Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 1,228
- Chủ đề Author
- #1
Bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam đã tòa bị kết án 3 năm tù với cáo buộc xúc phạm hàng loạt người trong các phiên Livestream (phát trực tiếp). Từ đó, làm sao để tránh “vạ” miệng khi phát ngôn trên mạng xã hội?
Tại phiên xét xử sơ thẩm tối ngày 21/9, bà Nguyễn Phương Hằng và 4 đồng phạm bị truy tố với tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát Nhân dân TP. Hồ Chí Minh, bà Hẳng đã sử dụng các tài khoản mạng xã hội như Facebook, Youtube để tổ chức các buổi livestream, xúc phạm nhiều cá nhân, xâm phạm bí mật đời tư làm ảnh hưởng tới danh dự và uy tín nhiều người.
Các nạn nhân của các buổi livestream đa phần là các ca, nghệ sĩ, người có ảnh hưởng tới công chúng. Điển hình như nghệ sĩ Hoài Linh, vợ chồng danh thủ Công Vinh, Thủy Tiên v.v.
Nội dung các buổi livestream thường để “bốc phốt” người nổi tiếng, lại đúng thời điểm dịch bệnh nên được rất nhiều người đón xem. Đỉnh điểm nhất trong 1 phiên livestream của bà Hẳng, số lượt xem lên tới 225 nghìn người cùng lúc.
Sức ảnh hưởng của bà Hẳng thời điểm đó là rất lớn.
Cũng chính vì thế, khi đang chìm đắm trong sự tung hô của hàng trăm nghìn người ủng hộ, bà Hằng khó có thể tránh được những phát ngôn “vạ” miệng, để rồi hậu quả phải chịu là bản án 3 năm tù.
Từ vụ việc trên, việc phát ngôn trên mạng xã hội khiến nhiều người trở nên dè dặt hơn, để tránh những phiền hà không đáng có. Thậm chí, nhiều người từ chối luôn việc phát ngôn trên mạng xã hội.
Đâu là cách để việc phát ngôn trên mạng xã hội được thoải mái và tránh được việc “vạ” miệng?
“Tự do ngôn luận” và “Tự do biểu đạt” là các quyền con người quan trọng, được công nhận trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân Quyền (UDHR). Quyền này đảm bảo cho một cá nhân hay một cộng đồng quyền tự do nói ra rõ ràng quan điểm và ý kiến của mình mà không sợ bị trả thù, kiểm duyệt, hay trừng phạt pháp lý.
Cụ thể, Điều 19 của UDHR quy định rằng "ai cũng có quyền giữ quan điểm mà không bị can thiệp" và "ai cũng có quyền tự do biểu đạt; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin và ý kiến tất cả các loại, không kể biên giới quốc gia, bất kể bằng lời nói, bằng văn bản hay in ấn, dưới hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác tùy theo sự lựa chọn của họ".
Suy ra, việc phát ngôn trên không gian mạng xã hội là điều hoàn toàn được chấp nhận, được đảm bảo bằng Quyền con người.
Tuy nhiên, tự do của con người là không tuyệt đối do tự bản chất con người là hữu hạn, buộc phải có những thiết lập nhất định. Vì thế, để tránh được việc “vạ” miệng trên mạng xã hội, người phát ngôn cần đảm bảo các điều kiện cản bản sau.
Thứ nhất, phát ngôn với mục đích làm điều tốt. Không thể nói tôi có quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt mà tôi có thể thoải mái nói gì thì nói, dù đó là xúc phạm, vu khống người khác mà không đưa ra được bất cứ minh chứng nào.
Trong vụ việc của bà Hằng, nhiều người cho rằng mục đích của bà là tốt khi đưa ra được nhiều “mặt tối” của vài nghệ sĩ showbiz. Điển hình như việc bà đã chỉ ra được việc nghệ sĩ Hoài Linh chưa giải ngân số tiền 14 tỉ đồng do bà con ủng hộ cho nạn nhân vùng lũ, khiến Hoài Linh phải ngay lập tức giải ngân số tiền đó. Tuy nhiên, các trường hợp bà Hằng chỉ thường chỉ là suy đoán, nằm mơ mà không có căn cứ chứng minh nào.
Thứ hai, phát ngôn luôn phải xét với các quyền con người của người khác. Mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nhân phẩm, danh dự và sức khỏe thể chất cũng như tinh thần. Không nhân danh sự tư do của mình mà xâm phạm đến các quyền con người của người khác dưới bất cứ hình thức nào.
Thứ ba, phát ngôn phải đúng trong điều kiện, hoàn cảnh của mình. Điều này có thể hiểu là, để có thể phát ngôn đúng về một vấn đề, người phát ngôn cần có những hiều biết, kiến thức nhất định và thẩm quyền phát ngôn trong vấn đề đó. Tránh trường hợp nói sai, nói vô căn cứ, gây ảnh hưởng tới người khác.
Như câu nói nổi tiếng của nhà văn người Anh, George Orwell: “Tự do có nghĩa là có quyền phát biểu hai với hai là bốn.”
Khi đảm bảo được các điều kiện căn bản trên, người tham gia mạng xã hội có thể thoải mái phát ngôn mà không sợ “vạ miệng”, thậm chí còn được khuyến khích tham gia biểu đạt để đóng góp cho sự phát triển con người và xã hội.
Tại phiên xét xử sơ thẩm tối ngày 21/9, bà Nguyễn Phương Hằng và 4 đồng phạm bị truy tố với tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát Nhân dân TP. Hồ Chí Minh, bà Hẳng đã sử dụng các tài khoản mạng xã hội như Facebook, Youtube để tổ chức các buổi livestream, xúc phạm nhiều cá nhân, xâm phạm bí mật đời tư làm ảnh hưởng tới danh dự và uy tín nhiều người.
Các nạn nhân của các buổi livestream đa phần là các ca, nghệ sĩ, người có ảnh hưởng tới công chúng. Điển hình như nghệ sĩ Hoài Linh, vợ chồng danh thủ Công Vinh, Thủy Tiên v.v.
Nội dung các buổi livestream thường để “bốc phốt” người nổi tiếng, lại đúng thời điểm dịch bệnh nên được rất nhiều người đón xem. Đỉnh điểm nhất trong 1 phiên livestream của bà Hẳng, số lượt xem lên tới 225 nghìn người cùng lúc.
Sức ảnh hưởng của bà Hẳng thời điểm đó là rất lớn.
Cũng chính vì thế, khi đang chìm đắm trong sự tung hô của hàng trăm nghìn người ủng hộ, bà Hằng khó có thể tránh được những phát ngôn “vạ” miệng, để rồi hậu quả phải chịu là bản án 3 năm tù.
Từ vụ việc trên, việc phát ngôn trên mạng xã hội khiến nhiều người trở nên dè dặt hơn, để tránh những phiền hà không đáng có. Thậm chí, nhiều người từ chối luôn việc phát ngôn trên mạng xã hội.
Đâu là cách để việc phát ngôn trên mạng xã hội được thoải mái và tránh được việc “vạ” miệng?
“Tự do ngôn luận” và “Tự do biểu đạt” là các quyền con người quan trọng, được công nhận trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân Quyền (UDHR). Quyền này đảm bảo cho một cá nhân hay một cộng đồng quyền tự do nói ra rõ ràng quan điểm và ý kiến của mình mà không sợ bị trả thù, kiểm duyệt, hay trừng phạt pháp lý.
Cụ thể, Điều 19 của UDHR quy định rằng "ai cũng có quyền giữ quan điểm mà không bị can thiệp" và "ai cũng có quyền tự do biểu đạt; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin và ý kiến tất cả các loại, không kể biên giới quốc gia, bất kể bằng lời nói, bằng văn bản hay in ấn, dưới hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác tùy theo sự lựa chọn của họ".
Suy ra, việc phát ngôn trên không gian mạng xã hội là điều hoàn toàn được chấp nhận, được đảm bảo bằng Quyền con người.
Tuy nhiên, tự do của con người là không tuyệt đối do tự bản chất con người là hữu hạn, buộc phải có những thiết lập nhất định. Vì thế, để tránh được việc “vạ” miệng trên mạng xã hội, người phát ngôn cần đảm bảo các điều kiện cản bản sau.
Thứ nhất, phát ngôn với mục đích làm điều tốt. Không thể nói tôi có quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt mà tôi có thể thoải mái nói gì thì nói, dù đó là xúc phạm, vu khống người khác mà không đưa ra được bất cứ minh chứng nào.
Trong vụ việc của bà Hằng, nhiều người cho rằng mục đích của bà là tốt khi đưa ra được nhiều “mặt tối” của vài nghệ sĩ showbiz. Điển hình như việc bà đã chỉ ra được việc nghệ sĩ Hoài Linh chưa giải ngân số tiền 14 tỉ đồng do bà con ủng hộ cho nạn nhân vùng lũ, khiến Hoài Linh phải ngay lập tức giải ngân số tiền đó. Tuy nhiên, các trường hợp bà Hằng chỉ thường chỉ là suy đoán, nằm mơ mà không có căn cứ chứng minh nào.
Thứ hai, phát ngôn luôn phải xét với các quyền con người của người khác. Mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nhân phẩm, danh dự và sức khỏe thể chất cũng như tinh thần. Không nhân danh sự tư do của mình mà xâm phạm đến các quyền con người của người khác dưới bất cứ hình thức nào.
Thứ ba, phát ngôn phải đúng trong điều kiện, hoàn cảnh của mình. Điều này có thể hiểu là, để có thể phát ngôn đúng về một vấn đề, người phát ngôn cần có những hiều biết, kiến thức nhất định và thẩm quyền phát ngôn trong vấn đề đó. Tránh trường hợp nói sai, nói vô căn cứ, gây ảnh hưởng tới người khác.
Như câu nói nổi tiếng của nhà văn người Anh, George Orwell: “Tự do có nghĩa là có quyền phát biểu hai với hai là bốn.”
Khi đảm bảo được các điều kiện căn bản trên, người tham gia mạng xã hội có thể thoải mái phát ngôn mà không sợ “vạ miệng”, thậm chí còn được khuyến khích tham gia biểu đạt để đóng góp cho sự phát triển con người và xã hội.
Chỉnh sửa lần cuối:
Cùng chủ đề