Thành viên
Tham gia
5/2/24
Bài viết
149

Trong hành trình nuôi dạy con cái, cha mẹ nào cũng luôn kỳ vọng một điều gì đó ở những đứa con của họ. Một mức độ kỳ vọng nhất định có thể trở thành nguồn động viên, giúp trẻ phát huy tiềm năng và đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, kỳ vọng quá cao hoặc quá thấp đều gây ra những hậu quả tiêu cực không mong muốn.​

Vậy, các bậc cha mẹ kỳ vọng bao nhiêu là đủ?​

phailamgi_Sự kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái_cv1.jpg

Ảnh: phailamgi.com

Trước hết, chúng ta cần hiểu rằng, mỗi đứa trẻ là một cá nhân độc lập, có những sở thích, năng lực và khả năng riêng biệt. Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo cũng khẳng định, “mỗi con người là độc nhất, vì được Thiên Chúa muốn họ hiện hữu như một cá thể độc lập không thể lặp đi lặp lại.” (Docat #54)

Điều này có nghĩa là, không thể áp dụng một tiêu chuẩn chung cho tất cả mỗi người. Thay vào đó, cha mẹ hãy khuyến khích sự phát triển cá nhân và đa dạng trong việc chọn mục tiêu và sở thích của con cái.

Điều này cũng được Giáo huấn của Giáo hội mô tả, một con người được hiện hữu như một cái “tôi”, có thể hiểu được mình, tự làm chủ và tự mình quyết định. (x. TLHT #127)

Chỉ khi con người có ý thức và tự do chọn lựa, họ mới có thể hình thành nên những kinh nghiệm sống độc đáo, mà không thể tương đồng với bất cứ ai khác. (x. TLHT #131)

Vì thế, thay vì đặt ra các kỳ vọng cứng nhắc về thành tích học tập hay mức độ thành công trong nghề nghiệp, cha mẹ có thể khuyến khích con cái khám phá nhiều lĩnh vực khác nhau, và phát triển đa dạng những kinh nghiệm sống cần thiết.

phailamgi_Sự kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái_cv2.jpg

Ảnh: phailamgi.com

Việc đặt kỳ vọng quá cao có thể gây nên những trạng thái căng thẳng, lo âu không cần thiết cho con cái. Trong khi đó, nếu đặt kỳ vọng quá thấp lại khiến con có thể bị giảm động lực, tự ti. Khi đó, cha mẹ cần quan sát một cách ân cần, linh hoạt, thấu hiểu những nhu cầu và khả năng của con cái, để đưa ra những gợi ý chọn lựa tốt nhất.

Quyền tự do chọn lựa vẫn nằm ở những đứa con, cha mẹ hãy tôn trọng những quyền đó, và đương nhiên, chúng sẽ phải chịu trách nhiệm cho những chọn lựa của riêng mình. (x. TLHT #131)

Khi con cái cảm nhận được tình yêu thương, sự liên đới, thái độ trân trọng, tận tâm không nhuốm màu ích kỷ, sự nâng đỡ và công bằng trong gia đình, chúng mới có thể tự do phát triển hết mọi thiên hướng năng lực bản thân cách trọn vẹn. (x. Docat #115)​

Phải làm gì?​

Docat 54: Điều gì khiến con người là độc nhất?

Mỗi người là độc nhất, vì được Thiên Chúa muốn họ hiện hữu như một cá thể không thể lặp lại, được hình thành nhờ tình yêu, và được cứu chuộc nhờ một tình yêu còn lớn lao hơn. Điều này cho chúng ta thấy phẩm giá của con người cao quý biết bao, và việc giữ thái độ nghiêm túc và lòng tôn trọng đối với tất cả mọi người quan trọng dường nào. Đòi hỏi trên cũng áp dụng cho các hệ thống chính trị và thể chế. Các hệ thống qua thể chế này không những phải tôn trọng tự do và phẩm giá của con người, mà còn phải góp phần vào sự phát triển toàn diện của mỗi người. Một cộng đồng không được phép loại trừ các cá nhân hay cả nhóm khỏi lộ trình phát triển.​
 
Tích cực
Tham gia
22/12/23
Bài viết
226
Có lẽ không bao giờ là đủ, chỉ là cách họ thể hiện với con cái như nào thôi.
 

[LIVE] Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y – Thứ Sáu 9/5 - PHAILAMGI.COM - Vào lúc 11:00 giờ Roma (tức 16:00 giờ Việt Nam) ngày thứ Sáu 9/5/2025, Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ chủ sự Thánh lễ đầu tiên với các Hồng Y tại Nhà nguyện Sistine - Đây là một nghi lễ mang tính biểu tượng sâu sắc, đánh dấu khởi đầu chính thức của triều đại mới. Trong Thánh lễ này, Đức Thánh Cha sẽ cùng các Hồng Y hiệp thông cầu nguyện cho sứ vụ lãnh đạo Hội Thánh hoàn vũ mà Ngài vừa được trao phó.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên