Thành viên
Tham gia
5/2/24
Bài viết
149

Trong xã hội hiện nay, tiền bạc được coi là một phần quan trọng của cuộc sống. Tiền bạc cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới việc kết hôn, nhưng đồng thời cũng là nguồn gốc của nhiều tranh cãi và căng thẳng.​


phailamgi_Tiền bạc Vấn đề muôn thuở của hôn nhân_cv1.jpg

Ảnh: Phailamgi.com

Một trong những thách thức lớn nhất đối với các cặp vợ chồng là sự bất đồng về cách chi tiêu và quản lý tiền bạc. Mỗi người là một cá thể độc đáo, có những kinh nghiệm và quan điểm khác nhau về tiền bạc, tạo nên sự khác biệt lớn giữa cả hai. Có thể một người muốn tiết kiệm cho tương lai, người lại muốn đầu tư vào những trải nghiệm ngay lập tức. Điều này rất dễ dẫn tới những căng thẳng và xung đột không cần thiết.

Ngoài ra, minh bạch và trung thực tài chính giữa hai vợ chồng cũng là một vấn đề lớn. Việc không chia sẻ đầy đủ, cũng như giấu giếm tình hình tài chính cũng có thể làm suy yếu niềm tin trong mối quan hệ vợ chồng.

Bên cạnh đó, áp lực tài chính cũng gây căng thẳng cho đôi vợ chồng, nhất là các đôi vợ chồng trẻ, mới sinh em bé. Điều này khiến họ khó khăn trong việc chọn lựa và luôn lo lắng không ngừng về tương lai.

Khi nói về tiền bạc, Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo coi tiền là một phương tiện trao đổi, là thước đo giá trị và đồ sự trữ cho tương lai. Bản thân tiền không được trở thành cứu cánh. Vì những ai chạy theo đồng tiền đều trở thành nô lệ của nó. (TLHT #328)

phailamgi_Tiền bạc Vấn đề muôn thuở của hôn nhân_cv2.jpg

Ảnh: Phailamgi.com

Để giải quyết vấn đề căng thẳng tiền bạc trong hôn nhân, đối thoại chính là chìa khóa. Trước và sau khi kết hôn, đôi vợ chồng cần phải dành ra thời gian để thảo luận về tình hình tài chính của cả hai, thiết lập những mục tiêu chung, tạo ngân sách và kế hoạch chi tiêu cùng nhau.

Đồng thời, cần có sự minh bạch và trung thực về các khoản thu nhập của đôi vợ chồng, đây là điều rất quan trọng để duy trì sự tin tưởng.

Cũng cần hiểu lời dạy của Chúa Giê-su: “Anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai cứ để ngày mai lo” (Mt 6, 34). Lo cho bản thân và người khác một cách khôn ngoan là phù hợp với lời dạy của Đức Giê-su. Tuy nhiên, việc quá lo lắng cho tương lai thật không phù hợp với sự phó thác của một người con Thiên Chúa. (GLHTCG #523)

Tóm lại, mặc dù tiền bạc là một vấn đề muôn thuở của hôn nhân, những nó cũng là cơ hội để vợ chồng có thể hiểu nhau và cùng nhau phát triển. Điều quan trọng cần nhớ chính là tình yêu, sự phó thác vào Thiên Chúa, sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Bằng cách đó, đôi vợ chồng có thể cùng nhau vượt qua mọi khó khăn và biến cố trong cuộc đời.​

Phải làm gì?

Rerum Novarum: Đức Giêsu – Người thợ

Đối với những ai không có nhiều của cải, họ được Giáo Hội khuyên rằng trong cái nhìn của Thiên Chúa, nghèo khổ không phải là mối nhục, và không có gì phải hổ thẹn khi lao động kiếm miếng ăn. Điều này được củng cố nơi chính Đức Kitô, Đấng “giàu có vô song, đã trở nên nghèo khó vì chúng ta”; và dù Người là Con Thiên Chúa, và chính Người cũng là Thiên Chúa, đã chọn trở thành con của bác thợ mộc trước mắt người đời – còn hơn thế nữa, đã chẳng ngại trải qua phần lớn đời sống như người thợ mộc.

Giáo hoàng Lêô XIII, Thông điệp Rerum Novarum (1891), 20​
 

[LIVE] Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y – Thứ Sáu 9/5 - PHAILAMGI.COM - Vào lúc 11:00 giờ Roma (tức 16:00 giờ Việt Nam) ngày thứ Sáu 9/5/2025, Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ chủ sự Thánh lễ đầu tiên với các Hồng Y tại Nhà nguyện Sistine - Đây là một nghi lễ mang tính biểu tượng sâu sắc, đánh dấu khởi đầu chính thức của triều đại mới. Trong Thánh lễ này, Đức Thánh Cha sẽ cùng các Hồng Y hiệp thông cầu nguyện cho sứ vụ lãnh đạo Hội Thánh hoàn vũ mà Ngài vừa được trao phó.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên