"Săn con trai nối dõi tông đường": Nỗi ám ảnh của nhiều gia đình Công giáo!

5.00 star(s) 4 Votes
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
472

Mặc dù ngày nay, tình trạng "trọng nam khinh nữ" không còn nặng nề như trước, nhưng việc mơ ước có một đứa con trai để nối dõi tông đường vẫn là khát khao của hầu hết các gia đình người Việt, kể cả các gia đình Công giáo.


phailamgi_săn con trai nối dõi tông đường_cv1.jpg

Ảnh: frank mckenna/Unsplash

Bi hài chuyện săn tìm con trai

Ông Giuse N. V. H. 70 tuổi, sống tại một giáo xứ thuộc giáo phận Hà Nội. Ông có hai người con gái nay đã gần 50 đều có chồng và con cái đầy đủ nếp tẻ. Không hiểu vì lý do gì và do ai xui khiến, cách đây hai năm, ông nghĩ tới việc nhất quyết phải có thêm một đứa con trai. Vợ còn sống, tuổi đã cao, lại là người Công giáo, nên ông âm thầm chọn giải pháp tìm người đẻ thuê bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Sau hai năm âm thầm thực hiện phi vụ, không thấy kết quả đâu, chỉ thấy người dân kháo nhau, ông bị mất toi khoảng 200 triệu đồng.

Anh Phêrô N. V. P. ngụ tại một giáo xứ ngoại thành, có vợ và hai con gái đáng yêu, gia cảnh giầu có, nhưng anh luôn buồn phiền trăn trở, chỉ mong sao có mụn con trai nối dõi tông đường. Thương chồng, nhưng cũng muốn giữ chồng để các con có cha có mẹ, chị K, vợ anh, đồng ý cho anh kiếm con ngoài luồng.

Trong một lần về quê người bạn chơi, anh được bạn giới thiệu cho một phụ nữ chưa chồng sẵn sàng chỉ đẻ giúp anh. Sau khi ký hợp đồng với một số điều khoản, anh đưa người phụ nữ lên thành phố, thuê nhà sống chung. Một năm sau, một bé trai kháu khỉnh chào đời, từ đó anh không rời con nửa bước. Thời gian ngắn sau, anh bỏ vợ con, chấp nhận sống cuộc hôn nhân bất hợp pháp với người đã đẻ cho anh đứa con nối dõi.

phailamgi_săn con trai nối dõi tông đường_cv2.jpg

Ảnh: Trung Nhan Tran/Unsplash

Những hệ lụy

Trên đây chỉ là hai trong số rất nhiều câu chuyện bi hài liên quan tới việc "săn con nối dõi tông đường" mà hậu quả là gia đình lục đục, dẫn tới tan vỡ.

Trong thực tế, áp lực từ gia đình dòng họ, nhà chồng buộc phải sinh con trai, làm cho nhiều phụ nữ rơi vào tình trạng căng thẳng, trầm cảm, thậm chí mất mạng chỉ vì nỗi khổ mang tên "không biết đẻ".

Ngoài ra, quan niệm phải có con trai nối dõi tông đường buộc nhiều người phải lựa chọn giới tính thai nhi, gây nên tình trạng bất quân bình giới, đe dọa tới sự phát triển bền vững của đất nước. Theo thống kê, đến năm 2034, cả nước sẽ có khoảng 1,5 triệu đàn ông không thể lấy được vợ và sẽ đạt tới 2,5 triệu vào 25 năm sau đó.

Con cái là hồng ân Chúa ban

Thực ra, trong một xã hội theo chế độ phụ hệ, con cái phải lấy họ cha, dù việc "nối dõi tông đường" hoàn toàn chỉ mang yếu tố văn hóa, thì việc mong muốn sinh con trai "nối dõi tông đường" không phải là điều xấu.

Tuy nhiên, mong ước đến mức bất chấp luân thường đạo lý, coi thường sức khỏe người phụ nữ, nhất là sẵn sàng giết bỏ các thai nhi nữ chỉ vì nhu cầu "săn tìm con trai nối dõi tông đường", thì không thể chấp nhận và đáng bị lên án.

Theo đức tin Công giáo, con cái là hồng ân Chúa ban cho gia đình, cho dân tộc và cho thế giới (x. Docat # 122) và là "tác phẩm của Thiên Chúa" (Ep 2, 10).

phailamgi_săn con trai nối dõi tông đường_01.jpg

Ảnh: Thuận Minh/Unsplash

Hơn nữa, "dưới cái nhìn của Chúa, nam và nữ đều có phẩm giá làm người như nhau. Thiên Chúa tạo ra con người cụ thể với nam và nữ… để họ sống vì nhau và cần đến nhau, mà không để giới này thống trị giới kia" (x. Docat # 59).

Do đó, dù gái hay trai, người Công giáo phải vui mừng đón nhận các con như món quà độc nhất, quý giá, và là món quà đẹp nhất mà Thiên Chúa ban tặng cho gia đình.

Điều quan trọng là họ phải cộng tác với Chúa để giáo dục các con nên người. Dù gái hay trai, nếu con cái hư hỏng thì tổ tông cũng không nhờ vả được điều gì!​

Phải làm gì?​

Docat 127: Ước muốn có con cái có phải là một phần của hôn nhân?

Đương nhiên là như vậy. Cũng như hôn nhân là một phần của gia đình, thì gia đình cũng là một phần của đời sống hôn nhân. Cả hai mặt gắn bó với nhau. Để đơn giản, chúng ta có thể nói: “Không thể có gia đình, nếu không có hôn nhân và không thể có hôn nhân nếu không có gia đình”. Hôn nhân đưa tới gia đình, vì hướng đến việc sinh sản, nuôi dạy con cái và sống với con cái. Do đó, các đôi bạn muốn kết hôn, ngay từ lúc khởi đầu đời sống hôn nhân, không được chối từ khả năng sẽ sinh con với nhau. “Anh chị có sẵn sàng yêu thương đón nhận con cái mà Chúa sẽ ban, và giáo dục chúng theo luật của Chúa Kitô và Hội Thánh không?”. Đôi bạn phải trả lời "Thưa có" trước câu hỏi mà vị chủ tế đặt ra. Chỉ lúc đó họ mới có thể giao kết khế ước hôn nhân với nhau.​
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thành viên
Tham gia
28/12/23
Bài viết
35
Không biết các nước khác sao, VN thì hiện tượng này còn kha khá! Nhà mình có ông anh họ, chẳng thiếu gì, chỉ thiếu thằng cu. Hành trình cầu tự đủ kiểu dị đoan mê tín cho đến khoa học các thứ... cuối cùng họ có thằng cu thật! Nhưng lắm chuyện buồn trong họ trong nhà... cũng vì thằng cu ấy, không tiện kể đây.
 
Thành viên
Tham gia
5/2/24
Bài viết
149
Đúng, ông chú nhà tôi 3 em đầu đều là con gái, chẳng năm nào thấy chú vui vẻ mỗi khi họp gia đình cả. Vậy mà mới năm ngoái, đẻ được thằng con trai một cái, vui vẻ xởi lởi hơn hẳn, tiệc tùng hoành tráng, gặp ai cũng tay bắt mặt mừng, tu trí làm ăn xây nhà xây cửa, cứ như một con người mới vậy.
 

[LIVE] Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y – Thứ Sáu 9/5 - PHAILAMGI.COM - Vào lúc 11:00 giờ Roma (tức 16:00 giờ Việt Nam) ngày thứ Sáu 9/5/2025, Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ chủ sự Thánh lễ đầu tiên với các Hồng Y tại Nhà nguyện Sistine - Đây là một nghi lễ mang tính biểu tượng sâu sắc, đánh dấu khởi đầu chính thức của triều đại mới. Trong Thánh lễ này, Đức Thánh Cha sẽ cùng các Hồng Y hiệp thông cầu nguyện cho sứ vụ lãnh đạo Hội Thánh hoàn vũ mà Ngài vừa được trao phó.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên