Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 1,097
- Chủ đề Author
- #1
Đứng trước tình trạng ly hôn ngày càng gia tăng tại các xứ đạo, ngoài hậu quả là một gia đình tan vỡ, còn là một vết thương lòng hằn sâu vào trong những đứa con. Mặc dù, mỗi đứa trẻ đều có những câu chuyện của riêng mình, nhưng cũng có những điểm chung mà chúng muốn Giáo hội biết.
Ảnh: Chinh Le Duc/Unsplash
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cuộc li hôn của bố mẹ có ảnh hưởng rất lớn tới những đứa trẻ, có thể kể đến như, trẻ em có bố mẹ ly hôn có khả năng lớn lên trong sự khó khăn, có những hành vi trái phép, ít có cơ hội hoàn thành việc học,…
Ngoài ra, việc bố mẹ ly hôn để lại trong những đứa trẻ một ám ảnh tâm lý, chúng luôn tự hỏi “thế nào mới là một gia đình”, để rồi bị ám ảnh về khả năng duy trì các mối quan hệ, sợ hãi việc có khả năng đi lại “vết xe đổ” mà bố mẹ chúng tạo ra. Kể cả sau này, có những đứa trẻ có đầy đủ mọi thứ, chúng vẫn luôn cảm thấy đau buồn về sự chia tay của cha mẹ.
Và đây là một vết thương cụ thể, dù vô hình nhưng cùng cần được nhìn thấy và thừa nhận.
Ngoài ra, việc bố mẹ ly hôn để lại trong những đứa trẻ một ám ảnh tâm lý, chúng luôn tự hỏi “thế nào mới là một gia đình”, để rồi bị ám ảnh về khả năng duy trì các mối quan hệ, sợ hãi việc có khả năng đi lại “vết xe đổ” mà bố mẹ chúng tạo ra. Kể cả sau này, có những đứa trẻ có đầy đủ mọi thứ, chúng vẫn luôn cảm thấy đau buồn về sự chia tay của cha mẹ.
Và đây là một vết thương cụ thể, dù vô hình nhưng cùng cần được nhìn thấy và thừa nhận.
Khi một cuộc đổ vỡ gia đình xảy ra, nó giống như một hòn đá ném xuống mặt nước, tác động của nó sẽ dần lan rộng và ngày càng xa hơn.
Việc cha mẹ ly hôn không phải nỗi đau một lần, mà là điều mà mỗi đứa trẻ sẽ phải đối mặt trong suốt phần đời còn lại. Vì điều này, Giáo hội cần có sự quan tâm, hỗ trợ và thấu hiểu liên tục về mọi tác động từ cuộc ly hôn của cha mẹ lên đứa trẻ. Nhờ đó, đứa trẻ có thể dễ dàng “vượt qua”, xem đó là một chuyện trong quá khứ, hơn là một điều gì đó tiếp tục ảnh hưởng tới hiện tại và tương lai.
Ảnh: Katherine Chase/Unsplash
Việc cha mẹ ly hôn không phải nỗi đau một lần, mà là điều mà mỗi đứa trẻ sẽ phải đối mặt trong suốt phần đời còn lại. Vì điều này, Giáo hội cần có sự quan tâm, hỗ trợ và thấu hiểu liên tục về mọi tác động từ cuộc ly hôn của cha mẹ lên đứa trẻ. Nhờ đó, đứa trẻ có thể dễ dàng “vượt qua”, xem đó là một chuyện trong quá khứ, hơn là một điều gì đó tiếp tục ảnh hưởng tới hiện tại và tương lai.
Ảnh: Katherine Chase/Unsplash
Việc chứng kiến cuộc ly hôn của cha mẹ có thể những đứa trẻ cảm thấy lo lắng và có nỗi sợ về khả năng có một cuộc hôn nhân hạnh phúc và lâu dài.
Một mối quan hệ lâu dài và hạnh phúc là điều mà ai cũng muốn, vì ai cũng hiểu rõ ly hôn đem tới những đau khổ gì. Vì thế, Giáo hội cần có những hướng dẫn, người đồng hành và động viên, cố vấn những thiếu sót, những hành xử sai trái trong chính gia đình, nhằm xây dựng một gia đình vững chắc, lành mạnh, và là hình mẫu của tình yêu.
Một mối quan hệ lâu dài và hạnh phúc là điều mà ai cũng muốn, vì ai cũng hiểu rõ ly hôn đem tới những đau khổ gì. Vì thế, Giáo hội cần có những hướng dẫn, người đồng hành và động viên, cố vấn những thiếu sót, những hành xử sai trái trong chính gia đình, nhằm xây dựng một gia đình vững chắc, lành mạnh, và là hình mẫu của tình yêu.
Ranh giới của sự tha thứ
Tha thứ luôn là điều khó khăn, đặc biệt là với những đứa trẻ với những tổn thương mà lựa chọn của bố mẹ chúng đã gây ra cho chúng. Giáo hội cần có những hướng dẫn cụ thể về sự tha thứ: Nó là gì và không phải là gì?
Với những đứa trẻ bị tổn thương, chúng cần được giúp đỡ để biết cách tha thứ, ngay cả khi người làm tổn thương chúng không biết nói lời xin lỗi.
Việc tha thứ và yêu thương ai đó không có nghĩa là để họ đối xử không tốt với bạn, hay bỏ qua hành động của họ. Vì thế, cần có sự hướng dẫn của Giáo hội về ranh giới lành mạnh trong các mối quan hệ gia đình khó khăn, vì với những đứa trẻ bị tổn thương, thật khó để biết cách điều hướng những mối quan hệ này bằng lòng bác ái Ki-tô giáo đích thực.
Ảnh: Tony Mucci/Unsplash
Với những đứa trẻ bị tổn thương, chúng cần được giúp đỡ để biết cách tha thứ, ngay cả khi người làm tổn thương chúng không biết nói lời xin lỗi.
Việc tha thứ và yêu thương ai đó không có nghĩa là để họ đối xử không tốt với bạn, hay bỏ qua hành động của họ. Vì thế, cần có sự hướng dẫn của Giáo hội về ranh giới lành mạnh trong các mối quan hệ gia đình khó khăn, vì với những đứa trẻ bị tổn thương, thật khó để biết cách điều hướng những mối quan hệ này bằng lòng bác ái Ki-tô giáo đích thực.
Ảnh: Tony Mucci/Unsplash
Vượt qua những vết thương, vì chính những đứa trẻ
Những đứa trẻ có cha mẹ ly hôn đôi khi cảm thấy bị kỳ thị vì không xuất thân từ một “gia đình Công giáo tốt lành”, mà thay vào đó là một gia đình có rất nhiều vấn đề.
Lúc này, Giáo hội cần làm cho những đứa trẻ này hiểu ra rằng, chúng có rất nhiều điều để cống hiến cho Giáo hội và xã hội, không phải vì bất chấp những tổn thương, mà là vì chính chúng. Việc tìm thấy sự chữa lành là một minh chứng to lớn về sức mạnh Phục sinh và niềm vui mà Chúa ban giữa những cơn thử thách.
Đừng chỉ thống kê những đứa trẻ này bằng những con số, nhưng hãy tìm cách đối xử với chúng như những vị thánh đang hình thành, với tiềm năng có thể cống hiến điều gì đó đẹp đẽ cho thế giới, thông qua những tổn thương chúng đang mang.
Lúc này, Giáo hội cần làm cho những đứa trẻ này hiểu ra rằng, chúng có rất nhiều điều để cống hiến cho Giáo hội và xã hội, không phải vì bất chấp những tổn thương, mà là vì chính chúng. Việc tìm thấy sự chữa lành là một minh chứng to lớn về sức mạnh Phục sinh và niềm vui mà Chúa ban giữa những cơn thử thách.
Đừng chỉ thống kê những đứa trẻ này bằng những con số, nhưng hãy tìm cách đối xử với chúng như những vị thánh đang hình thành, với tiềm năng có thể cống hiến điều gì đó đẹp đẽ cho thế giới, thông qua những tổn thương chúng đang mang.
Phải làm gì?
Docat 126: Ta đánh giá các hình thức sống chung khác như thế nào?
Rõ ràng Giáo Hội xem hôn nhân và gia đình là ơn gọi phù hợp với những mong mỏi sâu xa nhất của người nam và người nữ. Về vấn đề này, trong cuộc tranh luận hiện nay, Giáo Hội giữ lập trường kiên định chống lại sự gãy đổ ngày càng gia tăng trong mối liên hệ gần gũi giữa tình dục và mối tương quan liên vị, giữa cảm xúc và trách nhiệm, giữa giao hợp và con cái, giữa sự chung sống và gia đình. Tuy nhiên, với lòng bác ái, Giáo Hội cũng vươn tới những ai sống theo những cách khác, và tìm cơ hội cho những hình thức chung sống ngoài hôn nhân đó một con đường quay về với sự toàn vẹn của ơn gọi hôn nhân.
Cùng chủ đề