Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 1,024
- Chủ đề Author
- #1
Ngay từ những ngày đầu, Giáo hội đã luôn quan tâm đến các vấn đề xã hội, kinh tế và chính trị. Và thông điệp Rerum Novarum đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cách Giáo hội đối thoại với thế giới hiện đại.
Tại sao một văn kiện được ban hành từ năm 1891 lại có sức ảnh hưởng lâu dài đến thế?
Cuộc đối thoại giữa Giáo hội và thế giới hiện đại
Cuối thế kỷ 19, thế giới đứng trước những biến động lớn về kinh tế và xã hội. Chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ nhưng cũng tạo ra nhiều bất công, trong khi chủ nghĩa xã hội ngày càng thu hút sự quan tâm của tầng lớp lao động. Trong bối cảnh đó, Đức Giáo hoàng Lêô XIII đã không chọn đứng ngoài cuộc. Ngài viết Rerum Novarum, một văn kiện mang tính cách mạng, nhằm định hướng một con đường trung dung giữa hai thái cực: một bên là chủ nghĩa tư bản vô độ của giới tư bản, và bên kia là chủ nghĩa tập thể đang trỗi dậy mạnh mẽ.
Thông diếp của Đức Lêô XIII đã trở thành kim chỉ nam thực tế cho một xã hội công bằng hơn. Theo đó, một nền kinh tế không thể vận hành nếu thiếu một hệ thống pháp luật vững chắc, và nền tảng của hệ thống này chính là luật luân lý tự nhiên. Đức Lêô XIII cũng đề cao quyền sở hữu tài sản của mỗi cá nhân – một yếu tố không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà còn phản ánh phẩm giá con người.
Thông diếp của Đức Lêô XIII đã trở thành kim chỉ nam thực tế cho một xã hội công bằng hơn. Theo đó, một nền kinh tế không thể vận hành nếu thiếu một hệ thống pháp luật vững chắc, và nền tảng của hệ thống này chính là luật luân lý tự nhiên. Đức Lêô XIII cũng đề cao quyền sở hữu tài sản của mỗi cá nhân – một yếu tố không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà còn phản ánh phẩm giá con người.
Đức giáo hoàng Lêô XIII. Ảnh: Vatican Media
Công đồng Vaticano II và hơi thở của thế giới mới
Gần một thế kỷ sau Rerum Novarum, Giáo hội tiếp tục chứng kiến những thay đổi lớn trong thế giới hiện đại. Chủ nghĩa thế tục lan rộng, các giá trị truyền thống dần bị thử thách, và Giáo hội cần một cách tiếp cận mới để duy trì ảnh hưởng của mình. Công đồng Vatican II ra đời chính trong bối cảnh ấy, với tinh thần đổi mới nhưng vẫn giữ vững nền tảng giáo lý.
Trong diễn văn khai mạc Công đồng, Đức Giáo hoàng Gioan XXIII nhấn mạnh rằng:
"Điều cần thiết là giáo lý vững chắc này phải được trình bày theo ngôn ngữ của thời đại, để con người có thể hiểu và sống theo."
Các văn kiện như Lumen gentium, Gaudium et spes và Dignitatis humanae đã giúp Giáo hội đi sâu hơn vào đời sống xã hội, đưa ra những câu hỏi thiết thực cho những vẫn đề mà con người hiện đại đang đối mặt.
Trong diễn văn khai mạc Công đồng, Đức Giáo hoàng Gioan XXIII nhấn mạnh rằng:
"Điều cần thiết là giáo lý vững chắc này phải được trình bày theo ngôn ngữ của thời đại, để con người có thể hiểu và sống theo."
Các văn kiện như Lumen gentium, Gaudium et spes và Dignitatis humanae đã giúp Giáo hội đi sâu hơn vào đời sống xã hội, đưa ra những câu hỏi thiết thực cho những vẫn đề mà con người hiện đại đang đối mặt.
Ảnh: jlrodrigues.blogspot.com
Công giáo trong một thế giới đang lung lay
Nhưng có lẽ, chính Thánh Gioan Phaolô II mới là người đã đưa Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo lên một tầm cao mới. Ngài giảng dạy, và sống thực những điều mình rao giảng, khi mạnh mẽ bảo vệ nhân quyền, đấu tranh chống lại chủ nghĩa độc tài và truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên thế giới.
Một khi Giáo hội bước vào thế giới hiện đại, Giáo hội không còn chỉ là người đứng ngoài quan sát mà đã trở thành một phần của cuộc đối thoại. Người ta có thể đặt câu hỏi: điều gì thực sự đáp ứng những khát khao sâu thẳm nhất của con người? Và vào đúng thời điểm thế giới nhận ra rằng không có nền tảng nào vững chắc hơn Thiên Chúa, Giáo hội đã sẵn sàng đưa ra câu trả lời."
Nhìn lại lịch sử, ta thấy rằng mỗi bước ngoặt trong Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo đều
gắn liền với một bối cảnh cụ thể, một câu hỏi cụ thể của thời đại. Nhưng điểm chung xuyên suốt vẫn là một điều: Giáo hội không chỉ lên tiếng mà còn đồng hành, không chỉ giảng dạy mà còn sống động giữa lòng thế giới.
Dù chúng ta đang ở trong thời đại nào, thì câu hỏi về công lý, sự thật và phẩm giá con người vẫn luôn cần một câu trả lời. Và Giáo hội, như một người mẹ khôn ngoan, vẫn không ngừng dẫn dắt ta tìm thấy câu trả lời ấy.
Một khi Giáo hội bước vào thế giới hiện đại, Giáo hội không còn chỉ là người đứng ngoài quan sát mà đã trở thành một phần của cuộc đối thoại. Người ta có thể đặt câu hỏi: điều gì thực sự đáp ứng những khát khao sâu thẳm nhất của con người? Và vào đúng thời điểm thế giới nhận ra rằng không có nền tảng nào vững chắc hơn Thiên Chúa, Giáo hội đã sẵn sàng đưa ra câu trả lời."
Nhìn lại lịch sử, ta thấy rằng mỗi bước ngoặt trong Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo đều
gắn liền với một bối cảnh cụ thể, một câu hỏi cụ thể của thời đại. Nhưng điểm chung xuyên suốt vẫn là một điều: Giáo hội không chỉ lên tiếng mà còn đồng hành, không chỉ giảng dạy mà còn sống động giữa lòng thế giới.
Dù chúng ta đang ở trong thời đại nào, thì câu hỏi về công lý, sự thật và phẩm giá con người vẫn luôn cần một câu trả lời. Và Giáo hội, như một người mẹ khôn ngoan, vẫn không ngừng dẫn dắt ta tìm thấy câu trả lời ấy.
Phải làm gì?
Docat 141: Giáo huấn xã hội của Giáo Hội đã diễn biến như thế nào?
Với sự khai triển giáo huấn xã hội của mình, Giáo Hội cố gắng đáp ứng lại những thách thức về vấn đề của người lao động. Suốt từ giai đoạn đầu của tiến trình công nghiệp hóa ở phương Tây, những nhân vật nổi bật như Giám mục của Mainz ở Đức, Wilhelm von Emmanuel Ketteler (1811-1877) đã phải đương đầu với vấn đề này. Trong thông điệp xã hội đầu tiên, Thông điệp Rerum Novarum (1891), Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã lên án sự phân chia xã hội thành các giai cấp xã hội, đã chỉ trích tiền lương thấp và điều kiện làm việc quá thiếu thốn phổ biến trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, như một tình trạng chống lại nhân phẩm và nhân quyền xã hội. Đức Giáo Hoàng đã yêu cầu rằng những người lao động phải nhận được phần đãi ngộ xứng đáng từ sự thịnh vượng kinh tế đang phát triển và đã cấp bách cảnh báo những nguy cơ về tình trạng xung đột giai cấp.
Cùng chủ đề