Từ việc Việt Nam nói báo cáo nhân quyền của EU là sai thực tế, hiểu đúng về quyền con người!

4.70 star(s) 3 Votes
Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
1,228

Ngày 29/5, Cơ quan Đối ngoại Châu Âu (EEAS), đơn vị chuyên trách về chính sách đối ngoại và an ninh của EU đã công bố báo cáo thường niên về dân chủ và nhân quyền trên thế giới, trong đó có nội dung về việc thực thi quyền con người ở Việt Nam. Bộ Ngoại Giao Việt Nam cho rằng báo cáo trên của EU là sai thực tế. Vậy Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo nói gì về quyền con người?​


phailamgi_Từ việc Việt Nam nói báo cáo nhân quyền của EU là sai thực tế, hiểu đúng về quyền co...jpg

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng. Ảnh: BNG/VnEpress

Báo cáo nhân quyền EU cho rằng, tổng quan về tình hình nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam có rất ít bước phát triển tích cực đáng kể vào năm 2023. Trong đó là các vi phạm đến các nhóm xã hội dân sự, tù nhân lương tâm và tự do báo chí. (Chi tiết xem tại link này)

Về phía Việt Nam, Bộ Ngoại Giao cho biết báo cáo nhân quyền của EU đưa ra một số nhận định thiếu khách quan, dựa trên thông tin không chính xác về tình hình Việt Nam.

Cụ thể, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nói trong họp báo ngày 6/6: “Báo cáo thường niên về nhân quyền và dân chủ trên thế giới 2023 của Liên minh châu Âu (EU) đã phản ánh một số thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong bảo vệ quyền con người, nhưng đáng tiếc vẫn đưa ra nhận định thiếu khách quan dựa trên những thông tin sai lệch, không phản ánh đúng tình hình thực tế tại Việt Nam”

Khi nhìn vào sự việc trên, nhiều người cho rằng, Châu Âu hay trước đây là các báo cáo nhân quyền của Mỹ đang áp dụng “tiêu chuẩn kép” về nhân quyền để đánh giá nhân quyền các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Vậy để hiểu đúng về quyền con người, cùng xem Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo nói gì về nhân quyền.

phailamgi_Từ việc Việt Nam nói báo cáo nhân quyền của EU là sai thực tế, hiểu đúng về quyền co...jpg
Ảnh: Yannis H/Unsplash

Theo đó, nhân quyền là lời tuyên bố điều gì thuộc về chúng ta bởi lẽ bản chất của chúng ta là những con người. (Docat #63)

Nhân quyền không phải là một sáng kiến của những chuyên gia pháp lý, cũng không phải là thỏa ước tùy tiện của những chính trị gia có thiện ý. Nhân quyền, đúng ra, là những quyền căn bản được khắc ghi trong bản tính con người. Và là nền tảng cho một đời sống tự do, phẩm giá và bình đẳng. (Docat #64)

Nhân quyền bắt nguồn từ phẩm giá của mỗi con người và mọi con người. Những quyền này là phổ quát, không phụ thuộc vào thời gian hay nơi trốn, nên không thể có cái gọi là nhân quyền kiểu Mỹ, hay nhân quyền kiểu EU, nhân quyền mọi nơi mọi lúc đều là như nhau. Bên cạnh đó, nhân quyền không thể bị xâm phạm, bởi nó được đặt trên nền tảng là phẩm giá bất khả xâm phạm của con người. Cùng với đó, nhân quyền là bất khả nhượng, không ai có quyền trao ban quyền này cho người khác hay từ chối những quyền này. (x. TLHT 153)

Nhân quyền không được ban cho bởi ý chí đơn thuần của con người, bởi chính quyền hoặc nhà nước, nên không ai có thể bị tước đoạt các quyền con người của mình. Trái lại, các cá nhân phải tôn trọng quyền con người của tha nhân, và cơ quan công quyền phải đảm bảo những quyền này. (ibid.)

Nói tóm lại, “Giáo hội dựa vào Phúc Âm đã được ủy thác cho mình mà công bố những quyền của con người” (Hiến chế Vui mừng và Hy vọng #41). Bằng cách thừa nhận các quyền con người, Giáo hội nhìn thấy một cơ hội phi thường để công nhận phẩm giá con người cách hiệu quả hơn và cổ vũ cho nó phổ biến hơn như một đặc điểm được Đấng Tạo Hóa khắc ghi trên mỗi người nam và người nữ.​

Phải làm gì?​

Docat 63: Nhân quyền là gì?

Nhân quyền là lời tuyên bố điều gì thuộc về chúng ta bởi lẽ bản chất của chúng ta là những con người. Các quyền không thể có, nếu như những người khác không bị buộc phải tôn trọng, và điều ràng buộc họ chính là luật pháp. Vì thế, quyền lợi, bổn phận và luật pháp có liên quan mật thiết với nhau. Theo lời Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (Liên Hiệp Quốc, 1948) là “một cột mốc quan trọng trên con đường thăng tiến luân lý của nhân loại” (2 tháng 10, 1979).
 

Sống đạo | Truyền thống

Với người Công giáo: Lạy và Vái như thế nào được xem là đúng?

Nhà giáo nọ, theo đạo ‘thờ kính Ông Bà Tổ Tiên” thường đến Nhà Chúa tham dự thánh lễ, đặc biệt ngày CN và lễ Giáng sinh, Phục sinh. Anh bạn rất quý mến việc ‘thờ cúng Tổ tiên của người CG, đọc kỹ...

🔥 Sự Sống TỰ PHÁT – Thí Nghiệm THẤT BẠI vẫn Được Dạy Ở Trường | Thuyết Tiến hóa Tập 4

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên