Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
1,079

Như thông tin đã đưa trước đây, trong cuộc họp báo trên chuyến bay trở về Vatican sau chuyến tông du Đông Nam Á và Châu Đại Dương, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã chỉ trích cả hai ứng viên tổng thống Mỹ. Trong đó, khi chỉ trích ứng viên đảng Cộng hòa, ngài nhấn mạnh rằng việc xua đuổi người di cư là “một tội lỗi” và là một hành động "chống lại sự sống".​


phailamgi_Tại sao xua đuổi người di cư là một hành động chống lại sự sống_cv1.jpg
Ảnh: Getting image
Tính đến cuối năm 2023, số người bị buộc phải di cư trên toàn cầu đã đạt mức kỷ lục, với 117,3 triệu người phải rời bỏ nhà cửa do các cuộc xung đột, bạo lực, vi phạm nhân quyền và các biến cố nghiêm trọng khác. Trong đó, khoảng 43,4 triệu người là người tị nạn, bao gồm 31,6 triệu người dưới sự quản lý của UNHCR và 6 triệu người tị nạn Palestine do UNRWA quản lý. Ngoài ra, có 68,3 triệu người phải di dời nội địa và 6,9 triệu người đang xin tị nạn. (Xem tại đây)

Những con số này làm nổi bật tình trạng khẩn cấp của cuộc khủng hoảng di cư và nhấn mạnh lý do Đức Giáo hoàng đã mạnh mẽ lên án các chính sách chống lại người nhập cư.

phailamgi_Tại sao xua đuổi người di cư là một hành động chống lại sự sống_cv2.jpg
Ảnh: Alamy
Khi nói về những nỗi gian truân của những người di cư, Giáo huấn Xã hội của Giáo hội cho rằng, người di cư là một trong những nạn nhân đầu tiên của nghèo đói và bất ổn. Tại quê nhà, phẩm giá của họ bị chối bỏ, cuộc sống gặp nguy hiểm vì thiếu thốn phương tiện sống cơ bản, chẳng hạn như việc làm và khả năng nuôi sống gia đình. Khi rời bỏ đất nước, họ mang theo hy vọng tìm được một cuộc sống mới, nhưng lại gặp phải rào cản tại những nơi lẽ ra có thể đón nhận họ. (Dignitas infinita #40)

Người di cư thường bị coi là những kẻ ngoài lề xã hội, không được trao quyền tham gia vào đời sống xã hội như những người khác. Dù không ai công khai phủ nhận họ là con người, nhưng cách các quốc gia quyết định và đối xử với người di cư lại ngầm cho thấy sự coi thường đối với phẩm giá và giá trị của họ.

phailamgi_Tại sao xua đuổi người di cư là một hành động chống lại sự sống_1.jpg
Ảnh: dreamstime.com
Đức Giáo hoàng Phanxicô cho biết di cư là một quyền được mô tả trong Kinh thánh và bất cứ ai không tuân theo lời kêu gọi trong Kinh thánh là chào đón người lạ đều đang phạm phải "tội lỗi nghiêm trọng".

Do đó, các cộng đồng quốc tế cần nhìn nhận phẩm giá bất khả xâm phạm của mỗi con người, bất kể nguồn gốc, chủng tộc hay tôn giáo. Việc đón nhận người di cư không chỉ là nghĩa vụ nhân đạo, mà còn là cách để bảo vệ các quyền con người cơ bản. Và việc ngăn cản người di cư tìm kiếm cơ hội sống mới là một hành động bất công và vô nhân đạo.

Mỗi con người đều có phẩm giá và quyền được sống trong môi trường an toàn. Các chính sách bài ngoại chỉ làm tăng thêm chia rẽ và xung đột trong xã hội toàn cầu.

phailamgi_Tại sao xua đuổi người di cư là một hành động chống lại sự sống_2.jpg
Ảnh: Freepik.com
Trong bối cảnh khủng hoảng di cư toàn cầu, các quốc gia giàu có phải chịu trách nhiệm lớn trong việc đón nhận và hỗ trợ người di cư. Việc này không chỉ thể hiện lòng bác ái mà còn củng cố các giá trị nhân đạo và công bằng trong xã hội.​


Phải làm gì?​

Pacem in Terris: Quyền di cư và nhập cư

Mỗi người có quyền tự do di chuyển và cư trú trong phạm vi lãnh thổ quốc gia của mình. Khi có những lý do hợp lý, người đó phải được phép di cư đến nước khác và định cư ở đó (x. Giáo hoàng Piô XII, Thông điệp Lễ Giáng Sinh 1952). Việc một người là cư dân của một nước không thể lấy đi khỏi người ấy quyền là thành viên của gia đình nhân loại, hay quyền công dân trong xã hội hoàn vũ, trong mối liên hệ chung với đồng loại toàn cầu.

Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII, Thông điệp Pacem in Terris (1963), 12​
 
  • Like
Like: .

Từ Thánh Phêrô đến ĐGH Phanxicô | PhaiLamGi | Video tóm lược danh sách các vị Giáo hoàng – từ Thánh Phêrô, người được chính Chúa Giêsu chọn làm đá tảng xây dựng Hội Thánh, cho đến Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã để lại dấu ấn đậm nét bằng đời sống khiêm nhường, gần gũi và những cải tổ mạnh mẽ vì người nghèo và người bên lề. Một hành trình đức tin, một chuỗi kế vị không gián đoạn, thể hiện sự trung thành của Giáo hội với lời hứa của Đức Kitô: "Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Ðá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi." (Mt 16,18)

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên