", chồng chị ngay sau khi lấy chị đã bỏ đạo và khi chị mang thai đứa con đầu lòng, đã nhất quyết không cho chị đi nhà thờ nữa, với lý do ảnh hưởng tới thai kỳ.
Mặc dù buồn và thất vọng, nhưng chị đã vui lòng chấp nhận vì chồng, vì con. Tuy nhiên, theo chị, việc không được đi lễ, đi nhà thờ chỉ là một trong nhiều khó khăn của việc làm dâu trong một gia đình mà xung quanh mình toàn người không có đạo và không phải lúc nào cũng thiện cảm với đạo.
Ảnh: afamuche.com
Có những chuyện tưởng đơn giản như làm dấu trước khi ăn cơm với gia đình nhà chồng chị cũng không dám làm vì sẽ làm cho chị trở nên xa lạ và có thể bị chống đối. Khó nhất là chuẩn bị mâm cơm cúng và tổ chức nghi lễ cúng giỗ tại chùa theo phong tục của người lương. Chị không thể không làm và khi làm thì lại thấy thiếu tự tin và không được thoải mái.
Cách đây mấy năm, do cuộc sống khó khăn, chồng chị lên đường đi xuất khẩu lao động, mẹ chồng bị bệnh, cha chồng gặp tai nạn. Chị một mình chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ chồng, nhờ đó, mẹ chồng hiểu chị và hiểu đạo Công giáo hơn và đã có lần bà giục chị đi lễ để cầu nguyện cho bà.
Chị vui mừng kể lại trong nước mắt hành trình 13 năm làm dâu vất vả trong gia đình chồng để không mất đạo, với ước mong chồng chị trở lại đạo và cha mẹ chồng trước mắt cho phép chị được tự do thờ phượng Chúa.
Ngoài ra, chị cũng ước mong Hội thánh địa phương, qua các hội đoàn, nên quan tâm nhiều hơn tới các gia đình có chồng hoặc vợ là tân tòng hay ngoại giáo, bằng cách thăm viếng, cầu nguyện và đồng hành với họ nhiều hơn.